Kế hoạch 107/KH-UBND về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2019 và làm cơ sở triển khai thực hiện những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 107/KH-UBND
Ngày ban hành 14/08/2019
Ngày có hiệu lực 14/08/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Trần Hồng Quân
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 107/KH-UBND

Cà Mau, ngày 14 tháng 8 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2019 VÀ LÀM CƠ SỞ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHỮNG NĂM TIẾP THEO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Căn cứ quy định tại Chương V, Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kim soát thủ tục hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2019 và làm cơ sở triển khai thực hiện những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Cà Mau, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính nhằm kịp thi phát hiện, đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định, thủ tục hành chính không cần thiết, không hợp hiến, không hợp pháp, không bảo đảm tính đồng bộ hoặc còn rườm rà, phức tạp, mâu thuẫn, chồng chéo, gây khó khăn, cản trở trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính đối với tổ chức, cá nhân.

b) Kết quả rà soát làm cơ sở tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ quy định, thủ tục hành chính thuộc thm quyn ban hành hoặc xây dựng phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính theo ngành, lĩnh vực kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền (bao gồm kiến nghị các cơ quan Trung ương) xem xét, phê duyệt.

c) Tăng cường các giải pháp thực hiện, đẩy mạnh việc rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính nhằm tiếp tục tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của tổ chức, cá nhân, nâng cao chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; rút ngắn thời gian chờ đợi, giảm thiểu phiền hà, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu chính đáng của người dân và doanh nghiệp.

2. Yêu cầu

a) Tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác triển khai thực hiện kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành, lĩnh vực có phát sinh thủ tục hành chính tại các cấp.

b) Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính phải được tiến hành một cách đồng bộ; sử dụng các biểu mẫu rà soát, đánh giá đúng theo quy định; nội dung rà soát phải bao quát, đy đủ, chính xác, tránh bỏ sót thủ tục hành chính; tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân (chủ quan, khách quan), những khó khăn, hạn chế (nếu có) của từng thủ tục hành chính chưa thật sự cần thiết để làm cơ sở kiến nghị, xây dựng các phương án đơn giản hóa; tổng hợp, tiếp thu ý kiến phản ánh, kiến nghị của công dân, tổ chức và doanh nghiệp trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

c) Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính; nghiên cứu đề xuất thực hiện liên thông thủ tục hành chính cùng cấp và liên thông giữa các cấp chính quyền (từ 20 thủ tục hành chính liên thông cùng cấp trở lên và từ 30 thủ tục hành chính liên thông giữa các cấp chính quyền) trên tất cả các lĩnh vực có phát sinh thủ tục hành chính; đảm bảo có sự phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý.

d) Kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính phải cụ thể, thiết thực, đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu của Kế hoạch đề ra, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính gắn với các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

đ) Rà soát, đánh giá, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh có quy định về thủ tục hành chính cho phù hp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và quy định của pháp luật có liên quan.

e) Đxuất các sáng kiến, các giải pháp hoặc mô hình hay mang lại hiệu quả tích cực trong công tác triển khai nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính để điển hình nhân rộng (nếu có).

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN

1. Về đối tượng, phạm vi rà soát

- Tất cả thủ tục hành chính được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật theo đúng thm quyền được quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố, công khai.

- Thủ tục giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức thuộc thẩm quyền giải quyết của các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác được cơ quan nhà nước cấp trên giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện.

- Các đề xuất, kiến nghị cụ thể của cơ quan, đơn vị có liên quan đến hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh.

2. Phương thức thực hiện rà soát

Các sở, ban, ngành tỉnh là cơ quan chủ trì, đầu mối và chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức rà soát, đánh giá; xây dựng phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý theo ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.

III. NỘI DUNG, PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ, ĐƠN VỊ PHỐI HỢP VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN

1. Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, nhóm thủ tục hành chính năm 2019

a) Các sở, ban, ngành tỉnh chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, nhóm thủ tục hành chính năm 2019 theo nội dung chi tiết tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này.

b) Về rà soát, đánh giá chất lượng dữ liệu thủ tục hành chính nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa thủ tục hành chính được đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia với thủ tục hành chính được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố, công khai tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh và Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện, cấp xã.

- Đơn vị chủ trì: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau.

[...]