ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1063/KH-UBND
|
Lâm
Đồng, ngày 23 tháng 02 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC PHÁP CHẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2022
I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
a) Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ
quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; Thông tư
số 01/2015/TT-BTP ngày 15/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn nghiệp vụ
thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế một cách hiệu
quả, phù hợp với tình hình của địa phương.
b) Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng
cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động pháp chế của các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh, doanh nghiệp nhà nước ở địa phương; thực hiện tốt vai trò
quản lý nhà nước bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa theo quy
định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và Thông tư số 01/2015/TT-BTP.
2. Yêu cầu:
a) Tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị định
số 55/2011/NĐ-CP, Thông tư số 01/2015/TT-BTP và Chương trình, Kế hoạch của Bộ
Tư pháp, các Bộ, ngành có liên quan về công tác pháp chế.
b) Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND tỉnh, doanh nghiệp nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác pháp
chế theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức
pháp chế theo hướng thành lập tổ pháp chế, bố trí công chức pháp chế đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ; tạo điều kiện cho cán bộ, công chức làm công tác pháp chế
tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ về công tác pháp chế
nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng thực hiện công tác pháp chế.
c) Xác định cụ thể nội dung công việc,
tiến độ, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong
việc triển khai thực hiện công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh.
II NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Tiếp tục củng
cố, kiện toàn tổ chức đội ngũ làm công tác pháp chế:
a) Các Sở: Nội vụ; Kế hoạch và Đầu
tư; Tài chính; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông vận
tải; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Thông tin và Truyền thông; Lao động -
Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ;
Giáo dục và Đào tạo; Y tế chủ động thành lập tổ pháp chế, tổ trưởng tổ pháp chế
là lãnh đạo sở; các sở còn lại bố trí từ 02 đến 03 công chức kiêm nhiệm làm
công tác pháp chế đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định
số 55/2011/NĐ-CP.
b) Doanh nghiệp nhà nước ở địa phương
kiện toàn nhân viên làm công tác pháp chế và thực hiện việc đăng tải trên Cổng
thông tin điện tử để các cơ quan, đơn vị được biết.
Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch
Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước ở địa
phương vận dụng tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định số
55/2011/NĐ-CP để phân công nhân viên làm công tác pháp chế.
Cơ quan chủ trì: Các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh; các Doanh nghiệp Nhà nước ở địa phương
Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tư
pháp.
Thời gian thực hiện: Trong năm 2022.
2. Thực hiện
các nhiệm vụ chuyên môn theo quy định:
2.1. Đối với
các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh:
a) Về công tác xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật:
- Phối hợp Sở Tư pháp lập danh mục
văn bản quy định chi tiết theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định số
34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, được sửa đổi, bổ sung tại
khoản 5 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ
và tổ chức thực hiện theo quy định.
- Tham mưu UBND tỉnh trình Thường trực
Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị xây dựng nghị quyết theo quy định tại Điều 111
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, được sửa đổi, bổ sung tại
khoản 32 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật và tham mưu UBND tỉnh xây dựng quyết định quy phạm pháp luật đối
với những vấn đề được giao quy định chi tiết tại Nghị định của Chính phủ, Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng các bộ và các trường hợp
quy định tại Điều 127 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Tham gia xây dựng, soạn thảo, góp ý
đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Cơ quan chủ trì: Các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên
trong năm 2022.
b) Công tác kiểm tra, xử lý văn bản;
rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:
- Thường xuyên rà soát văn bản quy phạm
pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc cơ quan quản lý theo quy định tại
Nghị định số 34/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP; thực hiện việc lấy ý
kiến rà soát và hoàn thiện hồ sơ rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo quy định
tại khoản 1 và khoản 3 Điều 153 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
- Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc
rà soát, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật
hết hiệu lực, ngưng hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 157 Nghị định số
34/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 34 Điều 1 Nghị định số
154/2020/NĐ-CP.
- Tham gia đoàn kiểm tra văn bản theo
chuyên đề, địa bàn, ngành, lĩnh vực theo đề nghị của Sở Tư pháp.
- Xây dựng báo cáo năm công tác kiểm
tra, xử lý văn bản, rà soát, hệ thống hóa văn bản gửi Sở Tư pháp để tổng hợp,
trình UBND tỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 135 và khoản 3 Điều 170 Nghị định
số 34/2016/NĐ-CP.
Cơ quan chủ trì: Các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh.
Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên, định
kỳ trong năm 2022
c) Công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật:
- Căn cứ Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp
luật năm 2022 của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh, thủ trưởng
cơ quan, đơn vị trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước chỉ đạo tổ chức
thực hiện kịp thời và đảm bảo chất lượng.
- Phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng, tổ
chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật của cơ quan.
d) Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp:
Thực hiện đầy đủ, hiệu quả các mục
tiêu, nhiệm vụ theo Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2022 trên
địa bàn tỉnh.
đ) Công tác bồi thường của Nhà nước:
Phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện nhiệm
vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường của nhà nước theo quy định của pháp
luật.
e) Công tác kiểm soát thủ tục hành
chính:
- Thực hiện việc kiểm soát thủ tục hành
chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương theo quy định.
- Xử lý các phản ánh, kiến nghị của
cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý
nhà nước ở địa phương.
Cơ quan chủ trì: Các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh.
Cơ quan phối hợp: Trung tâm phục vụ
hành chính công - Văn phòng UBND tỉnh; các sở, ngành có liên quan.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên
trong năm 2022.
g) Công tác tham mưu các vấn đề pháp
lý và tham gia tố tụng:
Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với
việc xử lý các vấn đề trong phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan; các quy định,
văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có
liên quan tham gia xử lý, đề xuất, kiến nghị các biện pháp phòng ngừa khắc phục
hậu quả các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế theo quy định.
Cơ quan chủ trì: Các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh.
Cơ quan phối hợp: Các cơ quan có liên
quan.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên
trong năm 2022.
h) Công tác theo dõi thi hành pháp luật:
- Thực hiện đầy đủ, hiệu quả các mục
tiêu, nhiệm vụ theo Kế hoạch công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm
2022 trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương theo quy định.
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị
cơ quan có thẩm quyền xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật, kịp thời phát
hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các văn bản có nội dung trái pháp luật, góp phần
tháo gỡ khó khăn, giải quyết kịp thời các nhiệm vụ thường xuyên và các vấn đề
phát sinh trong thực tiễn quản lý.
Cơ quan chủ trì: Các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh.
Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên
trong năm 2022.
2.2. Đối với
các doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh quản lý:
Các doanh nghiệp Nhà nước ở địa
phương căn cứ điều kiện thực tế, tổ chức thực hiện công tác pháp chế theo quy định
tại Điều 7 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.
3. Tổ chức tập huấn,
bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ về công tác pháp chế; hội nghị, hội thảo
trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện công
tác pháp chế:
Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng
nhằm nâng cao kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức làm công
tác pháp chế và liên quan đến công tác pháp chế; tổ chức hội nghị, hội thảo,...
trao đổi, giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện
công tác pháp chế.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh, các doanh nghiệp nhà nước ở địa phương.
Thời gian thực hiện: Quý III, IV năm
2022.
4. Sơ kết, tổng kết,
giao ban công tác pháp chế:
a) Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
tỉnh, doanh nghiệp nhà nước ở địa phương xây dựng báo cáo kết quả công tác pháp
chế, gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tư pháp theo quy định.
b) Tiến hành đánh giá, sơ kết, tổng kết,
giao ban công tác pháp chế năm 2022 trên địa bàn tỉnh.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh, các doanh nghiệp nhà nước ở địa phương.
Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2022.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Trách nhiệm
thực hiện:
a) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với
các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai các hoạt động đúng thời hạn được
nêu trong Kế hoạch.
b) Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
tỉnh, các doanh nghiệp Nhà nước ở địa phương thực hiện các nội dung được phân
công trong kế hoạch; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp và các cơ
quan có liên quan trong việc thực hiện Kế hoạch này.
c) Ngoài các nội dung tại Mục II của
Kế hoạch này, đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước ở địa phương thực hiện
đúng quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, Thông tư số 01/2015/TT-BTP,
Chương trình, Kế hoạch của Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành và các Chương trình, Kế hoạch
khác của tỉnh có liên quan.
2. Kinh phí thực
hiện:
Nguồn kinh phí thực hiện được bố trí
từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác (nếu có).
3. Trách nhiệm
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra:
Sở Tư pháp có trách nhiệm theo dõi,
đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này, định kỳ báo cáo UBND tỉnh kết quả
thực hiện theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện công
tác pháp chế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2022, yêu cầu các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh, các doanh nghiệp nhà nước ở địa phương nghiêm túc triển
khai thực hiện.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế
hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc liên hệ về Sở Tư pháp để hướng dẫn, xử lý./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Pháp chế HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- Các DNNN thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu VT, NC.
|
CHỦ
TỊCH
Trần Văn Hiệp
|