ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1053/KH-UBND
|
Bình Dương, ngày 11 tháng 3 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 111-CTR/TU NGÀY 17/6/2019 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH
ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36-NQ/TW NGÀY 22/10/2018 CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ 8 BAN
CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA XII VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN VIỆT
NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
Thực hiện Chương trình số 111-CTr/TU
ngày 17/6/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày
22/10/2018 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Chiến lược
phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ủy
ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện với những nội dung cụ thể như
sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện
có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình số 111-CTr/TU
ngày 17/6/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày
22/10/2018 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Chiến lược
phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Thông qua thực hiện Kế hoạch, góp
phần tạo ra sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực và hiệu
quả của quản lý Nhà nước, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân
dân vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối
với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình
Dương nói riêng; góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển
bền vững kinh tế của tỉnh gắn với đẩy mạnh phát triển kinh tế biển để hình
thành văn hóa sinh thái biển, chủ động thích ứng đối với biến đổi khí hậu và
ngăn chặn ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường biển; bảo đảm quốc phòng, an
ninh, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại,
góp phần duy trì ổn định môi trường hòa bình.
2. Yêu cầu:
- Các ngành, các cấp, các doanh nghiệp
và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh nhận thức rõ tầm quan trọng, vị trí và
vai trò của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; về phát triển bền
vững kinh tế biển bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của tỉnh và các địa phương có biển;
- Tăng cường liên kết phát triển kinh
tế giữa tỉnh với các địa phương có biển và ven biển; đồng thời kết hợp hài hòa
giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi
ích của địa phương có biển và địa phương không có biển; chủ động bảo vệ môi trường,
ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng chống thiên tai gắn với
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
II. NỘI DUNG, GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Tăng cường
công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững biển, tạo sự đồng
thuận trong xã hội:
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng
nhiều hình thức phong phú, nội dung đa dạng, thiết thực có hiệu quả nhằm tạo sự
chuyển biến trong nhận thức và hành động của toàn bộ hệ thống chính trị và các
tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh về vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của
biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
- Khẳng định chủ trương nhất quán của
Việt nam là duy trì hòa bình, ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế trên biển;
phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức đoàn thể các cấp trong công tác
tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, giám sát và phản biện xã hội việc
thực hiện Nghị quyết.
- Nghiên cứu đưa nội dung về tiềm
năng, vai trò, tầm quan trọng của phát triển kinh tế biển lồng ghép vào các môn
học để giảng dạy cho học sinh, sinh viên trong tất cả các bậc học, cấp học và
đưa vào chương trình đào tạo cán bộ trên địa bàn tỉnh
2. Hoàn thiện cơ
chế chính sách, quy hoạch, kế hoạch và huy động các nguồn lực để đẩy mạnh phát
triển bền vững kinh tế:
- Thực hiện rà soát, bổ sung và xây dựng
mới các quy hoạch, kế hoạch, các cơ chế chính sách thuộc thẩm quyền liên quan đến
phát triển bền vững nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh cho đầu tư
xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và nguồn
nhân lực trên địa bàn tỉnh và trong khu vực trong đó chú trọng các dự án đầu tư
góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế biển.
- Tiếp tục triển khai thực hiện các
hoạt động, nhiệm vụ để thúc đẩy quá trình tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế
theo hướng sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tăng cường đầu tư vào đổi mới
công nghệ nhằm đảm bảo phát triển kinh tế bền vững theo hướng tăng trưởng xanh.
- Nghiên cứu các giải pháp nâng cao
năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, giảm dần tỷ lệ gia công, lắp ráp;
khuyến khích tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các chương trình đổi mới
công nghệ; mở rộng tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp.
- Thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp
gắn với lộ trình thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh,
phát huy hiệu quả các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp
đô thị.
- Tăng cường công tác quy hoạch và tổ
chức thực hiện tốt Quy hoạch phát triển đô thị; huy động các nguồn lực đầu tư
dưới nhiều hình thức phù hợp để xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cấp, cải tạo, chỉnh
trang đô thị gắn với xây dựng thành phố thông minh.
3. Chủ động ứng
phó với biến đổi khí hậu; quản lý, khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo
vệ môi trường, nâng cao khả năng phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
- Đẩy mạnh triển khai thực hiện tốt
các Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030 tầm
nhìn đến 2050 và Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; quản
lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn để thực hiện Chương trình mục tiêu ứng phó
biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn
2020-2025;
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các
cơ chế chính sách, các quy hoạch, kế hoạch về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi
trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng lồng
ghép các quy hoạch ngành như: quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch thăm dò, khai
thác khoáng sản; Quy hoạch tài nguyên nước; quy hoạch môi trường... trong quy
hoạch phát triển chung của tỉnh; xây dựng kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp
huyện, kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2020 - 2025;
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở
dữ liệu, trong đó tích hợp và chia sẻ cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường
trên địa bàn tỉnh với các cấp, các ngành và các địa phương; đẩy mạnh triển khai
thực hiện đề án thành phố thông minh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Ưu tiên nghiên cứu khoa học, công
nghệ đánh giá các nguồn tài nguyên nước mặt, nước ngầm, bảo vệ môi trường,
phòng, chống thiên tai và thích ứng với Biến đổi khí hậu - nước biển dâng;
- Rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch sử
dụng đất, tài nguyên nước và khoáng sản, đồng thời xây dựng chiến lược bảo vệ,
khai thác, sử dụng tài nguyên đất, nước và khoáng sản một cách hiệu quả, thiết
thực, bảo đảm sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bền vững tài nguyên;
- Thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng
trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển
bền vững. Nghiên cứu và triển khai thực hiện thí điểm phát triển mô hình kinh tế
xanh, công nghiệp xanh, đô thị xanh, nông thôn xanh.
- Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự
án cải thiện dòng chảy nhằm đảm bảo dòng chảy, cải thiện chất lượng nước mặt và
nước dưới đất trên địa bàn tỉnh; tập trung đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước
thải cho các đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh;
- Khuyến khích các cơ sở sản xuất,
kinh doanh đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng các công nghệ thân thiện với môi
trường, công nghệ sạch, công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải; di dời các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các khu dân cư và khu đô thị; tăng cường phát
triển nghiên cứu khoa học, công nghệ đánh giá các nguồn tài nguyên nước mặt, nước
ngầm, bảo vệ môi trường phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu
- nước biển dâng
- Tổ chức thực hiện phân loại chất thải
tại nguồn, thúc đẩy tái chế, tái sử dụng chất thải, sản xuất và thu hồi năng lượng
từ chất thải; kế hoạch giảm thiểu và quản lý rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; thực hiện cơ chế phát triển sạch đối với các
ngành ngành chăn nuôi, chế biến mủ cao su, chế biến thực phẩm và xử lý chất thải
rắn sinh hoạt để vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa giảm thiểu phát thải
khí hiệu ứng nhà kính;
- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ
môi trường; thúc đẩy đầu tư xây dựng và sử dụng điện mặt trời và các năng lượng
tái tạo khác; xây dựng, hình thành và phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ môi
trường và tái chế, tái sử dụng chất thải;
- Xây dựng mô hình quản lý, bảo vệ rừng
và sử dụng rừng bền vững dựa vào cộng đồng; quản lý khai thác khu di tích rừng
Kiến An, khu vực núi Cậu, khu di tích lịch sử chiến khu D theo hướng phát triển
cảnh quan và du lịch; triển khai thực hiện đề án xây dựng công viên và trồng
cây xanh theo quy hoạch đô thị Bình Dương, đề án phục hồi, bảo vệ hệ sinh thái
vườn cây ăn trái Lái Thiêu; bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển các loài động
vật hoang dã có xương sống trong danh sách ưu tiên bảo tồn trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra
và xử lý kiên quyết các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
4. Tăng cường hợp
tác, liên kết phát triển kinh tế với các địa phương có biển, vùng biển, ven biển:
- Đẩy mạnh triển khai các dự án trọng
điểm có tính chất lan tỏa và khai thông các điểm nghẽn về giao thông kết nối
Vùng và quốc gia như: Cải tạo, mở rộng QL13, hoàn thành thông suốt Mỹ Phước -
Tân Vạn, Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, đường Vành đai 3 và Vành đai 4...;
- Vận động thu hút các nguồn vốn hỗ
trợ và sự chủ động các doanh nghiệp chủ lực của tỉnh từng bước xây dựng hệ thống
giao thông đường sông gắn với hạ tầng Logistic nhằm nâng cao kết nối vùng, cảng
biển và sân bay quốc tế; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mọi thành phần
kinh tế; phát triển hệ thống đường sắt hướng tới hoàn chỉnh hệ thống giao thông
kết nối vùng và kết nối đến các cảng biển;
- Khuyến khích các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh đẩy mạnh hợp tác, liên doanh, liên kết đầu tư các dự án sản xuất
góp phần phát triển kinh tế biển như chế biến, sản xuất sản phẩm phụ trợ cho
ngành thủy hải sản...;
- Đẩy mạnh các dự án xây dựng khu
công nghiệp, khu dân cư, khu du lịch tại các địa phương ven biển và có biển
như: Bà Rịa Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang; Bình Thuận; Nghệ An;
Quảng Ngãi...;
- Tăng cường hợp tác với các tỉnh
trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn
nước để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó với biến đổi khí hậu.
5. Nâng cao đời sống
nhân dân, xây dựng văn hóa, xã hội gắn bó, thân thiện với biển
Đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp xã hội
hóa trong lĩnh vực văn hóa xã hội; vấn đề bức xúc về giáo dục, y tế, nhà ở, việc
làm, vui chơi giải trí, không để bị động, đối phó; chú trọng việc đầu tư nâng
cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đảm bảo cho người dân được hưởng thụ một
cách đầy đủ nhất, nhanh nhất từ những thành quả phát triển kinh tế mang lại;
huy động các nguồn lực thực hiện tốt các chính sách trợ giúp xã hội, đền ơn đáp
nghĩa, chăm lo các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, đối tượng
xã hội, hộ nghèo; thực hiện công tác giảm nghèo hiệu quả và bền vững theo
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
6. Bảo đảm quốc
phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế
- Tăng cường thực hiện các nhiệm vụ bảo
vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an ninh xã hội ở địa phương; tổ chức tốt
công tác nắm bắt, phân tích, đánh giá dự báo tình hình an ninh tác động đến địa
phương.
- Chủ động phòng ngừa, phát hiện đấu
tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động để
không bị động, bất ngờ; không để xảy ra khủng bố, phá hoại, biểu tình, bạo loạn;
giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường hòa bình, ổn định, phục vụ có hiệu
quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và đối ngoại của địa phương.
- Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; củng cố kiện toàn lực lượng nòng cốt
cơ sở, xây dựng và nhân rộng các mô hình quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật
tự.
- Đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các
tổ chức quốc tế để tranh thủ sự giúp đỡ về kinh nghiệm, trí tuệ, tài chính,
công nghệ và thu hút đầu tư trong phát triển kinh tế - xã hội, ứng phó với biến
đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo
chí, hệ thống đài truyền thanh trên địa bàn tỉnh đổi mới phương thức, nâng cao
chất lượng nhằm tăng cường triển khai thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền
về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan
đến biển, đảo Việt Nam, đặc biệt là thỏa thuận song phương và đa phương giữa Việt
Nam với các quốc gia, tổ chức quốc tế về biển đảo Việt Nam;
- Biên soạn, xuất bản các sản phẩm
cung cấp thông tin, tuyên truyền về biển đảo Việt Nam.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành,
đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; tăng cường kiểm tra,
giám sát, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch của các đơn vị;
- Triển khai thực hiện hiện tốt các Kế
hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến
2050 và Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; quản lý và sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn để thực hiện Chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi
khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2020-2025;
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông, các cơ quan đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố thực hiện các nhiệm vụ; xây dựng chương trình ca múa nhạc có nội dung
ca ngợi truyền thông dựng nước và giữ nước của dân tộc, công cuộc đổi mới, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, về biển đảo.
4. Sở Giao thông Vận tải:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ đơn vị tổ
chức thực hiện Kế hoạch, đặc biệt là các dự án liên quan đến việc khai thông
các điểm nghẽn về giao thông kết nối Vùng và quốc gia như: Cải tạo, mở rộng
QL13, hoàn thành thông suốt Mỹ Phước - Tân Vạn, Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu
Bàng, đường Vành đai 3 và Vành đai 4....
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ đơn vị tổ
chức thực hiện Kế hoạch, đặc biệt là các dự án liên quan đến việc xây dựng khu
công nghiệp, khu dân cư, khu du lịch tại các địa phương ven biển và có biển
như: Bà Rịa Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang; Bình Thuận; Nghệ An;
Quảng Ngãi...;
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ đơn vị tổ
chức thực hiện Kế hoạch, thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với lộ
trình thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh, phát huy hiệu
quả các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị; tổ chức
đánh giá nguồn lợi thủy sản; tổ chức tuần tra, kiểm soát, phát hiện xử lý vi phạm
pháp luật về thủy sản trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý; đẩy mạnh thực hiện
các dự án thuộc lĩnh vực thủy lợi do Ủy ban nhân dân tỉnh phân công.
7. Sở Công thương:
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị,
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về: cơ cấu lại ngành công nghiệp theo
hướng tăng cường phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tăng dần tỷ lệ nội địa
hóa và hàm lượng tri thức, công nghệ giảm dần tỷ lệ gia công lắp ráp trong sản
xuất hàng hóa; khuyến khích các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh
hợp tác, liên doanh, liên kết đầu tư các dự án logistics kết nối với các địa
phương có ven biển, có biển như: Bà Rịa Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Kiên
Giang, Bình Thuận,...; tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình xúc tiến
thương mại theo hướng liên kết phát triển kinh tế với các địa phương có biển,
ven biển nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản của Bình Dương.
8. Các sở, ngành, đơn vị liên
quan:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ đơn vị, phối
hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, tổ chức thực hiện Kế hoạch và báo cáo kết quả
thực hiện đúng quy định.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố:
Căn cứ chức năng nhiệm vụ và tình
hình cụ thể của địa phương, chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch theo
quy định. Trong đó, tập trung làm tốt công tác quản lý nhà nước trên địa bàn và
phối hợp các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông tổ chức
tuyên truyền Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung
ương về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045.
Các sở, ban, ngành, thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách
nhiệm nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai
thực hiện, có khó khăn, vướng mắc hoặc quá thẩm quyền, tổng hợp, báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh.
Nơi nhận:
- Bộ TN&MT (báo
cáo);
- TT TU, TT HĐND (báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- Các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP (Lg, Th), Ch, Tn, TH;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Mai Hùng Dũng
|