Kế hoạch 1043/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Số hiệu 1043/KH-UBND
Ngày ban hành 07/05/2021
Ngày có hiệu lực 07/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cao Bằng
Người ký Nguyễn Bích Ngọc
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1043/KH-UBND

Cao Bằng, ngày 07 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

Thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 (Chương trình), Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình (Kế hoạch) trên địa bàn tỉnh với những nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Quán triệt và phổ biến rộng rãi nội dung Chương trình trong các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động theo hướng sản xuất và tiêu dùng bền vững.

- Từng bước cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp Chương trình đề ra trên địa bàn tỉnh, nhằm quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu; khuyến khích phát triển các nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế; đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng bền vững, tạo việc làm ổn định và việc làm xanh, thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hướng đến phát triển kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021 - 2025

- 100% các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững; xây dựng danh mục các nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng địa phương.

- Phấn đấu giảm từ 5-8% mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu của các ngành sản xuất, như: thép, hóa chất, rượu, nước giải khát, chế biến nông - lâm sản và một số ngành sản xuất khác.

- 100% khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

- Xây dựng, áp dụng 01-02 mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững; phổ biến, nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, các mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

- 100% các siêu thị, trung tâm thương mại phân phối, sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế dần cho sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy; xây dựng, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bền vững; khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, phổ biến nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và địa phương về nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình.

- Tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Cao Bằng, các phương tiện thông tin đại chúng khác về Chương trình nhằm phổ biến đến người dân về sản xuất và tiêu dùng bền vững, đặc biệt là các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh và cung ứng các sản phẩm.

- Tập huấn, phổ biến các nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho đội ngũ cán bộ, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

- Tổ chức cuộc thi, hội thi tìm hiểu nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả... trong các trường trung học, trung cấp, cao đẳng và đại học trên địa bàn.

- Tổ chức học tập kinh nghiệm về triển khai thực hiện Chương trình tại một số tỉnh, thành phố trong nước để học tập kinh nghiệm, nhất là việc triển khai các mô hình về sản xuất sạch hơn, mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững.

2. Tích cực tham gia xây dựng khung pháp lý và nghiên cu cụ thể hóa các cơ chế, chính sách thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững trong điều kin thực tiễn của tỉnh

- Tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là Bộ Công Thương, trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách về sản xuất và tiêu dùng bền vững và áp dụng trong điều kiện thực tiễn của tỉnh khi được ban hành.

- Trên cơ sở các cơ chế, chính sách về sản xuất và tiêu dùng bền vững và cơ chế, chính sách hiện hành của tỉnh, các sở, ngành chủ động tham mưu ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách của tỉnh như chính sách khuyến khích công nghiệp xanh, công nghiệp môi trường, công nghiệp tái chế chất thải; chính sách thúc đẩy đầu tư, sản xuất, phân phối, xuất nhập khẩu sản phẩm, công nghệ thân thiện môi trường; chính sách phát triển các lĩnh vực thương mại quốc tế... để thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững.

3. Tăng cường quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, khuyến khích phát triển nhiên liệu, nguyên vật liệu thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sinh; giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải

- Triển khai các đề án hỗ trợ nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, giảm thiểu, tái chế và sử dụng chất thải; Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trực tiếp tham gia vào các đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, hỗ trợ kinh phí hoạt động sáng tạo, cải tiến công nghệ, thiết bị, quy trình sản xuất giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, giảm phát sinh chất thải.

- Tiếp tục thu hút các dự án sản xuất năng lượng tái tạo, dự án xử lý tro, xỉ nhà máy nhiệt điện, xử lý các loại xỉ từ quá trình luyện thép góp phần làm giảm phát thải ra môi trường; phát triển các dự án điện năng lượng mặt trời tại các doanh nghiệp và hộ gia đình trên địa bàn tỉnh để phục vụ sản xuất và sinh hoạt, nhằm giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

- Khuyến khích sử dụng các nhiên liệu, nguyên vật liệu có thể tái tạo, tái sinh; ứng dụng các công nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi trường và loại bỏ theo lộ trình các công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu, gây ô nhiễm môi trường. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với nhập khẩu công nghệ, thiết bị máy móc đã qua sử dụng, nhập khẩu nguyên liệu, phế liệu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích áp dụng các mô hình thu hồi, tái sử dụng và tái chế chất thải như sử dụng xỉ gang, xỉ thép trong hoàn nguyên tại các nhà máy sản xuất, san lấp mặt bằng trong các công trình xây dựng, làm nền móng đường trong các công trình giao thông... và các mô hình khác để sản xuất và sử dụng bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và năng lượng tái tạo cho các ngành công nghiệp. Đẩy mạnh thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng, xử lý, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm nhựa, các chất khó phân hủy.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ