Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2018 về triển khai phương pháp đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2018-2020

Số hiệu 104/KH-UBND
Ngày ban hành 06/06/2018
Ngày có hiệu lực 06/06/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Lê Thị Minh Phụng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 104/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 06 tháng 6 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN, TỔ CHỨC ĐỐI VỚI SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (SIPAS) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG, GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 -2020;

Căn cứ Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 2640/QĐ-BNV ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2017 - 2020;

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang xây dựng kế hoạch đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2018 - 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Nhằm đánh giá một cách khoa học và khách quan chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công và năng lực, đạo đức của công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp.

- Qua triển khai phương pháp đo lường, công bố chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với cơ quan hành chính nhà nước các cấp; đề ra các giải pháp cải thiện chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính và nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ tổ chức, công dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

2. Yêu cầu:

- Việc triển khai phương pháp đo lường phải bảo đảm tính trung thực, khách quan, dân chủ, minh bạch; phản ánh đúng thực tế hoạt động, làm rõ ưu điểm và hạn chế của hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công.

- Bộ câu hỏi khảo sát phù hợp với hệ thống tiêu chí đánh giá, dễ hiểu, dễ trả lời, phù hợp với trình độ dân trí.

- Kết quả đo lường phải giúp cơ quan hành chính nhà nước các cấp xác định được nhu cầu, nguyện vọng của người dân, tổ chức để có các giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Phạm vi: Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

2. Đối tượng: Đối tượng áp dụng là cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Chọn dịch vụ khảo sát

Là những dịch vụ phổ biến được nhiều người dân và tổ chức đã tham gia thực hiện hàng năm. Trong năm 2018 và những năm tiếp theo cấp huyện và cấp xã mỗi cấp chọn 03 dịch vụ.

2. Xác định đối tượng và quy mô mẫu điều tra (cỡ mẫu)

- Đối tượng điều tra xã hội học: Những người dân, tổ chức đã giải quyết thủ tục hành chính (đã hoàn thành và nhận kết quả) ở 06 lĩnh vực dịch vụ hành chính đã được chọn tại Điểm 1, Mục III Kế hoạch này.

- Quy mô mẫu điều tra được xác định trên cơ sở tổng số giao dịch của dịch vụ hành chính được lựa chọn và tính toán theo công thức sau:

Xác định cỡ mẫu điều tra xã hội học đối với từng cơ quan được chọn điều tra xã hội học theo công thức:

Trong đó:

+ n: Cỡ mẫu điều tra xã hội học.

+ N: Tổng thể chung.

[...]