Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 07/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 07/KH-UBND
Ngày ban hành 11/01/2022
Ngày có hiệu lực 11/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Trần Văn Dũng
Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/KH-UBND

Tiền Giang, ngày 11 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 và Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi là Kế hoạch) với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược sở hữu trí tuệ (SHTT) và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ (TSTT) giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Phân công nhiệm vụ và phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý SHTT trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các mục tiêu và nội dung của Chiến lược SHTT và Chương trình phát triển TSTT

2. Yêu cầu

Thực hiện lồng ghép Chiến lược SHTT và Chương trình phát triển TSTT với các nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình quốc gia, Chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và phù hợp với định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ, quản lý, khai thác và phát triển SHTT đối với quyền sở hữu công nghiệp; quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền đối với giống cây trồng.

Các cơ quan, đơn vị có liên quan chủ động xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch, triển khai các nội dung của Kế hoạch trong các chương trình, kế hoạch của các ngành, đơn vị và địa phương.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đưa SHTT trở thành công cụ quan trọng nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

Đáp ứng kịp thời yêu cầu của các tổ chức, cá nhân về tạo lập, quản lý, khai thác, phát triển và bảo vệ giá trị tài sản cho các đối tượng: quyền sở hữu công nghiệp; quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền đối với giống cây trồng. Trong đó, ưu tiên quyền sở hữu công nghiệp cho các ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đến năm 2025

a) Tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức về tạo lập, quản lý, khai thác, phát triển và bảo vệ TSTT.

- Tổ chức từ 06 đến 08 lớp tập huấn cơ bản về SHTT (từ 20 đến 30 học viên/lớp) cho cơ quan quản lý nhà nước về SHTT; cơ quan thực thi quyền SHTT; viện nghiên cứu; trường đại học, cao đẳng; tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh;

- Thực hiện ít nhất 04 chuyên mục tuyên truyền về SHTT trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Biên soạn bài viết về SHTT trên Tập san khoa học và công nghệ Tiền Giang; Cổng thông tin điện tử tỉnh và Sở Khoa học và Công nghệ; Báo Ấp Bắc; các kênh thông tin của ngành khoa học và công nghệ, trên mạng xã hội và một số phương tiện thông tin đại chúng khác.

b) Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền SHTT.

- Ít nhất 03 sáng chế/giải pháp hữu ích; 06 kiểu dáng công nghiệp; 02 giống cây trồng; 20 quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả trên địa bàn tỉnh được đăng ký bảo hộ;

- Trên 200 nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân được đăng ký nhãn hiệu (trong đó, tối thiểu 40% các ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; sản phẩm thuộc OCOP được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển TSTT, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi bảo hộ);

- 01 nhãn hiệu (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu của sản phẩm gắn OCOP) đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài;

- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền SHTT cho các kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo của các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.

2.2. Đến năm 2030

a) Tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức về tạo lập, quản lý, khai thác, phát triển và bảo vệ TSTT.

- Tổ chức từ 08 đến 10 lớp tập huấn từ cơ bản đến nâng cao về SHTT (từ 20 đến 30 học viên/lớp) cho cơ quan quản lý nhà nước về SHTT; cơ quan thực thi quyền SHTT; viện nghiên cứu; trường đại học, cao đẳng; tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh;

- Thực hiện ít nhất 05 chuyên mục tuyên truyền về SHTT trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;

[...]