Kế hoạch 10157/KH-UBND năm 2012 thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Số hiệu | 10157/KH-UBND |
Ngày ban hành | 30/11/2012 |
Ngày có hiệu lực | 30/11/2012 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký | Văn Hữu Chiến |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Vi phạm hành chính |
UỶ BAN
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10157 /KH-UBND |
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 11 năm 2012 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Thực hiện Quyết định số 2740/QĐ-BTP ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc triển khai Luật xử lý vi phạm hành chính, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng xây dựng Kế hoạch thực hiện với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Tổ chức tốt việc phổ biến Luật Xử lý vi phạm hành chính đến các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức; làm tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xử lý vi phạm hành chính.
b) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trong việc trao đổi, cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; kiện toàn tổ chức, biên chế bảo đảm triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả việc quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố.
2. Yêu cầu
a) Xác định cụ thể nội dung công việc, bảo đảm tiến độ, chất lượng, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính.
b) Trong quá trình thực hiện, phải bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan, kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện để bảo đảm tiến độ triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
a) Tổ chức phổ biến Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành với nội dung và các hình thức phổ biến pháp luật phù hợp với từng đối tượng cụ thể để bảo đảm công tác phổ biến đem lại hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của nhân dân và nhất là đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xử lý vi phạm hành chính.
b) Biên soạn tài liệu phục vụ công tác phổ biến Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.
c) Phân công thực hiện:
- Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Ủy ban nhân dân các xã, phường có trách nhiệm triển khai thực hiện hoặc phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức phổ biến Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành; trong đó tập trung mở các đợt cao điểm và thường xuyên để phổ biến sâu rộng về nội dung pháp luật xử lý vi phạm hành chính đến cán bộ, công chức và nhân dân.
- Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình ở địa phương phổ biến Luật Xử lý vi phạm hành chính trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đề nghị Tòa án nhân dân thành phố, Viện kiểm sát nhân dân thành phố tổ chức phổ biến, quán triệt những nội dung của Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật cho cán bộ trong ngành mình, nhất là cán bộ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thẩm quyền xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính để bảo đảm việc chấp hành và áp dụng đúng pháp luật.
d) Thời gian thực hiện: năm 2012 và 2013.
2. Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính
a) Biên soạn tài liệu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính có nội dung phù hợp với đối tượng được tập huấn.
b) Tổ chức tập huấn, tập huấn chuyên sâu, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lãnh đạo các cấp, cán bộ làm công tác quản lý, cán bộ trực tiếp làm công tác xử lý vi phạm hành chính.
c) Phân công thực hiện:
Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn cho lãnh đạo chủ chốt, cán bộ làm công tác quản lý; tổ chức phối hợp với Sở Tư pháp tập huấn chuyên sâu các nội dung của Luật Xử lý vi phạm hành chính cho người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của ngành, địa phương mình.
d) Thời gian thực hiện: năm 2012 và 2013.
3. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Luật xử lý vi phạm hành chính
a) Tổ chức kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính tại các sở, ngành, địa phương.
b) Phân công thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.