Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2021 về hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ảnh hưởng dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 101/KH-UBND
Ngày ban hành 26/07/2021
Ngày có hiệu lực 26/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lâm Văn Bi
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 101/KH-UBND

Cà Mau, ngày 26 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ, THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO DOANH NGHIỆP ẢNH HƯỞNG DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 của thế giới, cả nước và trên địa bàn tỉnh; căn cứ các chính sách của Trung ương, quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ảnh hưởng dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, với những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Kịp thời, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, cơ chế, chính sách; đẩy mạnh tiêu thụ nông sản và hỗ trợ tiêu thụ nông sản của các địa phương vùng dịch; khắc phục tình trạng giá nguyên liệu tăng cao; không để gián đoạn trong sản xuất, lưu thông hàng hóa của doanh nghiệp. Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh, an toàn đời sống và sức khỏe nhân dân, ứng phó làm giảm thiểu đến mức thấp nhất tác động của dịch bệnh Covid-19 theo tinh thần Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đảm bảo giữ vững mục tiêu, thực hiện tốt Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 05/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 18/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2021.

2. Yêu cầu

- Xác định cụ thể các nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả và đồng bộ với các Chương trình, kế hoạch đã đề ra, như: Chương trình hành động số 01/CTr-UBND ngày 17/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo; Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 25/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp (theo Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ), Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 05/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 18/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2021; Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 01/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh phát triển thương mại điện tử tỉnh Cà Mau năm 2021; Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 22/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2021 và 2022; Nghị quyết số 24/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Cà Mau,...

- Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; phối hợp thực hiện đầy đủ các nội dung, hiệu quả, thiết thực, phù hợp; xem đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong giai đoạn hiện nay của cơ quan, đơn vị và của mỗi cán bộ, công chức, viên chức; trong quá trình triển khai thực hiện có sự giám sát, đánh giá định kỳ để kịp thời rút kinh nghiệm, bổ sung nhiệm vụ, giải pháp đạt kết quả cao nhất trong công tác ứng phó với tác động của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Ngoài việc thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các đơn vị có liên quan cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1. Tạo thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản và hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thúc đẩy xuất, nhập khẩu và lưu hàng hóa

1.1. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan phối hợp với Vụ Thị trường trong nước, Sở Công Thương các tỉnh tiêu thụ nông sản của tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát đề xuất loại nông sản cụ thể); làm đầu mối, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp tiêu thụ nông sản các địa phương khi có yêu cầu.

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan kịp thời có những giải pháp, kiến nghị đảm bảo hàng hóa được lưu thông thông suốt phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình thực hiện dự trữ hàng hóa thiết yếu của các doanh nghiệp đầu mối phân phối để đảm bảo theo Phương án đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục phối hợp Công ty Điện lực Cà Mau triển khai thực hiện hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng dịch Covid-19 theo chủ trương của Chính phủ.

- Thường xuyên liên hệ với Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới, diễn biến nhu cầu thị trường quốc tế để thông tin đến doanh nghiệp.

- Kịp thời cung cấp các thông tin, quy định thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là CPTPP, EVFTA, UKVFTA đến doanh nghiệp để tận dụng tốt cơ hội, phát triển sản xuất - kinh doanh.

- Dự báo thị trường xuất khẩu thủy sản; triển khai ngay biện pháp tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản hoạt động không hiệu quả; đề xuất các biện pháp chấn chỉnh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, thu hút tôm nguyên liệu ra tỉnh ngoài; kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu; đồng thời thúc đẩy tiêu thụ thị trường trong nước các mặt hàng xuất khẩu giảm sút do tác động của dịch bệnh Covid -19.

1.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì phối phợp với Sở Công Thương, địa phương và các đơn vị liên quan khảo sát các nông sản, rà soát đề xuất loại nông sản cụ thể để có chính sách hỗ trợ kịp thời.

- Hỗ trợ xây dựng các vùng sản xuất tập trung, cung cấp nguồn nguyên liệu cho các tổ chức, cá nhân có nhãn hiệu; phối hợp các địa phương xây dựng các mô hình sản xuất hữu cơ (sản xuất lúa tôm hữu cơ, lúa hữu cơ, tôm quảng canh theo hướng hữu cơ). Tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ tôm hữu cơ theo Kế hoạch triển khai thực hiện hiệu quả Đề án nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

- Theo dõi, giám sát tình hình sản xuất và lưu thông hàng hóa nông sản ở địa phương để kịp thời khuyến cáo đến các doanh nghiệp và người dân chủ động trong điều chỉnh kế hoạch sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ, tránh tình trạng hàng hóa bị ứ đọng cục bộ.

- Củng cố, hoàn thiện chuỗi liên kết các sản phẩm chủ lực hiện nay; phát triển liên kết sản xuất chuỗi giá trị các sản phẩm mới. Đặc biệt, thực hiện tốt chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và hướng đến xuất khẩu.

2. Tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, bảo hiểm xã hội, thuế và hải quan

2.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Cà Mau chủ động thông tin đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh các giải pháp của ngành Ngân hàng nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; chủ động xử lý những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai của các tổ chức tín dụng. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng. Phối hợp với các sở, ngành địa phương để chỉ đạo, triển khai có hiệu quả việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý đối với các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

- Hướng dẫn cụ thể và tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về quy trình, thủ tục, các dịch vụ trực tuyến, dịch vụ thanh toán của ngân hàng, triển khai các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ ngân hàng và khách hàng, đặc biệt là khách hàng ở khu vực có dịch, vùng cách ly y tế không trực tiếp đến ngân hàng giao dịch nhằm đảm bảo vừa phòng chống dịch, vừa đáp ứng dịch vụ ngân hàng trên địa bàn.

[...]