Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 08/KH-UBND năm 2023 bảo vệ và mở rộng nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030

Số hiệu 08/KH-UBND
Ngày ban hành 08/01/2023
Ngày có hiệu lực 08/01/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Võ Văn Phi
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 08 tháng 01 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

BẢO VỆ VÀ MỞ RỘNG NGUỒN NƯỚC MẶT PHỤC VỤ CẤP NƯỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và luật đê điều ngày 19 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;

Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật đê điều;

Căn cứ Kết luận số 36-KL/TW ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Bộ Chính trị về đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 4525/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt Quy hoạch thủy lợi tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, định hướng đến năm 2035;

Căn cứ Quyết định số 727/QĐ-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt và công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá (bàu) không được san lấp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

Căn cứ Quyết định số 2358/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2022 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Danh mục nguồn nước nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

Căn cứ Quyết định số 60/2022/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc Ban hành quy định quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch bảo vệ và mở rộng nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai; các hồ, đập chứa nước; từng bước xử lý ô nhiễm môi trường, cải thiện và nâng cao chất lượng nước mặt; thực hiện cân bằng, an toàn nguồn nước giữa các chức năng cấp nước phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu cũng như các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững khác; đồng thời gìn giữ cảnh quan thiên nhiên xanh, sạch, đẹp kết hợp du lịch sinh thái trên sông, hồ, đập chứa nước.

2. Cụ thể hóa các nhiệm vụ, mục tiêu về tỷ lệ nước sạch đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI Đảng bộ tỉnh Đồng Nai số 01-NQ/TU ngày 10 tháng 12 năm 2020 và Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 5 năm 2021-2025 của tỉnh Đồng Nai số 18/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020.

3. Xây dựng mô hình quản lý môi trường nước mặt phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống; gắn quyền lợi của người khai thác, sử dụng tài nguyên nước với nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ môi trường nước nhằm hướng tới sự phát triển an toàn, bền vững.

4. Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước và khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và tăng cường sử dụng nước sạch từ nguồn nước mặt.

II. CÁC MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Bảo đảm số lượng, chất lượng nước cấp cho sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành kinh tế quan trọng, thiết yếu; bảo đảm mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận sử dụng nước sạch, công bằng, hợp lý.

2. Chủ động tích trữ, điều hòa nguồn nước; ứng phó hiệu quả, giảm thiểu rủi ro thiệt hại từ các thảm họa, thiên tai liên quan đến nước, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm sức khỏe, đời sống, sản xuất của người dân; bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái, cạn kiệt nguồn nước. Bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước, trong đó các đập, hồ chứa nước quan trọng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mọi tình huống; chủ động ứng phó khi có sự cố, bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân.

3. Gắn kết chặt chẽ quy hoạch phát triển thủy lợi với quy hoạch của các ngành, lĩnh vực khác, nhằm đạt được các mục tiêu trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh đến năm 2030 đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả.

4. Nâng cao sức khoẻ và chất lượng sống cho người dân nông thôn, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh.

5. Khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhất là môi trường nước để phát triển bền vững, góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Đảm bảo nguồn nước mặt phục vụ sinh hoạt đạt Quy chuẩn quốc gia QCVN 08-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước mặt và các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn liên quan.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhóm giải pháp bảo vệ nguồn nước mặt

[...]