Kế hoạch 08/KH-UBND thực hiện Đề án phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, năm 2022

Số hiệu 08/KH-UBND
Ngày ban hành 12/01/2022
Ngày có hiệu lực 12/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Hoàng Quốc Khánh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/KH-UBND

Lào Cai, ngày 12 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP, SẮP XẾP DÂN CƯ, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH LÀO CAI, NĂM 2022

Căn cứ Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy về phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2022, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa các nội dung thực hiện năm 2022 thuộc Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy về Phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 được giao tại Quyết định số 4399/QĐ-UBND ngày 10/12/2021.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các địa phương để phát triển sản xuất hàng hóa gắn với chế biến đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng biến đổi khí hậu; quan tâm phát triển sản phẩm OCOP, phát triển nông nghiệp hữu cơ. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Sắp xếp, ổn định dân cư nông thôn, giảm thiu thiệt hại do thiên tai gây ra; đồng thời khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để phát triển kinh tế - hội bền vững.

2. Yêu cầu

- Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động, tích cực triển khai Kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ được giao.

- Việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, hiệu quả; thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát, báo cáo, đánh giá tiến độ thực hiện Kế hoạch.

II. MỤC TIÊU NĂM 2022

1. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt từ 5-5,5%. Giá trị sản phẩm thu hoạch/ha đất canh tác đạt 88 triệu đồng/ha.

2. Đảm bảo an ninh lương thực, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 332.625 tấn; sản lượng thịt hơi 65.000 tấn; sản lượng thủy sản 11.200 tấn.

3. Phát triển mới 20 chuỗi nông sản an toàn được xác nhận. Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2022 tổng số 76 sản phẩm (30 sản phẩm mới và 46 sản phẩm đánh giá lại).

4. Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với quản lý và bảo vệ rừng bền vững; nâng tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt 57,7%.

5. Quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn gn với xây dựng nông thôn mới; sắp xếp ổn định dân cư nông thôn, cơ bản không còn hộ ở phân tán; bố trí, sắp xếp ổn định 408 hộ dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới.

6. Xây dựng các xã đạt chuẩn nông thôn mới: Phấn đấu có thêm 10 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, lũy kế có 72 xã duy trì và được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Số tiêu chí bình quân/xã đạt 16,46 tiêu chí/xã.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ NĂM 2022

1. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp

1.1. Trồng trọt

1.1.1. Sản xuất đảm bảo an ninh lương thực:

- Cây lúa: Khai thác hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa với diện tích 33.170 ha, sản lượng 183.913 tấn. Tập trung xây dựng vùng thâm canh trọng điểm lúa đạt 9.100 ha tại các huyện: Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn và thị xã Sa Pa. Kiểm soát chặt chẽ cơ cấu giống, tăng cường sử dụng các giống mới, có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; theo dõi sát tình hình dịch bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời, bảo vệ kết quả sản xuất.

- Cây ngô: Từng bước giảm diện tích trồng ngô kém hiệu quả sang sản xuất các loại cây trồng khác có hiệu quả cao hơn. Duy trì diện tích gieo trồng ngô 34.056 ha, sản lượng 148.712 tấn. Thâm canh tăng năng suất ngô, trồng ngô mật độ cao với quy mô 11.000 ha tại các huyện: Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai, Văn Bàn, Bảo Thắng, Bảo Yên. Sử dụng các giống ngô có năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh, các giống ngô ngọt phù hợp chế biến.

1.1.2. Phát triển các vùng sản xuất cây trồng chủ lực

- Phát triển vùng sản xuất cây dược liệu: Duy trì 437 ha cây dược liệu hàng năm hiện có, trồng mới 98 ha (Bát Xát 62 ha, Sa Pa 20 ha, Bắc Hà 13 ha, Si Ma Cai 3 ha), hết năm 2022 cây dược liệu hàng năm đạt 535 ha (Bát Xát 80 ha; Sa Pa 220 ha; Bảo Yên 25 ha; Bắc Hà 120 ha; Si Ma Cai 90 ha). Chú trọng một số cây dược liệu chủ lực như atiso, đương quy, cát cánh... Phấn đấu toàn bộ diện tích cây dược liệu có hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người sản xuất; diện tích trồng dược liệu làm thuốc đảm bảo tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO).

- Phát triển vùng sản xuất chè: Năm 2022, thực hiện trồng mới 860 ha chè tại huyện Mường Khương, nâng diện tích chè toàn tỉnh đạt 7.224 ha. Áp dụng quy trình kỹ thuật trong thiết kế, trồng, chăm sóc, chứng nhận chè VietGAP, chè hữu cơ; thâm canh 2.820 ha chè kinh doanh đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu (trong đó duy trì 2.320 ha, mở rộng 500 ha) sản lượng chè búp tươi ước đạt 39.150 tấn. Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến sâu, đa dạng mẫu mã sản phẩm, tăng tỷ lệ xuất khẩu sang các nước EU, Đông Âu, Đài Loan.

- Phát triển vùng sản xuất chuối: Rà soát, cơ cấu lại vùng trồng đảm bảo luân canh cây trồng nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh héo rũ Panama trên các vùng sản xuất chuối tập trung, lâu năm. Năm 2022, trồng mới, trồng lại 430 ha chuối (Bát Xát 150 ha; Mường Khương 120 ha; Bảo Thắng 30 ha; Bảo Yên 130 ha), diện tích chuối toàn tỉnh đạt 3.466 ha. Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tổ chức khảo nghiệm lựa chọn một số giống chuối có năng suất, chất lượng cao, chống chịu với sâu bệnh; tiếp tục mở rộng diện tích chuối được cấp mã vùng trồng, trên 90% sản lượng được xuất khẩu chính ngạch.

- Cây dứa: Tiếp tục duy trì và phát triển vùng sản xuất dứa chuyên canh, tập trung nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Năm 2022, trồng mới diện tích 280 ha (Mường Khương 200 ha; Bảo Thắng 80 ha) nâng diện tích dứa chuyên canh đạt 1.969 ha tập trung tại các huyện: Mường Khương, Bảo Thắng, Bát Xát. Lựa chọn các ging dứa mới phù hợp đthay thế giống cũ, năng suất thấp. Tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tổ chức sản xuất theo phương pháp rải vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật phù hợp với từng thời điểm, hạn chế dứa chín tập trung, kéo dài thời gian thu hoạch đáp ứng yêu cầu của nhà máy chế biến.

[...]