Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 07/KH-UBND năm 2013 cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013 - 2015

Số hiệu 07/KH-UBND
Ngày ban hành 06/03/2013
Ngày có hiệu lực 06/03/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Bùi Văn Thắng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 06 tháng 03 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013 - 2015 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả nhằm phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp tốt hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển KT - XH ở địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tính hợp Hiến, hợp pháp, đồng bộ và khả thi. Tổ chức thực hiện tốt các quy định về chế độ tiền lương và chính sách khuyến khích đầu tư, kinh doanh nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, giảm thiểu thời gian, kinh phí khi giải quyết các thủ tục hành chính.

b) Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp tại địa phương đảm bảo không có sự chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan. Trách nhiệm, quyền hạn của các cấp chính quyền tại địa phương được phân định hợp lý trên cơ sở các văn bản quy định của Trung ương và tình hình thực tế của địa phương.

c) Kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị, địa phương theo vị trí việc làm bảo đảm hoạt động có hiệu quả; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

d) Thủ tục hành chính liên quan đến cá nhân, tổ chức được cải cách theo hướng đơn giản. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được triển khai đồng bộ, thống nhất, đảm bảo chất lượng và hiệu quả; bảo đảm mỗi năm đều có tỷ lệ giảm chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước.

đ) Từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, bảo đảm sự hài lòng của cá nhân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp. Phấn đấu đến năm 2015 mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp lĩnh vực giáo dục, y tế đạt mức trên 60%.

e) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước: Các trang tin, cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh kết ni thường xuyên, ổn định với Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Phấn đấu đến năm 2015 có 70% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở lên có trang thông tin điện tử hoặc được tích hợp thông tin trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

h) Tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ ở các cấp, kể cả trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

II. KẾT QUẢ, SẢN PHẨM CỦA KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 (Chi tiết theo phụ lục kèm theo Kế hoạch này)

III. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền đối với công tác cải cách hành chính, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, thống nhất hành động trong các tổ chức Đảng, trong cán bộ, đảng viên về nhiệm vụ cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị.

2. Nâng cao năng lực nghiên cứu, tham mưu của các cơ quan chức năng, của cán bộ, công chức chuyên trách cải cách hành chính trong việc giúp UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.

3. Đầu tư nguồn nhân lực và tài chính cho công tác cải cách hành chính. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính được cấp từ ngân sách nhà nước trên cơ sở dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị. Huy động, btrí cán bộ, công chức có năng lực, trình độ để thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.

4. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức bằng các hình thức phù hợp, có hiệu quả. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ và bãi miễn, thay thế những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân.

5. Tổ chức điều tra xã hội học đđánh giá, nhận xét về trách nhiệm phục vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương và cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Xác định chỉ số cải cách hành chính của tỉnh. Đưa kết quả thực hiện cải cách hành chính thành một trong nhng tiêu chí để đánh giá công tác thi đua, khen thưởng.

6. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, kịp thời phát hiện, phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến, biu dương những tập thể, cá nhân làm tốt và phê phán, chỉ rõ những nơi có tiêu cực, thái độ, tác phong làm việc quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu... để cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và nhân dân nhận thức đúng về nội dung, ý nghĩa của Kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh giai đoạn 2013-2015 và thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

7. Phát triển đồng bộ và song hành, tương hỗ ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông về cải cách hành chính nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ và của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào tiến trình cải cách và giám sát chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

8. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương để kịp thời phát hiện, có biện pháp xử lý đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không tốt nhiệm vụ cải cách hành chính đề ra trong Kế hoạch này.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thực hiện do ngân sách tỉnh đảm bảo, được btrí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm cho công tác cải cách hành chính.

2. Các cơ quan, đơn vị thực hiện việc lập dự toán, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện công tác cải cách hành chính theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]