Kế hoạch 07/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 của tỉnh Nam Định

Số hiệu 07/KH-UBND
Ngày ban hành 19/01/2022
Ngày có hiệu lực 19/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nam Định
Người ký Trần Anh Dũng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/KH-UBND

Nam Định, ngày 19 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP NGÀY 10/01/2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2022 CỦA TỈNH NAM ĐỊNH

Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 02/NQ- CP), Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ trong năm 2022 như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

1. Năm 2021 trong điều kiện đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến rất phức tạp, tốc độ lây lan nhanh, khó dự báo đã tác động trực tiếp đến mọi mặt kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn. UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và Tỉnh ủy về công tác phòng, chống dịch; quyết tâm vượt qua khó khăn, thực hiện “mục tiêu kép” vừa tập trung thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội vừa triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19; đồng thời đã ban hành một số văn bản chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh như sau:

- Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 19/01/2021 của UBND tỉnh Nam Định về triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 của tỉnh Nam Định;

- Quyết định số 268/QĐ-UBND ngày 29/01/2021 của UBND tỉnh Nam Định ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2021 trên địa bàn tỉnh Nam Định;

- Quyết định số 279/QĐ-UBND ngày 02/02/2021 của UBND tỉnh Nam Định về việc ban hành danh mục, thang điểm các tiêu chí, tiêu chí thành phần của Bộ chỉ số cải cách hành chính của các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Nam Định;

- Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến đầu tư giai đoạn 2021-2025;

- Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 16/7/2021 của UBND tỉnh Nam Định thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/6/2021 của Ban Chấp hàng Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến đầu tư giai đoạn 2021-2025;

- Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 20/8/2021 của UBND tỉnh Nam Định về Nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2025.

2. Với sự quyết tâm, phát huy nội lực của cả hệ thống chính trị, trong năm 2021 tỉnh Nam Định đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như sau:

a) Công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực: Thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công, Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Nam Định trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nam Định, duy trì cơ chế một cửa, một cửa liên thông thực hiện thường xuyên và có nề nếp, rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến người dân và doanh nghiệp; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hóa công tác quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước; kỹ năng, nghiệp vụ hành chính, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên.

b) Chỉ số PCI tỉnh Nam Định năm 2020 đạt 63,1 điểm, đứng thứ 40/63 trong cả nước; Có 03/10 chỉ số thành phần tăng điểm và tăng hạng: Chỉ số Tiếp cận đất đai đạt 6,58 điểm, xếp thứ 34/63; tăng 0,3 điểm và 21 bậc so với năm 2019, Chỉ số này có biến động tăng thứ hạng nhiều nhất trong các chỉ số thành phần. Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng đạt 6,88 điểm, xếp thứ 20/63; tăng 0,64 điểm và 20 bậc so với năm 2019. Chỉ số Chi phí không chính thức đạt 6,26 điểm, xếp thứ 42/63; tăng 0,46 điểm và 04 bậc so với năm 2019. Chỉ số Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự đạt 7,03 điểm, xếp thứ 22/63; tăng 0,32 điểm và 04 bậc so với năm 2019.

c) Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng tình hình thu hút đầu tư năm 2021 của tỉnh Nam Định vẫn đạt được kết quả khá. Trong năm 2021, tính đến ngày 31/12/2021 đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 85 dự án. Trong đó: Cấp mới cho 59 dự án đầu tư (55 dự án đầu tư trong nước và 04 dự án FDI) với tổng số vốn đăng ký là 74.387,81 tỷ đồng và 3,65 triệu USD; Điều chỉnh tăng vốn 26 dự án đầu tư (13 dự án đầu tư trong nước và 13 dự án FDI) với số vốn tăng là 567,77 tỷ đồng và 58,686 triệu USD.

Công tác xúc tiến và thu hút đầu tư trong nước đạt kết quả tích cực, tăng cả về số dự án và số vốn đăng ký đầu tư, trong đó có một số dự án đầu tư lớn như: Dự án Nhà máy gang thép số 1 Xuân Thiện Nam Định có tổng vốn đầu tư 66.000 tỷ đồng; Dự án Nhà máy cán thép Xuân Thiện Nghĩa Hưng có tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng; Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Mỹ Thuận có tổng vốn đầu tư 1.621 tỷ đồng.

d) Thực hiện tốt công tác đăng ký kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm gia nhập thị trường. Trong năm 2021, tính đến ngày 31/12/2021, đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 920 doanh nghiệp và 72 chi nhánh, văn phòng đại diện với tổng số vốn đăng ký 23.590,3 tỷ đồng; nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh lên 10.380 doanh nghiệp và 829 chi nhánh, văn phòng đại diện với tổng số vốn đăng ký 94.933,5 tỷ đồng.

Do dịch bệnh Covid-19 đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, có 1.166 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, bỏ địa chỉ kinh doanh; Tuy nhiên năm 2021 trên địa bàn tỉnh Nam Định có 435 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh đã khôi phục hoạt động trở lại, duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động.

Duy trì thời gian trung bình xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thành lập mới, đăng ký thay đổi còn 1,5 ngày (giảm 1,5 ngày so với quy định). Tiếp nhận và giải quyết đăng ký thành lập mới doanh nghiệp qua mạng trong 1,5 ngày làm việc. Tỷ lệ hồ sơ xử lý đúng hạn đạt 100%; tỷ lệ đăng ký kinh doanh qua mạng đạt khoảng 60%.

3. Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế sau:

a) Công tác CCHC tuy đã có chuyển biến nhưng chưa đạt, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và mong muốn của người dân, doanh nghiệp.

Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) năm 2020 của tỉnh đạt 82,57%, xếp hạng 47/63, tăng 1,87% và giảm 08 bậc so với năm 2019.

Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2020 của tỉnh chỉ đạt 82,14%, xếp thứ 50/63, tăng 6,19% và giảm 10 bậc so với năm 2019.

b) Chỉ số PCI tỉnh Nam Định năm 2020 đạt 63,1 điểm, đứng thứ 40/63 trong cả nước; giảm 1,99 điểm và giảm 7 bậc so với năm 2019. Điểm số PCI năm 2020 của tỉnh thấp hơn mức trung vị của cả nước 0,33 điểm (điểm trung vị cả nước năm 2020 là 63,44 điểm, thấp hơn 1,69 điểm so với điểm trung vị năm 2019 là 65,13 điểm), xếp hạng ở nhóm trung bình của cả nước, kết thúc đà tăng điểm (từ năm 2017 đến năm 2019).

Có 02/10 chỉ số thành phần giảm điểm và giảm thứ hạng: Chỉ số Tính năng động đạt 5,92 điểm, xếp thứ 46/63; giảm 0,13 điểm và hạ 04 bậc so với năm 2019. Chỉ số Hỗ trợ doanh nghiệp đạt 5,4 điểm, xếp thứ 53/63; giảm 0,85 điểm và hạ 22 bậc so với năm 2019. Chỉ số này có biến động giảm điểm và giảm thứ hạng nhiều nhất trong các chỉ số thành phần.

Có 02 chỉ số tăng điểm và giảm thứ hạng: Chỉ số Gia nhập thị trường đạt 8,45 điểm, xếp thứ 10/63; tăng 0,22 điểm nhưng hạ 07 bậc so với năm 2019. Chỉ số Chi phí thời gian đạt 6,8 điểm, xếp thứ 56/63; tăng 0,4 điểm nhưng hạ 04 bậc so với năm 2019.

c) Việc triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt chưa đạt yêu cầu đặt ra. Việc kết nối giữa ngân hàng với các tổ chức cung ứng dịch vụ công vẫn còn có những khó khăn. Đa số người dân còn giữ thói quen sử dụng tiền mặt, nhận thức về tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt còn hạn chế, chưa tin tưởng vào độ an toàn của dịch vụ thanh toán điện tử.

d) Sự phối hợp giữa các đơn vị trong việc hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư có thời điểm còn chưa tốt. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp còn ít về số lượng, đa số kiêm nhiệm, còn ít kinh nghiệm, chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức pháp luật và kỹ năng hỗ trợ pháp lý nên chất lượng tuyên truyền, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp còn hạn chế, chưa đồng đều. Ý thức chấp hành pháp luật và am hiểu pháp luật của một số doanh nghiệp chưa cao dẫn đến việc vi phạm pháp luật và rủi ro trong kinh doanh.

[...]
10
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ