Kế hoạch 07/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 139/NQ-CP về Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp do tỉnh Sơn La ban hành

Số hiệu 07/KH-UBND
Ngày ban hành 03/01/2019
Ngày có hiệu lực 03/01/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Cầm Ngọc Minh
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/KH-UBND

Sơn La, ngày 03 tháng 01 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 139/NQ-CP NGÀY 09/11/2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CẮT GIẢM CHI PHÍ CHO DOANH NGHIỆP

Thực hiện Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp; xét đề nghị của Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 621/TTr-SKHĐT ngày 25/12/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ với các ni dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết s 139/NQ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành đng cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, cắt giảm triệt đ các chi phí bất hợp lý trong tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh, đẩy lùi và ngăn chặn các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức cho doanh nghiệp, tạo dụng môi trường kinh doanh chi phí thấp, n định; khuyến khích đầu tư, gia nhập thị trường và cạnh tranh.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo sự tin cậy cho các doanh nghiệp đến đầu tư kinh doanh tại Sơn La.

2. Yêu cầu

Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, trong đó xác định rõ trách nhiệm của tùng cơ quan, đơn vị đối với từng nhiệm vụ được giao.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong tổ chức, triển khai nhiệm vụ cần quán triệt việc cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp là một trong nhng giải pháp quan trọng để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đy tăng trưởng, do đó cần tập trung chỉ đạo thực hiện công tác này một cách quyết liệt, thực chất tại đơn vị.

Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Về chi phí tuân thủ pháp luật

a) Về chi phí tuân thủ pháp luật về gia nhập thị trường: Thực hiện nghiêm nhiệm vụ cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh; Rà soát đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện; Rà soát, sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật theo hướng không quy định các nội dung có tính chất điều kiện kinh doanh; Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan trên địa bàn tỉnh Sơn La. Rà soát đơn giản hóa các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp, thực hiện liên thông trong đăng ký hợp tác xã, đăng ký hộ kinh doanh. Hàng năm công bố báo cáo chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.

b) Về chi phí tuân thủ pháp luật về xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh: Phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát, sửa đổi, bổ sung, cắt giảm các quy định không cần thiết về thủ tục quy hoạch, cấp giấy phép quy hoạch, thủ tục xin phép xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh; Phối hợp với Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài Nguyên và Môi trường rà soát, thống nhất trình tự, thủ tục cp phép dự án đầu tư có sử dụng đất, mặt nước và xây dựng công trình thành một thủ tục liên thông bao gồm các khâu: chấp thuận chủ trương đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, mặt nước, quy hoạch, giao hoặc cho thuê đất, mặt nước. Triển khai thực hiện sau khi có hướng dẫn của các Bộ.

2. Về chi phí đầu vào sản xuất, kinh doanh

Triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực; Yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn công khai, minh bạch các quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp cận và lựa chọn dịch vụ, chi phí phù hợp; Nghiên cứu đề xuất với cấp có thẩm quyền điều chỉnh tỷ lệ đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, giảm chi phí lao động cho doanh nghiệp; Thúc đẩy thị trường dịch vụ khoa học công nghệ, khuyến khích doanh nghiệp tham gia cung cấp các dịch vụ trong các phân khúc mới, ít nhà cung cấp; Đẩy mạnh hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng xuất chất lượng sản phẩm.

3. Về phí, lệ phí, tiền thuê đất và tiền khai thác tài nguyên

Rà soát, đánh giá lại các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, đề xuất phương án giảm phí, lệ phí phù hợp với quy đỊnh của pháp luật; Nghiên cứu đề xuất phương thức, mức thu cấp quyền khai thác khoáng sản theo hướng giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp.

4. Về chi phí không chính thức

Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân có hành vi nhũng nhiễu, phiền hà, tạo gánh nặng cho doanh nghiệp; Xây dựng các tài liệu hướng dẫn các quy định pháp luật về kinh doanh đảm bảo dễ hiểu, dễ tuân thủ, không hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và công khai trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố; Xây dựng quy tắc đạo đức công vụ của cán bộ, công chức khi phục vụ công dân, doanh nghiệp; Công khai minh bạch, chng tham nhũng, đặc biệt là nạn đưa hối lộ và nhận hối lộ ở mọi cán bộ công chức, ở mọi cấp chính quyền; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công khai, minh bạch hoạt động quản lý nhả nước; Tiếp tục triển khai xây dựng cổng dịch vụ công tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, cấp độ 4; Thực hiện nghiêm việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; Tổ chức khảo sát ý kiến người dân và doanh nghiệp về chất lượng hành chính công và chi phí không chính thức ở cấp Sở, ngành, huyện để có giải pháp nâng cao chất lượng hành chính công và cắt giảm chi phí không chính thức; Giải quyết kịp thời, hiệu quả các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của doanh nghiệp, của công dân; Chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; Tăng cường tiếp xúc, tiếp nhập và xử lý phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp; Công khai kết quả xử lý các vụ việc; Xây dựng cơ chế bảo vệ đặc biệt đối với doanh nghiệp tố cáo hành vi nhũng nhiễu trong thời gian xử lý vụ việc; Tăng cường thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài.

Nâng cao vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp trong việc đại diện cho các doanh nghiệp,làm cầu nối giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương, tập hợp các kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp, tuyên truyền giải thích cho doanh nghiệp quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước và của doanh nghiệp để doanh nghiệp biết và bảo vệ mình.

III. NHIỆM VỤ CỦA CÁC SỞ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG

(Có danh mục nhiệm vụ của các sở, ngành, địa phương kèm theo)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành ph; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả tại đơn vị; báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30 tháng 11 hàng năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch này và Nghị quyết của Chính phủ trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc và thấy cần sửa đổi, bổ sung nội dung Kế hoạch, các Sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ động đề xuất gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch

[...]