Kế hoạch 04/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 41/CT-TTg về giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn do tỉnh Ninh Bình ban hành

Số hiệu 04/KH-UBND
Ngày ban hành 12/01/2021
Ngày có hiệu lực 12/01/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Nguyễn Cao Sơn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 12 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THƯC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 41/CT-TTG NGÀY 01/12/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

Thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đạt hiệu quả.

- Tăng cường năng lực và sự phối kết hợp giữa các các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Quán triệt, nhận thức đầy đủ các nội dung của Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một sgiải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn.

- Việc triển khai, thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/20206 phải được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên, đồng bộ, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ, chương trình công tác hàng năm, đảm bảo xuyên suốt, hiệu quả.

- Phân công nhiệm vụ, xác định trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Triển khai xây dựng đồng bộ trong việc phân loại, thu gom, vận chuyn và xử lý rác thải trên địa bàn; bố trí kinh phí hàng năm cho việc quản lý rác thải, trong đó chú trọng phân loại rác thải đầu nguồn.

2. Xây dựng, ban hành cơ chế chính sách khuyến khích thu hút đầu tư các dự án xử lý rác thải có công nghệ tiên tiến, hiện đại; đơn giản hóa các thủ tục chuẩn bị đầu tư, xây dựng và vận hành cơ sở xử lý chất thải.

3. Rà soát, đánh giá công nghệ xử lý rác thải hiện có trên địa bàn tỉnh, yêu cầu cơ sở xử lý phải có lộ trình đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, xong trước năm 2023; xử lý ô nhiễm, cải tạo, nâng cấp các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh; xây dựng lộ trình và chỉ đạo tchức thực hiện việc xử lý triệt để các bãi chôn lấp rác thải tự phát không theo quy hoạch và ngăn chặn việc hình thành các bãi chôn lấp tự phát mới.

4. Rà soát các quy định về quản lý chất thải rắn của địa phương đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật hiện hành; có lộ trình tăng dần giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nhằm giảm dần hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước; không hạn chế việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại từ các địa phương khác về địa phương mình đxử lý theo quy định.

5. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phân loại rác thải tại nguồn phù hợp với điều kiện địa phương; đảm bảo hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phân loại rác thải tại nguồn thải để triển khai theo lộ trình quy định tại Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi.

6. Khẩn trương rà soát các quy hoạch có liên quan đến vị trí, quy mô của các khu xử lý chất thải trên địa bàn để lồng ghép vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với định hướng trong quy hoạch vùng, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.

7. Quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi nhằm giảm thiểu chất thải phát sinh và thúc đẩy việc phân loại rác thải tại nguồn; nghiên cứu, thí điểm tổ chức đấu thầu tập trung để lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý rác thải đáp ứng các tiêu chí về công nghệ, kinh tế, xã hội và môi trường; đảm bảo công khai, minh bạch trong chi trả dịch vụ xử lý rác thải.

8. Phấn đấu đến hết năm 2025 giảm tỷ lệ rác thải được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp xuống dưới 30%; đối với các khu vực nông thôn cần tận dụng tối đa lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng, tái chế, làm phân hữu cơ (compost) hoặc tự xử lý tại các hộ gia đình thành phân hữu cơ.

9. Tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia, phản biện, giám sát hoạt động quản lý và xử lý chất thải rắn; chủ động cung cấp thông tin, phát huy vai trò của báo chí trong hoạt động quản lý chất thải rắn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình theo hướng đối mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền cho phù hợp từng đối tượng về phương thức quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải rắn.

- Đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan có liên quan thực hiện các nhiệm vụ theo Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nông thôn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2020-2025 được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 249/QĐ-UBND ngày 06/02/2020.

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh; tham mưu xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng thẩm định đánh giá báo cáo tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tăng cường áp dụng và triển khai phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn.

[...]