Kế hoạch 04/KH-UBND thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2015 trên địa bàn Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
Số hiệu | 04/KH-UBND |
Ngày ban hành | 16/01/2015 |
Ngày có hiệu lực | 16/01/2015 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Quận 5 |
Người ký | Huỳnh Thị Thảo |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
ỦY
BAN NHÂN DÂN QUẬN 5 |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/KH-UBND |
Quận 5, ngày 16 tháng 01 năm 2015 |
THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2015 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 5.
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng; Kế hoạch số 88-KH/TU ngày 15 tháng 02 năm 2014 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí;
Căn cứ Quyết định số 816/QĐ-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Quận 5 về ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 trên địa bàn Quận 5, Ủy ban nhân dân Quận 5 xây dựng Kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2015 trên địa bàn quận như sau:
1. Mục đích
Nhằm ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng diễn ra trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm từ quận đến phường, các ban, ngành, các tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và mỗi công dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng Đảng bộ, Chính quyền trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức kỷ cương, liêm chính, hoạt động hiệu quả; bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
2. Yêu cầu
Thủ trưởng các phòng ban, đơn vị thuộc quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 15 phường chủ động xây dựng kế hoạch, thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí tại đơn vị mình, tạo sự đoàn kết thống nhất về hành động trong nội bộ, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan và phong trào thi đua yêu nước.
Phòng, chống tham nhũng có ý nghĩa quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng bộ máy chính quyền thật sự “của dân, do dân, vì dân”, trong đó biện pháp phòng là chính. Triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp, nêu cao tinh thần tự giác, gương mẫu của cán bộ, công nhân, viên chức, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu.
Thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; đóng góp tích cực và có hiệu quả vào công tác phòng, chống tham nhũng.
1. Về công tác giáo dục, chính trị tư tưởng, tuyên truyền pháp luật
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản dưới luật về phòng, chống tham nhũng; tu dưỡng đạo đức, xây dựng lối sống lành mạnh trong cán bộ, đảng viên, công chức gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tạo sự chuyển biến trong nhận thức, nâng cao ý thức rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức và lối sống của cán bộ, đảng viên, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, vì nhân dân phục vụ. Chú trọng biểu dương các điển hình tiên tiến, phổ biến kinh nghiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Quán triệt và triển khai các quy định cụ thể và các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí.
Vận động cán bộ, đảng viên, công chức nêu gương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng tài sản, tài chính công; vận động tiết kiệm tiêu dùng trong cán bộ công chức và nhân dân (trong các dịp lễ, tiếp khách, ma chay, cưới hỏi...).
Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức Đảng, Chính quyền trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị; kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi nhũng nhiễu, quan liêu, tham nhũng trong cơ quan, đơn vị mình phụ trách.
Cấp ủy và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc quận chủ động triển khai thực hiện các chỉ thị, kế hoạch của Thành ủy, Quận ủy về công tác cán bộ, việc rà soát, sắp xếp, luân chuyển, bố trí cán bộ để củng cố, kiện toàn các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, các đơn vị trọng yếu, bảo đảm yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Việc tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức phải nhằm đáp ứng yêu cầu công việc; tuyển dụng công khai. Kiên quyết thay thế những cán bộ có nhiều dư luận tiêu cực, uy tín giảm sút hoặc yếu kém về năng lực, trình độ. Đồng thời, ngăn chặn việc lợi dụng chủ trương luân chuyển cán bộ để trù dập người đấu tranh chống tham nhũng.
3. Về công tác thanh tra, kiểm tra
Tiếp tục tổ chức kiểm tra, thanh tra việc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, trách nhiệm lãnh đạo thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Năm 2015, xây dựng kế hoạch 08 cuộc thanh tra, kiểm tra, cụ thể: 04 cuộc thanh tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước của các đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc quận; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phòng Tư pháp và Văn phòng Ủy ban nhân dân Quận 5 thực hiện 02 cuộc thanh tra trách nhiệm Thủ trưởng các phòng, ban và Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; phối hợp với Ủy ban kiểm tra Quận ủy Quận 5 mở 02 cuộc thanh tra về phòng, chống tham nhũng tại 02 đơn vị.
Tiếp tục rà soát, xem xét tinh giản các loại thủ tục hành chính; thực hiện cơ chế liên thông giữa các cơ quan, đơn vị liên quan để giảm thời gian giải quyết các loại thủ tục liên quan đến hồ sơ của công dân và doanh nghiệp; tập trung các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí như: Xây dựng cơ bản, cấp phép xây dựng, đăng ký kinh doanh.
Công khai những quy định về thủ tục, giấy tờ cần thiết và thời gian giải quyết đối với từng loại công việc để nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện. Xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, cơ quan, đơn vị tự đặt ra quy định những thủ tục gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức và công dân.
Đề cao kỷ luật, kỷ cương trong cán bộ, công chức khi thi hành công vụ; thực hiện kiểm tra, thanh tra công vụ đối với các cơ quan chuyên môn thuộc quận, trách nhiệm người đứng đầu; xử lý kịp thời các hiện tượng nhũng nhiễu, thiếu trách nhiệm khi giải quyết công việc cho tổ chức và công dân.