ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 03/KH-UBND
|
Lạng Sơn, ngày 04
tháng 01 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NỀN TẢNG SỐ Y TẾ TRONG QUẢN LÝ VÀ
CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LẠNG SƠN
Thực hiện Quyết định số
2955/QĐ-BYT ngày 28/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch thúc đẩy
phát triển và sử dụng các nền tảng số y tế thực hiện chương trình chuyển đổi số
quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển
khai thực hiện các nền tảng số y tế trong quản lý và chăm sóc sức khỏe người
dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
Số hóa dữ liệu sức khỏe của người
dân trên cơ sở thúc đẩy triển khai bệnh án điện tử, hình ảnh số y khoa, các ứng
dụng phục vụ công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế và kết nối, chia sẻ dữ
liệu các nền tảng số y tế; dữ liệu của người dân sau khi số hóa được bảo mật mức
tối đa nhằm phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân trên địa bàn
tỉnh.
2. Yêu cầu
- Lấy nền tảng Hồ sơ sức khỏe
điện tử là thành phần cốt lõi để thúc đẩy và triển khai các nền tảng số y tế
khác. Mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe điện tử và dữ liệu sức khỏe của người
dân được hình thành trong các đợt khám chữa bệnh phải được cập nhật liên tục, đầy
đủ, chính xác, được đối chiếu với thông tin hành chính và được kết nối, chia sẻ
với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Thúc đẩy triển khai hồ sơ bệnh
án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy; hệ thống lưu trữ và chẩn đoán
hình ảnh y khoa tiến tới không sử dụng phim nhựa; đăng ký và tư vấn, khám chữa
bệnh từ xa; thanh toán viện phí không dùng tiền mặt.
- Ngành Y tế của tỉnh có kho dữ
liệu hồ sơ sức khỏe của người dân trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu và thực hiện tổng hợp, phân tích dữ liệu để có các chỉ đạo kịp thời
về phòng, chống dịch bệnh và có các dự báo, hoạch định chính sách về công tác bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin (CNTT) nhằm phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng,
đặt trọng tâm vào chuyển đổi số trong toàn ngành Y tế góp phần xây dựng hệ thống
y tế tỉnh hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế; hỗ trợ
người dân dễ dàng tiếp cận thông tin y tế để sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu
quả cao và được bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe.
Cụ thể hóa và triển khai hiệu
quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đề ra trong Kế hoạch số
226/KH-UBND ngày 18/11/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TU,
ngày 28/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm
2025, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 2955/QĐ-BYT.
Ứng dụng công nghệ số trong hầu
hết các hoạt động, dịch vụ của ngành Y tế, hình thành nền tảng số y tế thông
minh với ba nội dung chính là phòng bệnh thông minh, khám chữa bệnh thông minh
và quản trị y tế thông minh.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Năm 2023
2.1.1. Đối với nền tảng hồ
sơ sức khỏe điện tử
- Duy trì trên 92% người dân có
hồ sơ sức khỏe điện tử và dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử phải được cập nhật
liên tục, đầy đủ, chính xác, được đối chiếu thông tin hành chính và được kết nối,
chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Ngành Y tế có 01 kho dữ liệu
hồ sơ sức khỏe của người dân phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, thực
hiện tổng hợp, phân tích dữ liệu để có các chỉ đạo kịp thời về phòng, chống dịch
bệnh và có được các dự báo, hoạch định chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh được tốt hơn.
- 01 bệnh viện tuyến tỉnh triển
khai hồ sơ bệnh án điện tử; 02 trung tâm y tế huyện hạng II nâng cấp hệ thống
CNTT để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.
- 04 bệnh viện tuyến tỉnh và 11
trung tâm y tế tuyến huyện thực hiện kê đơn thuốc điện tử.
- 100% cơ sở y tế triển khai thực
hiện khám sức khỏe bằng căn cước công dân có gắn chíp thay cho thẻ bảo hiểm y tế.
- 100% cơ sở khám chữa bệnh
công bố đủ điều kiện khám sức khỏe người lái xe triển khai thực hiện kết nối
liên thông dữ liệu hồ sơ khám sức khỏe người lái xe với hệ thống dịch vụ công của
Bộ Giao thông vận tải.
2.1.2. Đối với Nền tảng quản
lý tiêm chủng
Khai thác sử dụng có hiệu quả
các Nền tảng quản lý tiêm chủng bao gồm Nền tảng quản lý tiêm chủng mở rộng, Nền
tảng quản lý tiêm chủng COVID-19.
2.1.3. Đối với Nền tảng hỗ
trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa
- 100% các bệnh viện tuyến tỉnh,
trung tâm y tế tuyến huyện kết nối với bệnh viện tuyến trên phục vụ khám chữa bệnh
qua nền tảng công nghệ số.
- 100% các cơ sở y tế tuyến tỉnh
và tuyến huyện có bộ phận khám chữa bệnh từ xa giúp người dân tiếp cận được dịch
vụ khám chữa bệnh có chất lượng hơn, giảm tải cho các cơ sở y tế tuyến trên.
2.1.4. Đối với Nền tảng trạm
y tế xã
- 100% trạm y tế xã, phường, thị
trấn triển khai hiệu quả việc sử dụng phần mềm quản lý toàn diện các hoạt động
của trạm y tế theo quy định tại Quyết định số 3532/QĐ-BYT ngày 12/8/2020 của Bộ
trưởng Bộ Y tế quy định về xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý trạm
y tế xã, phường, thị trấn.
- Cập nhật thông tin hành
chính; đối chiếu, kiểm tra giám sát dữ liệu sức khỏe bảo đảm chất lượng công
tác khám chữa bệnh của người dân; nắm bắt, quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu của
người dân theo hộ gia đình trên địa bàn.
- 100% cơ sở khám chữa bệnh kết
nối liên thông dữ liệu phần mềm HIS với hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử.
- 100% các trạm y tế xã, phường,
thị trấn đăng ký chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao bảo đảm hạ tầng,
thiết bị, hệ thống kết nối khám chữa bệnh từ xa.
2.2. Giai đoạn 2024 -
2025
2.2.1. Đối với Nền tảng Hồ
sơ sức khỏe điện tử
- Duy trì trên 92% người dân có
hồ sơ sức khỏe điện tử và dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử phải được cập nhật
liên tục, đầy đủ, chính xác, được đối chiếu thông tin hành chính và được kết nối,
chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Ngành Y tế có 01 kho dữ liệu
hồ sơ sức khỏe của người dân phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, thực
hiện tổng hợp, phân tích dữ liệu để có các chỉ đạo kịp thời về phòng, chống dịch
bệnh và có được các dự báo, hoạch định chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe người dân tốt hơn.
- 100% bệnh viện tuyến tỉnh triển
khai thành công hồ sơ bệnh án điện tử, 100% trung tâm y tế tuyến huyện triển
khai hồ sơ bệnh án điện tử.
- 100% dữ liệu sức khỏe của người
dân được hình thành trong các đợt khám chữa bệnh được cập nhật đầy đủ lên kho dữ
liệu hồ sơ sức khỏe điện tử.
- Các cơ sở y tế duy trì việc
thực hiện khám sức khỏe bằng căn cước công dân có gắn chíp thay cho thẻ bảo hiểm
y tế.
- Các cơ sở khám chữa bệnh công
bố đủ điều kiện khám sức khỏe lái xe duy trì thực hiện kết nối liên thông dữ liệu
hồ sơ khám sức khỏe người lái xe với hệ thống dịch vụ công của Bộ Giao thông vận
tải.
2.2.2. Đối với Nền tảng quản
lý tiêm chủng
Duy trì khai thác sử dụng có hiệu
quả các Nền tảng quản lý tiêm chủng bao gồm Nền tảng quản lý tiêm chủng mở rộng,
Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19.
2.2.3. Đối với Nền tảng Hỗ
trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa
- 100% các bệnh viện tuyến tỉnh,
trung tâm y tế tuyến huyện kết nối với bệnh viện tuyến trên phục vụ khám chữa bệnh
qua nền tảng công nghệ số.
- 100% các cơ sở y tế tuyến tỉnh
và tuyến huyện có bộ phận khám chữa bệnh từ xa giúp người dân tiếp cận được dịch
vụ khám chữa bệnh có chất lượng hơn, giảm tải cho các cơ sở y tế tuyến trên.
2.2.4. Đối với Nền tảng trạm
y tế xã
- 100% trạm y tế xã, phường, thị
trấn triển khai thành công và hiệu quả việc sử dụng phần mềm quản lý toàn diện
các hoạt động của trạm y tế theo quy định tại Quyết định số 3532/QĐ-BYT.
- Cập nhật thông tin hành
chính; đối chiếu, kiểm tra giám sát dữ liệu sức khỏe bảo đảm chất lượng công
tác khám chữa bệnh của người dân; nắm bắt, quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu của
người dân theo hộ gia đình trên địa bàn.
- Kết nối, liên thông dữ liệu với
các hệ thống thông tin y tế, cơ sở dữ liệu của các cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến
tỉnh, Bộ Y tế:
+ 100% các cơ sở y tế kết nối
liên thông dữ liệu khám chữa bệnh, thông tin y tế đến hệ thống hồ sơ sức khỏe của
tỉnh, hệ thống cơ sở dữ liệu ngành, trục dữ liệu y tế của tỉnh;
+ Dữ liệu, thông tin y tế từ tỉnh
kết nối liên thông lên Bộ Y tế (theo hướng dẫn của Bộ Y tế);
+ 100% các trạm y tế xã, phường,
thị trấn bảo đảm hạ tầng, thiết bị, hệ thống kết nối khám chữa bệnh từ xa.
2.3. Định hướng đến năm
2030
- 100% cơ sở khám chữa bệnh
(bao gồm cả cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập) triển khai hồ sơ bệnh án điện
tử.
- 100% dữ liệu sức khỏe của người
dân được hình thành trong các đợt khám chữa bệnh được cập nhật đầy đủ lên kho dữ
liệu hồ sơ sức khỏe điện tử.
- 100% cơ sở khám chữa bệnh triển
khai các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, các cơ sở khám chữa bệnh khu vực
đô thị đạt tối thiểu 30% trên tổng giá trị thanh toán viện phí.
- Tích hợp công nghệ số vào dịch
vụ theo dõi chăm sóc sức khỏe tại gia đình; người dân có thể đặt lịch khám và
tư vấn sức khỏe qua phần mềm 24/7.
- Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám
chữa bệnh từ xa bao gồm hệ thống thông tin quản lý nhà nước về hoạt động tư vấn
khám chữa bệnh từ xa, kết nối các hệ thống ứng dụng tư vấn khám chữa bệnh từ xa
và đặt lịch khám chữa bệnh.
III. NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP
1. Nhiệm vụ
- Khởi tạo dữ liệu sức khỏe
toàn dân, dữ liệu sức khỏe người dân được khởi tạo, cập nhật tức thời, thường
xuyên đầy đủ về kho dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, cụ thể: nguồn chuyên môn
khám chữa bệnh, phòng bệnh; nguồn hành chính, nguồn dữ liệu bảo hiểm y tế, nguồn
dữ liệu dân số.
- Cập nhật dữ liệu sức khỏe người
dân thường xuyên, liên tục, đầy đủ, chính xác và được xác thực với cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư.
- Kết nối, chia sẻ và khai thác
sử dụng các kho dữ liệu, hệ thống thông tin.
2. Giải pháp
- Tất cả các cơ sở y tế kết nối
dữ liệu khám chữa bệnh theo chuẩn dữ liệu theo Quyết định số 4210/QĐ-BYT ngày
20/9/2017 của Bộ Y tế về việc quy định chuẩn và định dạng dữ liệu đầu ra sử dụng
trong quản lý, giám định và thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với
hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử của tỉnh.
- Tất cả các dữ liệu sức khỏe của
người dân được hình thành trong các đợt khám chữa bệnh được cập nhật đầy đủ lên
kho dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử.
- Xây dựng trục cơ sở dữ liệu
ngành Y tế của tỉnh để kết nối liên thông các cơ sở dữ liệu y tế trên địa bàn tỉnh
và liên thông dữ liệu y tế của tỉnh lên kho dữ liệu y tế của Bộ Y tế.
- Các cơ sở khám chữa bệnh nâng
cấp hệ thống công nghệ thông tin để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.
- Các cơ sở y tế triển khai thực
hiện khám sức khỏe bằng căn cước công dân có gắn chíp thay cho thẻ bảo hiểm y tế
dưới sự hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải.
- Các cơ sở khám chữa bệnh
(công lập và tư nhân) công bố đủ điều kiện khám sức khỏe lái xe triển khai thực
hiện kết nối liên thông dữ liệu hồ sơ khám sức khỏe người lái xe với hệ thống dịch
vụ công của Bộ Giao thông vận tải.
- Mỗi nền tảng số y tế đều phải
được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin trước khi đưa vào sử dụng.
- Tăng cường công tác đào tạo,
bồi dưỡng công chức, viên chức và người lao động ngành Y tế về ứng dụng CNTT,
chuyển đổi số y tế.
- Hỗ trợ chuyên gia, nhân sự chủ
chốt về chuyển đổi số và phân công phụ trách đến từng cơ sở khám chữa bệnh để
phối hợp triển khai bệnh án điện tử, các nền tảng số y tế cũng như các hệ thống
thông tin chuyên ngành y tế.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức của các cơ
quan quản lý, các cơ sở y tế, doanh nghiệp, cộng đồng về vai trò và lợi ích của
chuyển đổi số ngành y tế.
- Xây dựng các chương trình
truyền thông về triển khai nền tảng số y tế trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
cho Nhân dân, bao gồm: triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, tư vấn khám chữa bệnh
từ xa, đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến, bệnh án điện tử và các nội dung khác
có liên quan.
- Duy trì kinh phí hàng năm để
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyển đổi số y tế, bổ sung cơ sở hạ tầng phần cứng,
phần mềm theo yêu cầu của công việc nhằm thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
- Biểu dương, khen thưởng các tổ
chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong chuyển đổi số ngành y tế.
3. Kinh phí thực hiện
- Bao gồm từ các nguồn: ngân
sách nhà nước cấp theo phân cấp quản lý hiện hành; nguồn đầu tư của doanh nghiệp;
khu vực tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của
pháp.
- Tổng kinh phí thực hiện là:
27.853.387.276 đồng, trong đó:
+ Chi phí mua sắm thiết bị phục
vụ hoạt động khám chữa bệnh từ xa tại các trạm y tế tuyến xã giai đoạn 2023 -
2025: 9.966.000.000 đồng;
+ Chi phí triển khai thí điểm bệnh
án điện tử tại 02 Trung tâm Y tế huyện Tràng Định và huyện Văn Lãng:
1.736.400.000 đồng;
+ Chi phí xây dựng hệ thống trục
dữ liệu, cơ sở dữ liệu ngành Y tế: 16.041.337.276 đồng;
+ Chi phí tổ chức đào tạo, chuyển
giao công nghệ cho cán bộ chuyên trách tại các trạm y tế tuyến xã giai đoạn
2023 - 2025: 109.650.000 đồng.
(Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm
theo).
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Có trách nhiệm chủ trì phối hợp
với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này.
- Chủ động đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, bố trí cơ sở vật chất duy trì bảo đảm triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch
này.
- Căn cứ các văn bản chế độ, chủ
trì xây dựng dự toán hàng năm, gửi Sở Tài chính xem xét, thẩm định, trình cấp
có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch. Thực hiện
thanh toán, quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh
giá tình hình thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế, tổng kết vào
năm kết thúc Kế hoạch.
- Tiếp nhận các kiến nghị, phản
ánh của các tổ chức, cá nhân liên quan khi gặp khó khăn, vướng mắc cần đề nghị
UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung Kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh
và hướng dẫn của Trung ương.
2. Sở Tài chính
Hàng năm, trên cơ sở dự toán do
các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng, căn cứ khả năng ngân sách,
tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch
được phê duyệt. Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn việc quản lý và sử dụng nguồn
kinh phí theo quy định của pháp luật.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với Sở Y tế và các
cơ quan, đơn vị liên quan triển khai Kế hoạch này.
- Tổ chức thẩm định dự án ứng dụng
CNTT trong Kế hoạch thuộc thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số
73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng
CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
4. Sở Thông tin và Truyền
thông
- Chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng
các cơ quan báo chí tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về
các nền tảng số y tế.
- Phối hợp với Sở Y tế, Công an
tỉnh tổ chức triển khai kết nối, chia sẻ, xác thực thông tin từ các nền tảng số
y tế với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và bảo hiểm.
5. Sở Giao thông vận tải
Phối hợp với Sở Y tế trong việc
triển khai thực hiện kết nối liên thông dữ liệu hồ sơ khám sức khỏe người lái
xe với hệ thống dịch vụ công của Bộ Giao thông vận tải.
6. Công an tỉnh
Chủ trì tổ chức triển khai kết
nối, chia sẻ, xác thực thông tin từ các nền tảng số y tế với Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư.
Phối hợp với Sở Y tế và các cơ
quan liên quan tổ chức liên thông dữ liệu về thông báo lưu trú của bệnh nhân điều
trị nội trú tại cơ sở khám chữa bệnh trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.
7. Bảo hiểm xã hội tỉnh
Chủ trì tổ chức triển khai kết
nối, chia sẻ, xác thực thông tin từ các nền tảng số y tế với Cơ sở dữ liệu quốc
gia về bảo hiểm.
8. Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh, Báo Lạng Sơn
Xây dựng và tổ chức các chương
trình truyền thông về triển khai nền tảng số y tế trong các lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe cho Nhân dân, bao gồm: triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, tư vấn khám chữa
bệnh từ xa, đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến, bệnh án điện tử và các nội dung
khác có liên quan.
9. Các sở, ban, ngành khác;
UBND các huyện, thành phố
Theo chức năng, nhiệm vụ được
giao chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.
10. Các doanh nghiệp viễn
thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Tích cực phối hợp với các cơ
quan liên quan tham gia, cộng tác thực hiện các chương trình, dự án trong hoạt
động ứng dụng CNTT và chuyển đổi số y tế của Kế hoạch này.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban,
ngành, UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh
triển khai thực hiện; trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc báo cáo UBND tỉnh
(qua Sở Y tế) để xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các doanh nghiệp viễn thông tỉnh;
- C, PCVP UBND tỉnh, các phòng CM, TT TT;
- Lưu: VT, KG-VX (NTB).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Xuân Huyên
|