Kế hoạch 01/KH-UBND phòng, chống bệnh động vật và thủy sản năm 2017 do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 01/KH-UBND
Ngày ban hành 06/01/2017
Ngày có hiệu lực 06/01/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Đình Quang
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 06 tháng 01 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG BỆNH ĐỘNG VẬT, THỦY SẢN NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

Để phòng, chống dịch bệnh động vật và thủy sản có hiệu quả, nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ động vật, nâng cao hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi, đảm bảo tính bền vững trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật và thủy sản trên địa bàn tỉnh như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch nhằm ngăn chặn, khống chế dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản bảo đảm cho sản xuất chăn nuôi, thủy sản phát triển ổn định, bền vững.

- Nâng cao vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương, các ban ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan, tiến tới xã hội hóa trong công tác phòng, chống dịch bệnh, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

- Hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra. Tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình, kiểm tra, phát hiện kịp thời các dịch bệnh xảy ra (nếu có). Chủ động triển khai nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả công tác chống bệnh động vật và Thủy sản

2. Yêu cầu

- Đảm bảo sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở; vận động toàn dân tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh cho động vật và thủy sản.

- Các biện pháp phòng, chống bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản phải tuân theo quy định của Luật Thú y, Nghị định 35/2016/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y.

- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản phải đồng bộ, nhanh chóng, chính xác, kịp thời, triệt để và hiệu quả.

II. Nội dung kế hoạch

1. Phòng bệnh động vật trên cạn khi chưa có dịch, bệnh xảy ra

a) Giám sát dịch bệnh chủ động.

Tăng cường xây dựng, củng cố hệ thống giám sát dịch bệnh từ tỉnh tới cơ sở, bảo đảm giám sát tới từng thôn, bản, tổ nhân dân, hộ chăn nuôi; giao trách nhiệm cho nhân viên thú y cấp xã, thú y thôn bản phối hợp với trưởng, phó các thôn, bản, tổ nhân dân trong việc giám sát dịch bệnh tại cơ sở, kịp thời phát hiện dịch bệnh ngay từ khi mới phát sinh.Tiến tới thiết lập hệ thống thông tin báo cáo, giám sát dịch, bệnh ngay tại cơ sở đầu mối là trưởng, phó thôn và thú y viên thôn bản.

Lấy mẫu kiểm tra để phát hiện kịp thời sự lưu hành của mầm bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đặc biệt một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Bệnh cúm gia cầm, bệnh Lở mồm long móng gia súc, bệnh Tai xanh trên đàn lợn; tổ chức các đợt giám sát sau tiêm phòng để xác định mức độ bảo hộ của vắc xin phòng bệnh.

Lấy mẫu xét nghiệm khi có động vật ốm, chết không rõ nguyên nhân để kịp thời chẩn đoán dịch bệnh và thực hiện kịp thời các biện pháp ngăn chặn, khống chế.

Thực hiện quan trắc các chỉ tiêu về môi trường nước và mầm bệnh đối với các cơ sở sản xuất thủy sản giống, nuôi thủy sản thương phẩm và môi trường tự nhiên.

b) Tiêm phòng vắc xin

Triển khai công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm theo đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT, thực hiện tiêm phòng 2 vụ/năm (Vụ Xuân-Hè, vụ Thu - Đông) và tiêm bổ sung hàng tháng đối với gia súc, gia cầm đủ điều kiện tiêm phòng.

Danh mục các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc thực hiện theo quy định tại mục 1, Phụ lục 07 các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật phải phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin và giám sát bệnh định kỳ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

c) Vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường.

Hướng dẫn các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản các kỹ thuật, quy trình thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng, trại, ao nuôi.

Tổ chức thực hiện hiệu quả “tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng” theo sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Định kỳ thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường, chuồng trại chăn nuôi, các chợ, điểm kinh doanh, giết mổ động vật và Thủy sản; riêng tại các chợ bán động vật sống phải được vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng hóa chất hàng ngày sau mỗi phiên chợ.

d) Kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y an toàn thực phẩm.

Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật ra vào địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật, sản phẩm động vật chưa qua kiểm dịch thú y; kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập lậu, động vật nghi nhiễm bệnh hoặc chết do mắc bệnh vận chuyển trái phép.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ