UBND TỈNH TIỀN
GIANG
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số: 43/HD-SKH&CN
|
Mỹ Tho, ngày 23
tháng 02 năm 2006
|
HƯỚNG DẪN
VỀ ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC, BIỂU MẪU TRONG VIỆC HỖ TRỢ ƯU ĐÃI CHO
CÁC DOANH NGHIỆP THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
TIỀN GIANG.
Căn cứ Nghị định số
45/1998/NĐ – CP ngày 01/7/1998 của Chính phủ qui định chi tiết về chuyển giao
công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một số chính
sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động
khoa học và công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp;
Thông tư liên tịch 2341/2000/TTLB/BKHCNMT, BTC ngày 28/11/2000 của liên Bộ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định
số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999;
Căn cứ Thông tư của Bộ KHCN&MT số 3055/TT-SHCN ngày 31/12/1996 hướng dẫn
thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ
tục khác trong Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996;
Quy định của Cục Sở hữu công nghiệp số 308/ĐK ngày 11/6/1997 quy định về hình
thức và nội dung các loại đơn về sở hữu công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 55/2002/TT-BKHCN&MT ngày 23/7/2002 của Bộ Khoa học Công
nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) về việc hướng dẫn thẩm định
công nghệ và môi trường các dự án đầu tư;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 85/2004/TTLT-BTC-BKHCN ngày 20/8/2004 của liên Bộ
Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý tài chính đối với các dự
án khoa học và công nghệ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ và có thu hồi kinh phí;
Căn cứ Quyết định số 19/2004/QĐ-BKHCN ngày 14/7/2004 của Bộ trưởng Bộ KH &
CN về việc ban hành quy chế tuyển chọn Giải thưởng chất lượng Việt Nam;
Sở Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản này hướng dẫn về điều kiện, thủ tục,
biểu mẫu trong việc hỗ trợ ưu đãi cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động
khoa học – công nghệ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
1. Về triển khai đề tài, dự án nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ:
1.1. Điều kiện:
a. Các
tổ chức có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực khoa
học và công nghệ của đề tài, dự án.
b. Đối với dự án: Các dự án đầu tư phát triển ở
quy mô vừa và nhỏ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra những sản phẩm mới
mà tỉnh Tiền Giang chưa có hoặc có ở trình độ thấp hơn; Ứng dụng công nghệ mới
mà Tiền Giang chưa có.
1.2. Mức và phương thức hỗ trợ:
- Mức hỗ trợ: Mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà
nước cho các dự án tối đa không quá 30% tổng mức kinh phí đầu tư mới cần thiết
để thực hiện dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (không tính trang thiết
bị, nhà xưởng đã có vào tổng kinh phí). Mức hỗ trợ cụ thể cho từng dự án do cơ
quan ra quyết định phê duyệt dự án xem xét quyết định và chịu trách nhiệm về
quyết định của mình.
- Phương thức
hỗ trợ: Kinh phí hỗ trợ sẽ được chuyển cho đơn vị thực hiện sau khi hợp đồng đã
được ký kết giữa Sở Khoa học và Công nghệ với đơn vị chủ trì thực hiện đề tài,
dự án. Mức thu hồi kinh phí hỗ trợ từ 70% - 80%. Thời gian thu hồi kinh phí của
từng đề tài, dự án tối đa không quá 24 tháng sau khi đề tài, dự án kết thúc.
1.3. Thủ tục - biểu mẫu:
a. Các đơn vị phải tiến hành đăng ký đề tài, dự án
theo mẫu thống nhất được giới thiệu trên Website của Sở Khoa học và Công nghệ
(thời gian đăng ký từ ngày 01/6 đến ngày 30/7 hàng năm).
b. Cơ quan tiếp nhận đăng ký: Sở Khoa học
và Công nghệ tỉnh Tiền Giang.
2. Về thẩm định công nghệ:
2.1. Hồ
sơ:
2.1.1. Đối với thẩm định thiết bị đơn
lẻ: công văn đề nghị thẩm định thiết bị, kèm catalogue thiết bị (1 bản).
2.1.2. Đối với thẩm định công nghệ
các dự án đầu tư; hợp đồng chuyển giao công nghệ:
a. Văn bản
yêu cầu thẩm định công nghệ của cơ quan/đơn vị yêu cầu.
b. 01 (một) bộ
báo cáo đầu tư; dự án đầu tư; dự án mua sắm thiết bị trong đó phải có một phần
hoặc một chương giải trình về thiết bị - công nghệ sản xuất; hợp đồng chuyển
giao công nghệ.
2.2. Nội dung thẩm định:
2.2.1. Thiết bị:
a. Ký mã hiệu
của thiết bị.
b. Xuất xứ của
thiết bị.
c. Năm chế tạo.
d.Các đặc
tính, tính năng kỹ thuật.
2.2.2. Công nghệ:
a. Các sản phẩm
do công nghệ tạo ra; thị trường sản phẩm.
b. Lựa chọn
công nghệ.
c. Thiết bị
trong dây chuyền công nghệ.
d. Nguyên,
nhiên liệu, linh kiện, phụ tùng cho sản xuất.
e. Lựa chọn địa
điểm.
f. Chuyển
giao công nghệ.
g. Ảnh hưởng
của dự án đối với môi trường.
h. Hiệu quả
kinh tế - xã hội của dự án.
Những vấn đề khác liên quan.
2.3. Thời gian thẩm định:
- Đối với nội dung thẩm định thiết bị:
7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Đối với nội dung thẩm định dự án, hợp
đồng chuyển giao công nghệ: Không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ.
2.4. Phí, lệ
phí:
Thực hiện
theo Thông tư liên tịch số 139/1998/TTLT-BTC-BKHCNMT ngày 23/10/1998 của Bộ Tài
chính và Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ).
Cụ thể:
- Phí thẩm định
hợp đồng chuyển giao công nghệ được tính theo tỉ lệ 0,1% (một phần ngàn) tổng
giá trị hợp đồng, nhưng tối đa không quá 20 triệu đồng và tối thiểu không dưới
2 triệu đồng.
- Đối với hợp
đồng chuyển giao công nghệ xin bổ sung, sửa đổi thì phí thẩm định phải nộp bằng
0,1% (một phần ngàn) tổng giá trị hợp đồng sửa đổi, nhưng tối đa không quá 10
triệu đồng và tối thiểu không dưới 1 triệu đồng.
- Đối với hợp
đồng chuyển giao công nghệ không phải phê duyệt, nhưng phải đăng ký tại Sở Khoa
học và Công nghệ thì mức lệ phí là 200.000 đồng cho mỗi hợp đồng.
2.5. Nơi nhận
và cấp giấy:
Phòng Tổng hợp- Sở Khoa học và Công
nghệ.
3. Về đăng ký
nhãn hiệu hàng hóa:
Hồ
sơ theo quy định của Cục Sở hữu trí tuệ gồm:
3.1. Tờ khai
yêu cầu cấp văn bằng độc quyền NHHH (3 bản - mẫu 04 -TK)
3.2. Quy chế
sử dụng nhãn hiệu tập thể (01 bản).
3.3.
Mẫu nhãn hiệu hàng hóa (20 mẫu).
3.4.
Mẫu biểu tượng (logo) (20 mẫu).
3.5.
Giấy phép đăng ký kinh doanh (2 bản - bản sao công chứng).
3.6.
Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp (1 bản).
3.7.
Giấy ủy quyền (2 bản).
3.8.
Chứng từ nộp lệ phí (01 bản).
Để tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp xác lập quyền theo chương trình hỗ trợ doanh nghiệp
thì đơn vị đăng ký chỉ cần nộp cho Sở Khoa học và Công nghệ các hồ sơ sau:
a. Giấy phép
đăng ký kinh doanh (2 bản - bản sao công chứng).
b. Mẫu nhãn
hiệu hàng hóa (3 mẫu) hoặc mẫu biểu tượng (logo – 3 mẫu).
Phòng quản lý Công nghệ - Thông tin Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tra cứu,
phân tích kỹ thuật xác lập quyền và hướng dẫn cho người nộp đơn thực hiện các hồ
sơ nêu trên theo trình tự qui định của pháp luật về đăng ký bảo hộ độc quyền
nhãn hiệu hàng hóa (hồ sơ thực hiện theo mẫu trên máy, không viết tay).
4.
Về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và tham gia Giải thưởng chất lượng Việt
Nam:
4.1. Điều kiện:
Tất cả các doanh
nghiệp không phân biệt loại hình kinh tế có nhu cầu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật để nâng cao năng suất, chất lượng đều được hỗ trợ thực hiện theo mức hỗ
trợ quy định chung của tỉnh.
4.2. Thủ tục:
- Vào đầu mỗi
năm, các đơn vị gửi công văn đăng ký thực hiện về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng
hợp, xây dựng kế hoạch chung của tỉnh.
- Sau khi các đơn
vị đã ký kết hợp đồng thực hiện với tổ chức tư vấn thì hồ sơ được gửi về Chi cục
tiêu chuẩn – đo lường - chất lượng tỉnh (số 39 – Trưng Trắc - phường 1 - TPMT)
đề nghị hỗ trợ.
+ Đối với đơn vị
xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng các mô hình cải tiến năng suất,
thực hiện chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, hồ sơ gồm:
- 01 bản hợp đồng
tư vấn hoặc chứng nhận (bản gốc) giữa doanh nghiệp và tổ chức tư vấn/chứng nhận.
- Công văn đề nghị hỗ
trợ kinh phí thực hiện.
+ Đối với đơn vị tham
gia Giải thưởng chất lượng Việt Nam:
- Phiếu thu phí tham dự
và các chi phí khác (nếu có).
- Công văn đề nghị hỗ
trợ kinh phí thực hiện.
- Chi cục Tiêu chuẩn –
Đo lường Chất lượng sẽ hướng dẫn viết báo cáo tham gia Giải thưởng chất lượng
Việt Nam.
+ Đối với đơn vị tự
công bố hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn:
- Phiếu thu phí thử
nghiệm sản phẩm hàng hóa thực hiện công bố.
- Công văn đề nghị hỗ
trợ kinh phí thực hiện.
Cùng với việc hỗ trợ
kinh phí thực hiện, Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường Chất lượng sẽ liên hệ hướng dẫn
cụ thể các bước công việc, các thủ tục khác để tạo thuận lợi cho các đơn vị
trong quá trình thực hiện.
4.3. Mức hỗ trợ:
TT
|
Nội dung hỗ trợ
|
Mức hỗ trợ
|
01
|
Xây dựng và áp
dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế (ISO 9000, ISO
14000, HACCP, GMP, SA 8000,…).
|
Từ 20 đến 30
triệu đồng và không quá 50% chi phí tư vấn.
|
02
|
Tham gia
Giải thưởng chất lượng Việt Nam.
|
Hỗ trợ
toàn bộ chi phí tham dự.
|
03
|
Chứng nhận
sản phẩm phù hợp TCVN hoặc tiêu chuẩn Quốc tế.
|
Từ 15 đến 20
triệu đồng và không quá 50% chi phí đánh giá chứng nhận.
|
04
|
Tự công
bố hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn ngành hoặc TCVN.
|
03 triệu đồng/01
sản phẩm nhưng không quá 15 triệu đồng/01 đơn vị.
|
05
|
Áp dụng
các mô hình cải tiến năng suất khác (5S, tiết kiệm năng lượng, giảm chi
phí,…)
|
Từ 10 đến 30
triệu đồng và không quá 50% chi phí tư vấn.
|
Trên đây là hướng dẫn của
Sở Khoa học và Công nghệ ở một số lĩnh vực quản lý của ngành, trong quá trình
thực hiện Sở Khoa học và Công nghệ sẽ hướng dẫn chi tiết đối với từng vụ việc cụ
thể./.