LIÊN TỊCH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẢO HIỂM XÃ HỘI TP. HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4103/HDLS/BHXH-GDĐT
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 01 tháng 8 năm 2023
|
HƯỚNG
DẪN
THỰC
HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH, SINH VIÊN NĂM HỌC 2023-2024
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm
2014; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;
Căn cứ Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14 tháng 5
năm 2023 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên
chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Thông tư số 30/2020/TT-BYT ngày 31 tháng 12
năm 2020 của Bộ Y tế định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều
của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế;
Căn cứ Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4
năm 2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định Quản lý thu
Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn lao động-
bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; Quyết định
490/QĐ-BHXH ngày 28/03/2023 và Quyết định số 948/BHXH-QĐ ngày 05 tháng 6 năm
2023 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định
thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn lao
động- bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế;
Căn cứ Quyết định số 2222/QĐ-BHXH ngày 16/08/2022 của
Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành mức chi thù lao cho tổ chức dịch vụ thu bảo
hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế và các cơ sở giáo dục; Công văn số
59/BHXH-TCKT ngày 07 tháng 01 năm 2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng
dẫn trích, chuyển, quyết toán kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu theo Nghị định
số 146/2018/NĐ-CP; Công văn số 1046/BHXH-CSYT ngày 31 tháng 03 năm 2020 của Bảo
hiểm xã hội Việt Nam về việc sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu
(CSSKBĐ) để mua thuốc sát trùng và xà phòng chống dịch Covid-19; Công văn số
1147/BHXH-TST ngày 04/5/2022 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc kê khai số
ĐDCN/CCCD khi nộp hồ sơ tham gia BHXH, BHYT;
Căn cứ Công văn số 1388/UBND-VX ngày 05/05/2021 của
Ủy ban nhân dân Thành phố về việc triển khai cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID-
Bảo hiểm xã hội số trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Công văn số 3792/UBND-VX
ngày 17 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc
tăng cường thực hiện công tác bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học
2022-2023;
Căn cứ Công văn số 1183/BHXH-CNTT ngày 23/3/2023 của
Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chú Minh về việc cập nhật, đồng bộ số ĐDCN/CCCD của
người tham gia theo Kế hoạch số 2207/KH-BHXH ngày 12/08/2022. Công văn số
2623/TB-BHXH ngày 06/6/2023 của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về việc
đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp kể từ ngày 01/07/2023.
Sở Giáo dục và Đào tạo - Bảo hiểm xã hội Thành Phố
Hồ Chí Minh hướng dẫn thực hiện công tác thu bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh sinh
viên (HSSV) năm học 2023-2024 tại các trường học trên địa bàn Thành phố như
sau:
I. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA, MỨC ĐÓNG,
PHƯƠNG THỨC ĐÓNG BHYT
1. Đối tượng tham gia
Học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở
giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM), trừ những em đã tham gia BHYT theo các nhóm đối tượng khác theo quy định
của Luật BHYT và những HSSV là người nước ngoài không được cấp học bổng từ ngân
sách của Nhà nước Việt Nam.
Lưu ý: HSSV đang theo học tại các cơ sở giáo dục
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân tham gia đóng BHYT tại trường đang theo học,
không tham gia BHYT hộ gia đình.
2. Mức đóng BHYT HSSV:
bằng 4,5% mức lương cơ sở (x) số tháng tương ứng thời hạn sử dụng của thẻ BHYT
(Mức lương cơ sở từ 01/07/2023 là 1.800.000 đồng theo quy định tại Nghị định số
24/2023/NĐ-CP ngày 14/05/2023 của Chính Phủ)
Đơn vị tính: đồng
Phương thức
|
Tổng mức đóng
BHYT
|
Trong đó
|
HSSV đóng 70%
|
Ngân sách nhà
nước hỗ trợ 30%
|
3 tháng
|
243.000
|
170.100
|
72.900
|
6 tháng
|
486.000
|
340.200
|
145.800
|
9 tháng
|
729.000
|
510.300
|
218.700
|
12 tháng
|
972.000
|
680.400
|
291.600
|
Lưu ý:
Đối với trường hợp HSSV năm đầu cấp hoặc đã tham gia
BHYT gián đoạn trong năm học trước thì tham gia BHYT ngay từ đầu năm học.
Khi Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở, tỷ lệ đóng
BHYT, người tham gia và Ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung hoặc không
được hoàn trả phần chênh lệch do điều chỉnh đối với thời gian còn lại mà người
tham gia đã đóng BHYT.
3. Phương thức, thời gian đóng
- HSSV đăng ký tham gia BHYT và đóng tiền tại trường,
cơ sở giáo dục nơi đang theo học theo các phương thức đóng như: 3 tháng, 6
tháng, 9 tháng, 12 tháng. Trường hợp tham gia phương thức 3 tháng, 6 tháng khi
thẻ sắp hết hạn nhà trường, cơ sở giáo dục đôn đốc HSSV tiếp tục đăng ký tham
gia để thẻ có giá trị liên tục đến hết năm tài chính.
- Nhà trường, cơ sở giáo dục có trách nhiệm lập
danh sách tham gia BHYT, tổ chức thu tiền đóng BHYT HSSV, chuyển nộp cho cơ
quan bảo hiểm xã hội (BHXH) theo đúng quy định.
- Cơ quan BHXH: phát hành và chuyển giao thẻ BHYT
(nếu có) kịp thời cho nhà trường để phát cho HSSV ngay khi nhận đủ hồ sơ và số
tiền đóng đã chuyển vào tài khoản cơ quan BHXH.
Lưu ý:
- Trường hợp HSSV có thẻ BHYT hết hạn sử dụng rơi
vào các tháng còn lại trong năm 2023 hoặc chưa tham gia BHYT trước đó, thì nhà
trường có trách nhiệm lập danh sách mua thẻ BHYT cho HSSV những tháng còn lại
cho đến 31/12/2023 và thực hiện theo phương thức nêu trên cho cả năm 2024.
- Đối với HSSV thuộc diện hộ gia đình cận nghèo,
theo quy định phải tham gia BHYT tại địa phương (Ngân sách nhà nước hỗ trợ
70%). Nếu chưa tham gia BHYT ở địa phương thì tham gia BHYT HSSV tại trường. Nếu
sau đó được cấp thẻ theo đối tượng khác thì sẽ được hoàn trả theo quy định
(thoái trả tiền đã đóng từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có
giá trị sử dụng).
- HSSV có thẻ BHYT thuộc nhóm đối tượng khác (thân
nhân Công an; Quân đội; Ban cơ yếu; Nghèo; Cận nghèo...) nếu hết giá trị sử dụng
thẻ BHYT và không tiếp tục tham gia theo nhóm đối tượng khác, thì tiếp tục tham
gia theo nhóm HSSV ngay từ tháng tiếp theo tại trường đang theo học đến hết thời
hạn chung của nhà trường.
4. Hồ sơ thủ tục khi tham gia
BHYT bắt buộc
4.1. Đối với trường hợp chưa có mã số:
- HSSV cung cấp Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông
tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); Phụ lục thành viên hộ gia đình; Giấy khai sinh;
ĐDCN/CCCD/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác cho nhà trường, cơ sở giáo dục.
- Nhà trường, cơ sở giáo dục: lập Danh sách người
chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS) kèm mẫu TK1-TS, phụ lục thành viên hộ gia đình,
ĐDCN/CCCD.... gửi cơ quan BHXH theo phiếu giao nhận hồ sơ 603.
- Trường hợp HSSV chưa có mã số BHXH, nếu không
cung cấp đầy đủ hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ thông báo trả hồ sơ về để nhà trường bổ
sung.
4.2. Đối với trường hợp đã có mã số BHXH: căn cứ Mẫu
TK1-TS do HSSV kê khai, nhà trường lập Mẫu D03-TS ghi đầy đủ mã số BHXH gửi cơ
quan BHXH theo phiếu giao nhận hồ sơ 603.
4.3. Khi lập Mẫu D03-TS nhà trường lập thành 02
danh sách riêng: danh sách đã có mã số BHXH và danh sách chưa có mã số BHXH.
Trường hợp lập không đúng quy định trên cơ quan BHXH trả hồ sơ về để kê khai lại.
5. Thời hạn sử dụng thẻ BHYT
Căn cứ Khoản 7, Điều 13 của Nghị định số
146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ, thẻ BHYT HSSV có giá trị
sử dụng như sau:
5.1. Giá trị sử dụng của thẻ BHYT tương ứng số
tiền đóng BHYT theo quy định:
Trường hợp tham gia BHYT liên tục thì thẻ BHYT có
giá trị từ ngày 01 của tháng liền kề tháng thẻ BHYT cũ hết giá trị sử dụng. Trường
hợp tham gia không liên tục hoặc gián đoạn không quá 3 tháng thì thẻ BHYT chỉ
có giá trị từ ngày 01 của tháng đóng tiền.
Trường hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia
không liên tục quá 3 tháng trong năm tài chính, thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ
ngày 01 của tháng liền kề tháng đóng tiền.
5.2. Giá trị thẻ BHYT được cấp hàng năm cho học
sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó:
- Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ
ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học hoặc ngày 01/11 hoặc 01/12 tháng
liền kề tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi;
- Đối với học sinh lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến
hết ngày 30 tháng 9 của năm đó.
5.3. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất
của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp
thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng.
5.4. Đối với học sinh, sinh viên năm cuối của
khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa
học.
II. PHẠM VI, QUYỀN LỢI BHYT
1. Phạm vi BHYT HSSV bao gồm:
Chăm sóc sức khỏe ban đầu - Khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú - nội trú - tai nạn
giao thông.
2. Quyền lợi của HSSV khi
tham gia BHYT: Theo quy định của Luật BHYT; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP
của Chính phủ ngày 17/06/2018.
- HSSV được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các
Bệnh viện tuyến quận, huyện và tương đương; các Bệnh viện đa khoa tuyến Tỉnh và
tương đương theo danh sách của cơ quan BHXH cung cấp cho nhà trường và trên
trang web: http://bhxhtphcm.gov.vn.
- Mức hưởng BHYT: căn cứ vào Điều 22 của Luật BHYT;
Điều 14 Chương IV Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của
Chính phủ và các văn bản hướng dẫn liên quan.
3. Trích, sử dụng và quyết
toán kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu BHYT HSSV
3.1. Tỷ lệ được trích
Thực hiện quy định tại Điều 33 Chương VIII Nghị định
số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 thì số tiền trích để lại cho cơ sở
giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 5% số thu bảo hiểm y tế tính trên tổng
số trẻ em dưới 6 tuổi (đang theo học tại cơ sở giáo dục mầm non công lập và
ngoài công lập) hoặc học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục.
3.2. Điều kiện được trích chuyển kinh phí ban
đầu cho các cơ sở giáo dục:
Căn cứ quy định tại Điều 34 Chương VIII Nghị định số
146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 quy định cơ sở giáo dục hoặc cơ sở
giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quy định tại điểm b khoản
1 Điều 31 Nghị định này (trừ cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp đã ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
theo quy định tại Điều 19 Nghị định này) được cấp kinh phí từ quỹ Bảo hiểm y tế
để thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu khi có đủ các
điều kiện sau đây:
- Có ít nhất một người có đủ điều kiện hành nghề
khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh làm việc
chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu;
- Có phòng y tế hoặc phòng làm việc riêng để thực
hiện việc sơ cấp cứu, xử trí ban đầu cho các đối tượng do cơ sở giáo dục hoặc
cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý khi bị tai nạn
thương tích, các bệnh thông thường trong thời gian học tập, làm việc tại cơ sở
giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Đã đóng đủ tiền BHYT trong kỳ (ngoại trừ các cơ sở
giáo dục mầm non).
Căn cứ Điều 8 Thông tư 30/2020/TT-BYT ngày 31 tháng
12 năm 2020 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của
Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế: Hướng
dẫn thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe
ban đầu
- Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trừ kỹ thuật
viên xét nghiệm, kỹ thuật viên X-quang, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, hộ sinh
được thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các cơ sở giáo dục hoặc
cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (sau đây gọi là cơ
quan, đơn vị) chuyên trách hoặc kiêm nhiệm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34
Nghị định số 146/2018/NĐ-CP khi có một trong các giấy tờ sau đây:
+ Văn bản phân công công việc đối với người hành
nghề là viên chức hoặc người lao động của cơ quan, đơn vị;
+ Văn bản thỏa thuận đối với người hành nghề không
thuộc trường hợp quy định tại điểm a Khoản này.
- Văn bản thỏa thuận quy định tại điểm b khoản 1 Điều
này phải có những thông tin, nội dung chủ yếu sau đây:
+ Bên thuê người kiêm nhiệm khám bệnh, chữa bệnh
trong thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu (sau đây gọi là bên thuê):
Tên, địa chỉ của cơ quan, đơn vị; họ và tên người đứng đầu cơ quan, đơn vị; điện
thoại liên hệ;
+ Bên nhận thực hiện kiêm nhiệm khám bệnh, chữa bệnh
trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu (sau đây gọi là bên nhận): Họ và tên,
ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc
giấy tờ hợp pháp khác; điện thoại liên hệ đối với trường hợp ký văn bản thỏa
thuận với cá nhân người hành nghề hoặc tên, địa chỉ, họ và tên người đứng đầu
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp ký văn bản thỏa thuận với cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh;
+ Nội dung công việc, địa điểm làm việc và thời
gian làm việc, trong đó thời gian làm việc do bên thuê và bên nhận tự thỏa thuận;
+ Thời hạn thực hiện của văn bản thỏa thuận (theo
năm tài chính hoặc theo năm học);
+ Cam kết của bên thuê và bên nhận về việc tự chịu
trách nhiệm trước pháp luật đối với nội dung thỏa thuận và kết quả thực hiện
nhiệm vụ.
- Văn bản thỏa thuận chỉ được cơ quan, đơn vị ký với
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc với cá nhân thực hiện kiêm nhiệm khám bệnh, chữa
bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trụ sở trên cùng địa
bàn xã với cơ quan, đơn vị đó hoặc có trụ sở trên địa bàn của xã giáp ranh với
xã nơi cơ quan, đơn vị đó đặt trụ sở;
+ Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có đăng ký
hành nghề trong giờ hành chính trên địa bàn xã nơi cơ quan, đơn vị đó đặt trụ sở
hoặc có đăng ký hành nghề trong giờ hành chính trên địa bàn của xã giáp ranh với
xã nơi cơ quan, đơn vị đó đặt trụ sở.
3.3. Cấp kinh phí
Định kỳ 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ
quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chuyển số tiền quy định tại điểm này cho cơ
sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tổng hợp vào quyết toán quỹ khám
bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
3.4. Nội dung chi chăm sóc sức khỏe ban đầu
- Chi mua thuốc, vật tư y tế phục vụ sơ cấp cứu, xử
trí ban đầu cho trẻ em, học sinh, sinh viên, các đối tượng do cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp quản lý khi bị tai nạn thương tích hoặc các trường hợp bệnh thông
thường trong thời gian học, làm việc tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề
nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Chi mua sắm, sửa chữa trang thiết bị y tế thông
thường phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tủ tài liệu quản lý hồ sơ sức khỏe tại
cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Chi mua văn phòng phẩm phục vụ hoạt động khám bệnh,
chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu bao gồm cả mua sổ theo dõi sức
khỏe học sinh phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.
- Chi mua nước sát khuẩn, xà phòng, khẩu trang...
phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
3.5. Thanh toán, quyết toán kinh phí
- Đối với cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề
nghiệp công lập thực hiện hạch toán các khoản chi khám bệnh, chữa bệnh trong
công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu vào chi phí thực hiện công tác y tế tại cơ sở
và quyết toán với đơn vị quản lý cấp trên theo quy định hiện hành.
- Đối với cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề
nghiệp ngoài công lập thực hiện hạch toán các khoản chi khám bệnh, chữa bệnh
trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu vào chi phí của cơ sở và quyết toán với
đơn vị cấp trên (nếu có).
- Cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp được
cấp kinh phí chi cho khám bệnh, chữa bệnh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu theo
quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 có trách nhiệm sử dụng
cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, không được sử dụng vào các mục đích
khác; số kinh phí được cấp đến cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển nguồn sang
năm sau tiếp tục sử dụng, không phải quyết toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chuyển tiền
CSSKBĐ phát sinh trong năm tài chính chậm nhất ngày 31/01 năm sau. Nếu nhà trường,
cơ sở giáo dục không nộp hồ sơ điều kiện theo thời gian quy định (hằng năm, trước
ngày 31/10) cho cơ quan bảo hiểm xã hội thì sẽ không được chuyển kinh phí
CSSKBĐ.
3.6. Hồ sơ gồm: Trước ngày 31/10 hàng
năm nộp các hồ sơ sau theo phiếu giao nhận hồ sơ 666 (Theo Nghị định
146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018):
- Bằng cấp bác sĩ, lương y, cử nhân y tế, y sĩ của
nhân viên y tế (bản sao).
- Chứng chỉ/ Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
của nhân viên y tế (bản sao).
- Bản đề nghị trích chuyển kinh phí chăm sóc sức khỏe
ban đầu (Mẫu số 01a/BHYT).
- Danh sách học sinh, sinh viên tham gia BHYT theo
nhóm đối tượng khác (Mẫu số 02/BHYT).
- Quyết định thành lập phòng y tế hoặc phòng làm việc
riêng để thực hiện việc sơ cấp cứu, xử trí ban đầu (theo điều kiện được trích
chuyển kinh phí ban đầu tại mục 3.2).
+ Mẫu số 02/BHYT: Đối với HSSV có thẻ BHYT bắt buộc
thuộc nhóm đối tượng khác: thân nhân của các đối tượng theo quy định pháp luật
(Sĩ quan Quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân, Cơ yếu, HSSV
thuộc hộ nghèo, cận nghèo,...) đã được cấp thẻ BHYT bắt buộc theo quy định của
Chính phủ, nhà trường lập danh sách riêng theo dõi và tính chung vào tỷ lệ tham
gia của nhà trường để được cấp kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu. Để việc cấp
kinh phí được nhanh chóng thì nhà trường ghi đầy đủ thông tin vào mẫu biểu.
+ Trường hợp đến 31/10 hàng năm nhà trường chưa tập
hợp xong Mẫu số 02/BHYT thì nhà trường có thể nộp bổ sung cùng kỳ với đợt nộp hồ
sơ đề nghị cấp thẻ của nhà trường.
4. Mức thù lao thu BHYT HSSV
và thủ tục thanh toán
Kinh phí chi thù lao được tính trên tổng số tiền
mua thẻ BHYT do HSSV đóng, với mức chi như sau:
Phương thức
|
Tỷ lệ phân bổ
|
Vùng I
|
Vùng II
|
Vùng III
|
12 tháng
|
1,80%
|
2,30%
|
2,80%
|
06 tháng
|
1,62%
|
2,07%
|
2,52%
|
03 tháng
|
1,35%
|
1,73%
|
2,10%
|
(Thành phố Thủ Đức, các quận, huyện:
Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc vùng I. Riêng huyện Cần Giờ thuộc
vùng II)
Nguồn kinh phí này dùng để thực hiện các công việc:
- Vận động học sinh, sinh viên tham gia BHYT;
- Lập danh sách học sinh, sinh viên tham gia BHYT;
- Thu tiền đóng của học sinh, sinh viên; chuyển/nộp
tiền, hồ sơ của học sinh, sinh viên kịp thời, đầy đủ cho cơ quan BHXH;
- Nhận thẻ BHYT từ cơ quan BHXH trả cho học sinh,
sinh viên
Nhà trường lập Giấy thanh toán thù lao cho tổ chức
làm đại lý thu mẫu C66a-HD (ban hành theo thông tư 102/2018/TT-BTC) nộp cho cơ
quan BHXH theo từng đợt phát hành thẻ hoặc chậm nhất tổng hợp các đợt phát hành
thẻ trong tháng.
Cơ quan BHXH chuyển kinh phí chi thù lao cho nhà
trường theo từng đợt thu hoặc chậm nhất hàng tháng căn cứ số tiền do nhà trường
đề nghị trên cơ sở số thực thu của nhà trường.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của Sở Giáo dục
và Đào tạo
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Bảo
hiểm xã hội thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện tập trung các giải pháp đồng
bộ, chỉ đạo quyết liệt các đơn vị trường học thực hiện, đảm bảo đến hết năm
2023 có 100% HSSV tham gia BHYT.
- Lập danh sách các trường học có tỷ lệ tham gia
BHYT thấp để phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan đôn đốc, theo dõi thực
hiện; Cung cấp cho BHXH Thành phố số lượng tổng học sinh, sinh viên đang theo học
tại các trường do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý.
- Chủ trì, đôn đốc các đơn vị trường học thực hiện
chỉ đạo theo Công văn số 1388/UBND-VX ngày 05/5/2021 của Ủy ban nhân dân Thành
phố về việc triển khai cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID- Bảo hiểm xã hội số
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2. Trách nhiệm Cơ quan BHXH
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào
tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị trường học trên địa bàn thành phố
triển khai thực hiện hướng dẫn BHYT HSSV theo đúng thời gian và quy định của Luật
BHYT; tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp làm công tác thu
BHYT tại các trường.
- Chủ động tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành
phố những giải pháp phù hợp, hiệu quả để thực hiện tốt công tác BHYT HSSV trên
địa bàn.
- Tiếp nhận hồ sơ tham gia, thẩm định hồ sơ, xử lý
dữ liệu... và cấp thẻ BHYT đảm bảo kịp thời, đúng quy định.
- Định kỳ ngày 10 hàng tháng cung cấp danh sách
HSSV đến hạn đóng tiền nhưng chưa đóng cho các trường, cơ sở giáo dục để rà
soát, tuyên truyền, vận động các em tham gia BHYT. Chậm nhất ngày 30/9 hàng năm
cung cấp danh sách HSSV tham gia BHYT năm học trước liền kề cho nhà trường, cơ
sở giáo dục để làm cơ sở thu tiền, lập danh sách tham gia cho các em trong năm
học tiếp theo.
- Tuyên truyền sâu rộng chính sách BHYT HSSV, nâng
cao chất lượng và phương thức tuyên truyền, vận động mọi người dân nhất là phụ
huynh, HSSV tự giác tham gia BHYT.
- Chuyển kinh phí 5% kinh phí chăm sóc sức khỏe ban
đầu và 1.8% thù lao cho công tác thu BHYT HSSV vào tài khoản của nhà trường
theo quy định.
- Phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo và nhà trường
rà soát danh sách HSSV tham gia BHYT; phối hợp với nhà trường cấp thẻ học sinh
cho các em học sinh dưới 14 tuổi chưa được cấp thẻ CCCD.
- Tuyên truyền, phổ biến và yêu cầu toàn bộ HSSV của
trường cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID trong việc tra cứu quá trình tham gia
BHXH, BHYT, sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để khám chữa bệnh BHYT.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo sơ kết,
tổng kết công tác tham gia BHYT của đối tượng HSSV, rút ra kinh nghiệm, giải
pháp cho năm học tiếp theo, tổng hợp danh sách các trường, cơ sở giáo dục làm tốt
tham mưu BHXH Việt Nam, BHXH Thành phố khen thưởng theo quy định.
3. Trách nhiệm của Nhà trường,
cơ sở giáo dục
- Quán triệt công tác BHYT đến thầy, cô và HSSV
đang theo học tại trường.
- Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng tính nhân văn,
tính cộng đồng của chính sách BHYT, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi khi tham
gia BHYT của học sinh, sinh viên theo quy định của Luật BHYT; phát tờ rơi, thư
ngỏ do cơ quan BHXH cung cấp đến từng phụ huynh. Xác định việc tổ chức thu BHYT
học sinh là trách nhiệm của nhà trường, đảm bảo các trường có 100% học sinh
tham gia BHYT.
- Phối hợp với cơ quan BHXH tổ chức triển khai thực
hiện theo hướng dẫn này đúng tiến độ thời gian, chất lượng và hiệu quả. Các trường
thành lập bộ phận thu BHYT HSSV để tổ chức thu tiền và lập danh sách HSSV tham
gia BHYT chuyển về cho cơ quan BHXH đúng với thời gian quy định. Xem chỉ tiêu
tham gia BHYT HSSV là một chỉ tiêu đánh giá thi đua hàng năm của Nhà trường.
- Thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử (theo mẫu từ
BHXH thành phố) nhằm giảm thời gian đi lại và phòng chống dịch Covid-19, đồng
thời đảm bảo dữ liệu thu BHYT chính xác để cấp thẻ BHYT kịp thời cho HSSV.
- Phối hợp với cơ quan BHXH lập danh sách (kèm file
dữ liệu) đối với các em học sinh dưới 14 tuổi chưa được cấp CCCD (kể cả những
em đã được cấp thẻ BHYT theo các nhóm đối tượng khác theo Luật BHYT), để cơ
quan BHXH in thẻ học sinh chuyển lại cho nhà trường dán ảnh và đóng dấu giáp
lai. Khi đi khám bệnh xuất trình thẻ BHYT và thẻ học sinh có dán ảnh để được hưởng
quyền lợi BHYT theo quy định.
- Phối hợp với cơ quan BHXH tổ chức triển khai thực
hiện cài đặt ứng dụng VssID đến các em HSSV; Giao trách nhiệm cho giáo viên chủ
nhiệm tuyên truyền vận động và yêu cầu các em cài đặt, sử dụng ứng dụng VssID.
Nhằm thực hiện tốt Luật Bảo hiểm y tế, đề nghị Hiệu
Trưởng các trường, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc BHXH các quận,
huyện, TP. Thủ Đức tổ chức triển khai thực hiện để đảm bảo 100% HSSV tham gia
BHYT theo quy định của pháp luật và kế hoạch triển khai Luật Bảo hiểm y tế trên
địa bàn thành phố./.
KT. GIÁM ĐỐC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHÓ GIÁM ĐỐC
Dương Trí Dũng
|
KT. GIÁM ĐỐC
BẢO HIỂM XÃ HỘI TP. HCM
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Quốc Thanh
|
Nơi nhận:
- BHXH Việt Nam; UBND TP. HCM (để báo cáo);
- Sở Y Tế; Sở Tài chính (để phối hợp);
- Các trường học trên địa bàn thành phố;
- Các phòng chức năng Sở GD&ĐT; BHXH TP.HCM;
- Phòng GD&ĐT, BHXH quận, huyện, TP. Thủ Đức;
- Đăng tải trên Website BHXH TP.HCM và Sở GD&ĐT;
- Lưu: VT BHXHTP, P.TST (THU), VPSGDĐT, P.CTTT.
|
|