Hướng dẫn 257/HD-TLĐ thi đua khen thưởng chuyên đề “Văn hoá - Thể dục, Thể thao” do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành

Số hiệu 257/HD-TLĐ
Ngày ban hành 01/03/2012
Ngày có hiệu lực 01/03/2012
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký Hoàng Ngọc Thanh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 257/HD-TLĐ

Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2012

 

HƯỚNG DẪN

THI ĐUA KHEN THƯỞNG CHUYÊN ĐỀ “VĂN HOÁ - THỂ DỤC, THỂ THAO”

Căn cứ Hướng dẫn số 649/HD -TLĐ ngày 29/4/2011 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc thực hiện Quy chế khen thưởng của tổ chức Công đoàn, căn cứ quyết định số 1610/QĐ -TTg ngày 16/9/2011 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Chương trình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” giai đoạn 2011-2015 định hướng đến năm 2020, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn “Thi đua khen thưởng chuyên đề Văn hoá - Thể dục, thể thao” hàng năm như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG KHEN THƯỞNG

Đối tượng áp dụng là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

1. Cơ quan: cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp.

2. Đơn vị:

- Đơn vị sự nghiệp (công lập) do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập trong các lĩnh vực: Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Văn hóa, Thể thao, Du lịch; Sự nghiệp kinh tế; đảm bảo xã hội và các sự nghiệp khác.

- Đơn vị quân đội nhân dân và công an nhân dân.

3. Doanh nghiệp: các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

II. NỘI DUNG THI ĐUA

1. Đối với cơ quan, đơn vị

1.1. Thực hiện dân chủ, kỷ cương pháp luật

a. Gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nội bộ đoàn kết, không có người vi phạm pháp luật bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không có khiếu kiện trái pháp luật.

b. Tổ chức, duy trì phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực hiệu quả, góp phần hoàn thành tốt kế hoạch công tác của cơ quan đơn vị, có chuyên đề nghiên cứu, tổng kết lý luận, thực tiễn, hoặc sáng kiến, cải tiến chất lượng công việc.

c. Tận tụy phục vụ nhân dân, thực hiện tốt cải cách hành chính, quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí được giao, không để xảy ra lãng phí, tham nhũng.

d. Không có cán bộ, công chức, chiến sỹ có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống.

1.2. Đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú

a. Thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa; thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội và các hình thức sinh hoạt xã hội khác.

b. Công sở xanh, sạch, đẹp, an toàn; giữ gìn vệ sinh môi trường; không để xảy ra cháy, nổ, thất thoát tài sản công và gây mất trật tự, an ninh xã hội.

c. Không thực hiện các hành vi mê tín dị đoan; không có người mắc tệ nạn xã hội; không có người sử dụng, lưu hành các sản phẩm văn hóa độc hại.

d. Đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả các thiết chế và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí; thu hút và đáp ứng nhu cầu của cán bộ, công chức, chiến sỹ trong cơ quan, đơn vị.

đ. Thường xuyên chăm lo tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao quần chúng cho CNVCLĐ ở cơ sở. Định kỳ tổ chức tốt Liên hoan nghệ thuật quần chúng, Hội thao CNVCLĐ trong đơn vị, ngành mình.

2. Đối với doanh nghiệp

2.1. Đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần đối với người lao động

a. Đảm bảo việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định và tăng thu nhập cho người lao động, phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

b. Xây dựng tác phong làm việc công nghiệp, lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, hợp tác, tương trợ lẫn nhau, tạo sự đồng thuận vì mục tiêu xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

c. Khẳng định uy tín, thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.

[...]