Hướng dẫn 2332/HD-SNV năm 2016 về công tác lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 2332/HD-SNV
Ngày ban hành 08/07/2016
Ngày có hiệu lực 08/07/2016
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Trương Văn Lắm
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2332/HD-SNV

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 7 năm 2016

 

HƯỚNG DẪN

VỀ CÔNG TÁC LƯU TRỮ SỔ HỘ TỊCH, HỒ SƠ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN, HUYỆN, PHƯỜNG, XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công văn số 11067/VP-PCNC ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố về việc chấn chỉnh thiếu sót, khắc phục hạn chế và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lưu trữ, bảo quản và khai thác Sổ hộ tịch trên địa bàn Thành phố, Sở Nội vụ hướng dẫn về công tác lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố như sau:

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011;

2. Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014;

3. Nghị định số 123/2015 ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;

4. Thông tư số 09/2011/TT-BNV ngày 03 tháng 6 tháng 2011 của Bộ Nội vụ quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của cơ quan, tổ chức;

5. Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

II. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Văn bản này hướng dẫn một số nội dung liên quan đến công tác lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch; được áp dụng đối với Ủy ban nhân dân quận, huyện; Phòng Tư pháp quận, huyện và Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố (gọi chung là các cơ quan).

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm quản lý Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch

Căn cứ quy định tại Điều 6 và Điều 25 Luật Lưu trữ, người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc thu thập, sắp xếp, phân loại, chỉnh lý, bảo quản và sử dụng sồ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch, sắp xếp, bố trí Kho Lưu trữ có diện tích phù hợp; đầu tư trang thiết bị, phương tiện cần thiết để bảo vệ, bảo quản an toàn Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch trong phạm vi quản lý.

2. Thời hạn bảo quản Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch

Theo quy định tại Điều 58 Luật Hộ tịch; Điều 12 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; Thông tư số 09/2011/TT-BNV và Điều 28 Thông tư số 15/2015/TT-BTP: Sổ hộ tịch và hồ sơ đăng ký hộ tịch có thời hạn bảo quản vĩnh viễn.

3. Công tác quản lý, chỉ đạo

a) Bố trí Kho Lưu trữ cơ quan

- Đối với Phòng Tư pháp quận, huyện: Tùy theo điều kiện, tình hình thực tế có thể bố trí một phòng có diện tích phù hợp làm Kho Lưu trữ cơ quan, trong đó có lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch hoặc có thể bảo quản Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch trong Kho Lưu trữ tập trung của Ủy ban nhân dân quận, huyện.

- Đối với Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn: Tùy theo quy mô khối lượng hồ sơ, tài liệu hiện có cần sắp xếp, bố trí một phòng có diện tích phù hợp làm Kho Lưu trữ cơ quan để thu thập và bảo quản đầy đủ hồ sơ hình thành trong quá trình hoạt động, trong đó có Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch.

- Không để các vật dụng khác ngoài hồ sơ, tài liệu lưu trữ trong Kho Lưu trữ cơ quan.

b) Bố trí người làm công tác lưu trữ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp để tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ Lưu trữ cơ quan.

c) Xây dựng và ban hành các văn bản quản lý công tác văn thư, lưu trữ: Quy chế công tác văn thư, lưu trữ, quy định về quản lý và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ, trong đó có Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch.

d) Cử cán bộ, công chức làm công tác văn thư, lưu trữ và cán bộ làm công tác hộ tịch tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ lưu trữ do Thành phố tổ chức.

đ) Tổ chức thực hiện việc thu thập và quản lý thống nhất hồ sơ, tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động vào Lưu trữ cơ quan theo quy định, trong đó có Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch.

e) Bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị bảo quản hồ sơ, tài liệu của cơ quan, trong đó có Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch.

4. Công tác lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch

a) Công tác thu thập

[...]