Hướng dẫn 2092/HD-SLĐTBXH-NCC năm 2015 thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định ban hành

Số hiệu 2092/HD-SLĐTBXH-NCC
Ngày ban hành 06/11/2014
Ngày có hiệu lực 06/11/2014
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Phan Đình Hòa
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2092/HD-SLĐTBXH-NCC

Bình Định, ngày 06 tháng 11 năm 2014

 

HƯỚNG DẪN

VỀ VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

Vừa qua, liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 hướng dẫn chế độ điều dưng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với ngưi có công với cách mạng và thân nhân; quản lý các công trình ghi công liệt sỹ (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC); Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng (sau đây gọi tắt là Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH); Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BNV-BQP-BLĐTBXH ngày 10/10/2014 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BNV-BQP-BLĐTBXH).

Đthống nhất thực hiện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã gửi Email các thông tư trên đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện). Nay hướng dẫn thêm một số nội dung như sau:

I. Về công tác tuyên truyền phổ biến chính sách

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện phối hp với các cơ quan liên quan và UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt UBND cấp xã) tchức tuyên truyền, phổ biến các thông tư trên các phương tiện thông tin đại chúng để đối tượng và nn dân được biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện đảm bảo đúng đối tượng và đúng quy định của Nhà nước. Tchức hội nghị triển khai các thông tư và công văn này đến lãnh đạo các ngành có liên quan, lãnh đạo UBND cấp xã và cán bộ làm công tác lao động thương binh và xã hội trong tháng 11/2014. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đăng tải các thông tư trên website của Sở để đối tượng, nhân dân biết thực hiện và theo dõi.

II. Triển khai thực hiện chế độ

1. Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã có công văn số 1359/SLĐTBXH-NCC ngày 22/7/2014 hướng dẫn thực hiện Thông tư số 13/2014/TTLT-BLĐTXH-BTC; công văn số 1368/SLĐTBXH-NCC ngày 24/7/2014 về việc phối hp giải quyết chế độ điều dưỡng, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân. Nay hướng dẫn bổ sung một số nội dung chủ yếu sau:

1.1. Chế độ hỗ trợ khi đi làm phương tiện trgiúp, dụng cụ chỉnh hình: Thực hiện Điều 9, Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC

- Thương binh, bệnh binh khi đi làm chân giả, tay giả, nẹp chỉnh hình, giày hoặc dép chỉnh hình, răng giả, mắt giả được Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện thực hiện thanh toán tiền đi lại và tiền ăn cho đối tượng (theo khoảng cách từ nơi cư trú đến cơ sở y tế gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật cung cấp dụng cụ chỉnh hình) mỗi niên hạn 01 lần: niên hạn được tính theo niên hạn cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình hoặc thời hạn sử dụng của phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (không hỗ trợ kinh phí khi đi sửa chữa, bảo hành)

Ví dụ: ông Nguyễn Văn A, là thương binh 2/4, được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình là chân giả, niên hạn cấp chân giả là 3 năm. Như vậy, trường hp của ông Nguyễn Văn A được hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn khi đi làm chân giả 01 lần/3 năm (không hỗ trợ khi đi sửa chữa chân giả).

1.2. Xây dựng, quản lý các công trình ghi công liệt sỹ

Thực hiện theo Mục 3, Thông tư số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC. Lưu ý các nội dung sau:

1.2.1. Những trường hợp mộ xây mới, cải tạo, nâng cấp từ sau ngày 20/7/2014 (ngày Thông tư s13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC có hiệu lực thi hành) thì phải được thực hiện thống nhất về kích thước, quy cách, 6 nội dung (trên bia khắc biểu tượng ngôi sao vàng năm cánh). Đối với mộ liệt sỹ có đủ thông tin thì ghi vào những dòng tương ứng; đối với mộ liệt sỹ có thông tin nhưng chưa đủ thì ghi những thông tin đã có về liệt sỹ vào các dòng tương ứng, thông tin nào còn thiếu thì để trống, không khắc trên bia; Không xây mới mộ không có hài cốt (mộ gió, mộ vọng) trong nghĩa trang liệt sỹ.

1.2.2. UBND cấp xã lập và lưu giữ sơ đồ mộ liệt sỹ, hồ sơ mộ liệt sỹ; danh sách mộ liệt sỹ trong nghĩa trang liệt sỹ (mẫu số 16-MLS) và danh sách mộ liệt sỹ do gia đình quản lý (mẫu số 18-MLS) phải có chữ ký của người lập danh sách, ký tên và đóng dấu của lãnh đạo UBND cấp xã; phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện sau khi kiểm tra, đối chiếu đúng với các thông tin đang quản lý và thông tin trên bia mộ liệt sỹ, đồng ký vào danh sách mộ liệt sỹ. Mỗi danh sách được lập thành 03 bộ, lưu tại UBND cấp xã 01 bộ, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện 01 bộ và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Phòng Người có công) 01 bộ.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện hàng năm phối hợp với UBND cấp xã kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện danh sách nghĩa trang liệt sỹ (mẫu số 17-MLS), danh sách mộ liệt sỹ (mẫu số 16- MLS) và danh sách mộ liệt sỹ do gia đình đang quản lý (mẫu số 18-MLS) để lưu giữ và báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 31/12

1.2.3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi quản lý mộ liệt sỹ hoặc nơi có thông tin hy sinh của liệt sỹ căn cứ giấy giới thiệu, xác nhận về việc thăm viếng mộ liệt sỹ (không thực hiện việc chi htrợ tiền đi lại, tiền ăn cho người đi thăm viếng mộ liệt sỹ). Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định xác nhận đối vi những trường hợp trong các giấy tờ có ghi thông tin nơi liệt sỹ hy sinh là tỉnh Bình Định (không rõ huyện, xã nào).

1.2.4. Hỗ trợ kinh phí khi di chuyển hài cốt liệt sỹ: thực hiện theo Điều 18, Thông tư số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC. Việc hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn đối với thân nhân liệt sỹ hoặc ngưi được thân nhân liệt sỹ ủy quyền hoặc người thờ cúng liệt sỹ (không quá ba người), mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 17, Thông tư số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC.

2. Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH

Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn nhiều nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng bao gồm 15 Điều, trong đó Điều 1, Điều 3, Điều 4, Điều 8, Điều 10, Điều 12, Điều 13, Điều 15 của Thông tư đã hướng dẫn rất rõ, đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nghiên cứu thực hiện, Sở chỉ hướng dẫn một số nội dung như sau:

2.1. Trợ cấp thcúng liệt sỹ

2.1.1. Trường hợp liệt sỹ chỉ có một con hoặc chỉ còn một người con duy nhất còn sống thì không phải lập giấy ủy quyền, nhưng phải ghi rõ vào bản khai là người con duy nhất. Trước khi xác nhận những nội dung có trong bản khai, UBND cấp xã phải kiểm tra kỹ hồ sơ, nhất là những trường hợp liệt sỹ còn nhiều con mà thiếu giấy ủy quyền của những người con còn lại, nếu con liệt sỹ đã chết thì phải kèm theo giấy chứng tử hoặc xác nhận của địa phương vngày tháng năm đã chết, tránh trường hợp hồ sơ phải trả về bổ sung nhiều lần.

2.1.2. Trường hp liệt sỹ có một người con duy nhất hoặc còn một người con duy nhất mà người con đó bị hạn chế năng lực hành vi, mất năng lực hành vi, cư trú ở nước ngoài hoặc không xác định được nơi cư trú thì UBND cấp xã phải xác nhận cụ thể nội dung vào bản khai để làm căn cứ trợ cấp thờ cúng đối với người được gia đình hoặc tộc họ liệt sỹ ủy quyền.

2.1.3. Trường hợp người đang thờ cúng liệt sỹ mà chết (có giấy chứng tử kèm theo) thì người được gia đình, tộc họ của liệt sỹ ủy quyền thờ cúng liệt sỹ phải có đơn đề nghị thay đổi người thờ cúng liệt sỹ, đơn có xác nhận và đề nghị của UBND cấp xã.

2.1.4. Trường hợp người đang thờ cúng liệt sỹ mà vì lý do nào đó không tiếp tục thực hiện việc thờ cúng liệt sỹ thì có giấy ủy quyền cho một thân nhân khác thực hiện việc thờ cúng. Việc ủy quyền này phải được gia đình hoặc tộc họ của liệt sỹ đồng ý.

2.1.5. Trường hợp liệt sỹ không có hoặc không còn con, vợ hoặc chồng của liệt sỹ có chồng hoặc có vợ khác có nguyện vọng thờ cúng liệt sỹ thì phải được sự ủy quyền của gia đình hoặc tộc họ liệt sỹ.

Thủ tục giải quyết chế độ thờ cúng liệt sỹ thực hiện theo Điều 11, Thông tư s 05/2013/TT-BLĐTBXH.

[...]