Hướng dẫn 1932/HD-TLĐ năm 2015 về tiêu chí đánh giá xếp loại chất lượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
Số hiệu | 1932/HD-TLĐ |
Ngày ban hành | 27/12/2014 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/2015 |
Loại văn bản | Hướng dẫn |
Cơ quan ban hành | Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam |
Người ký | Trần Văn Lý |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
TỔNG LIÊN ĐOÀN
LAO ĐỘNG VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1932/HD-TLĐ |
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2014 |
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CƠ SỞ
Căn cứ Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI; Nghị quyết số 4a/NQ-TLĐ ngày 24/6/2014 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI về “Nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đáp ứng yêu cầu phong trào công nhân và hoạt động công đoàn trong tình hình mới”; nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo và nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn tiêu chí đánh giá xếp loại chất lượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở như sau:
1. Đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động; khắc phục tính hình thức trong công tác chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở; làm cơ sở cho việc bình xét thi đua khen thưởng đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
2. Nội dung tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cần thực hiện phương châm “Hướng về cơ sở và người lao động”, trong đó cần tập trung đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
3. Việc đánh giá xếp loại chất lượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải đảm bảo thiết thực, tránh hình thức.
1. Các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở theo quy định tại chương IV Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, bao gồm:
a. Liên đoàn lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là liên đoàn lao động huyện).
b. Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp).
c. Công đoàn ngành địa phương.
d. Công đoàn tổng công ty.
e. Công đoàn cơ quan trung ương.
f. Công đoàn giáo dục quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là công đoàn giáo dục huyện).
g. Nghiệp đoàn toàn quốc theo nghề.
h. Các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đặc thù khác.
2. Những công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở mới thành lập hoặc được chia tách sáp nhập, hợp nhất có thời gian hoạt động chưa đủ 12 tháng thì không thuộc đối tượng đánh giá, xếp loại.
III. Nguyên tắc đánh giá, xếp loại
1. Tập trung đánh giá những nhiệm vụ trọng tâm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, trên cơ sở xây dựng các tiêu chí đánh giá theo kết quả thực tế thực hiện nhiệm vụ.
2. Việc đánh giá, xếp loại phải đảm bảo tính khách quan, đánh giá đúng chất lượng hoạt động của từng loại hình công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở với điều kiện bám sát các tiêu chí được quy định tại hướng dẫn này.
3. Việc đánh giá, xếp loại do công đoàn cấp trên quyết định, trên cơ sở bảng tự đánh giá, xếp loại của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
4. Những công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thuộc đối tượng đánh giá, xếp loại mà không thực hiện việc đánh giá, xếp loại thì đương nhiên xếp loại yếu mà không phải xem xét, thẩm định.
5. Gắn công tác thi đua, khen thưởng với việc đánh giá, xếp loại. Chỉ xem xét khen thưởng đối với những công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu và đạt các tiêu chí cộng điểm theo hướng dẫn này.
TỔNG LIÊN ĐOÀN
LAO ĐỘNG VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1932/HD-TLĐ |
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2014 |
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CƠ SỞ
Căn cứ Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI; Nghị quyết số 4a/NQ-TLĐ ngày 24/6/2014 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI về “Nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đáp ứng yêu cầu phong trào công nhân và hoạt động công đoàn trong tình hình mới”; nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo và nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn tiêu chí đánh giá xếp loại chất lượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở như sau:
1. Đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động; khắc phục tính hình thức trong công tác chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở; làm cơ sở cho việc bình xét thi đua khen thưởng đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
2. Nội dung tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cần thực hiện phương châm “Hướng về cơ sở và người lao động”, trong đó cần tập trung đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
3. Việc đánh giá xếp loại chất lượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải đảm bảo thiết thực, tránh hình thức.
1. Các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở theo quy định tại chương IV Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, bao gồm:
a. Liên đoàn lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là liên đoàn lao động huyện).
b. Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp).
c. Công đoàn ngành địa phương.
d. Công đoàn tổng công ty.
e. Công đoàn cơ quan trung ương.
f. Công đoàn giáo dục quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là công đoàn giáo dục huyện).
g. Nghiệp đoàn toàn quốc theo nghề.
h. Các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đặc thù khác.
2. Những công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở mới thành lập hoặc được chia tách sáp nhập, hợp nhất có thời gian hoạt động chưa đủ 12 tháng thì không thuộc đối tượng đánh giá, xếp loại.
III. Nguyên tắc đánh giá, xếp loại
1. Tập trung đánh giá những nhiệm vụ trọng tâm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, trên cơ sở xây dựng các tiêu chí đánh giá theo kết quả thực tế thực hiện nhiệm vụ.
2. Việc đánh giá, xếp loại phải đảm bảo tính khách quan, đánh giá đúng chất lượng hoạt động của từng loại hình công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở với điều kiện bám sát các tiêu chí được quy định tại hướng dẫn này.
3. Việc đánh giá, xếp loại do công đoàn cấp trên quyết định, trên cơ sở bảng tự đánh giá, xếp loại của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
4. Những công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thuộc đối tượng đánh giá, xếp loại mà không thực hiện việc đánh giá, xếp loại thì đương nhiên xếp loại yếu mà không phải xem xét, thẩm định.
5. Gắn công tác thi đua, khen thưởng với việc đánh giá, xếp loại. Chỉ xem xét khen thưởng đối với những công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu và đạt các tiêu chí cộng điểm theo hướng dẫn này.
NỘI DUNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
I. ĐỐI VỚI LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG HUYỆN
1. Nhóm tiêu chí 1: Hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở hoạt động
1.1. Hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở (CĐCS) trong các đơn vị, doanh nghiệp xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) với những điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật và thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT.
1.2. Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS phối hợp tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; tổ chức hội nghị cán bộ, công chức hoặc hội nghị người lao động; tham gia xây dựng và giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
1.3. Thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ở những doanh nghiệp, thuộc phạm vi, đối tượng phát triển đoàn viên, chưa thành lập tổ chức CĐCS khi được người lao động ở đó yêu cầu, theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
1.4. Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS trong các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động.
1.5. Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của công đoàn cấp trên và của CĐCS.
1.6. Hướng dẫn, hỗ trợ người lao động gia nhập, thành lập CĐCS và xây dựng CĐCS vững mạnh; thực hiện tốt công tác quản lý đoàn viên.
1.7. Chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS thực hiện tốt công tác thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo quy định.
2. Nhóm tiêu chí 2: Thực hiện chương trình, kế hoạch công tác
2.1. Xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch công tác tháng, quý, năm có sự tham gia của các CĐCS trực thuộc.
2.2. Xây dựng và triển khai thực hiện hoàn thành 100% kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS.
2.3. Có 80% trở lên số CĐCS các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và 40% trở lên số CĐCS ở khu vực ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt tiêu chuẩn “Công đoàn cơ sở vững mạnh”.
2.4. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng số cán bộ công đoàn thuộc phạm vi quản lý.
2.5. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các quy chế nội bộ của tổ chức công đoàn và quy chế phối hợp với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.
2.6. Xây dựng và triển khai thực hiện tốt chương trình hoạt động của ủy ban kiểm tra công đoàn.
2.7. Hoàn thành kế hoạch thu và nộp tài chính lên công đoàn cấp trên.
2.8. Có xây dựng kế hoạch thu tài chính công đoàn và đạt kế hoạch thu từ 70% trở lên của các đơn vị chưa có công đoàn cơ sở.
2.9. Có 85% trở lên công đoàn cơ sở trực thuộc có báo cáo dự toán, quyết toán tài chính công đoàn.
2.10. Không có đơn vị sai phạm trong sử dụng và quản lý tài chính công đoàn.
2.11. Triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước do tổ chức công đoàn phát động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
2.12. Tổ chức tư vấn pháp luật cho người lao động về các chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, khi được người lao động ở đó yêu cầu.
2.13. Tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người lao động.
2.14. Triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
3. Nhóm tiêu chí 3: Công tác tham gia quản lý, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách đối với người lao động.
3.1. Có quy chế phối hợp và giám sát việc thực hiện quy chế phối hợp hoạt động giữa LĐLĐ huyện với chính quyền đồng cấp.
3.2. Có 100% doanh nghiệp Nhà nước, 65% trở lên số doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có TƯLĐTT.
3.3. Có 95% trở lên số doanh nghiệp nhà nước và 50% trở lên số công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn tổ chức hội nghị người lao động.
3.4. Phối hợp với chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước đồng cấp tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động đối với các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý.
3.5. Phối hợp với chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội đồng cấp triển khai tới người lao động các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các hoạt động xã hội do chính quyền đồng cấp, hoặc các tổ chức khác phát động.
4. Các tiêu chí cộng điểm
4.1. Có đề tài, đề án, báo cáo kinh nghiệm được nghiệm thu hoặc được công nhận về đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo CĐCS.
4.2. Hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch về phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.
4.3. Triển khai thực hiện có hiệu quả quyền đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động ở nơi chưa thành lập tổ chức CĐCS khi được người lao động ở đó yêu cầu.
4.4. Tự tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn đối với cán bộ công đoàn từ cơ sở trở lên.
4.5. Hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch thu tài chính công đoàn.
4.6. Có 100% đơn vị, doanh nghiệp tổ chức hội nghị cán bộ, công chức hoặc hội nghị người lao động đúng thời gian theo kế hoạch.
4.7. Có 100% doanh nghiệp ký TƯLĐTT, trong đó có trên 50% TƯLĐTT đạt yêu cầu về chất lượng theo tiêu chí đánh giá chất lượng TƯLĐTT của Tổng Liên đoàn.
4.8. Tự tổ chức được hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
II. ĐỐI VỚI CÔNG ĐOÀN KHU CÔNG NGHIỆP
1. Nhóm tiêu chí 1: Hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở hoạt động
1.1. Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS trong các doanh nghiệp xây dựng, thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT.
1.2. Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS phối hợp tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; tổ chức hội nghị cán bộ, công chức hoặc hội nghị người lao động; tham gia xây dựng và giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
1.3. Thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ở những doanh nghiệp, thuộc phạm vi, đối tượng phát triển đoàn viên, chưa thành lập tổ chức CĐCS khi được người lao động ở đó yêu cầu, theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
1.4. Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS trong các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động.
1.5. Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của công đoàn cấp trên và của CĐCS.
1.6. Hướng dẫn, hỗ trợ người lao động gia nhập, thành lập CĐCS và xây dựng CĐCS vững mạnh; thực hiện tốt công tác quản lý đoàn viên.
1.7. Chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS thực hiện tốt công tác thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo quy định.
2. Nhóm tiêu chí 2: Thực hiện chương trình, kế hoạch công tác
2.1. Xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch công tác tháng, quý, năm có sự tham gia của các CĐCS trực thuộc.
2.2. Xây dựng và triển khai thực hiện hoàn thành 100% kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS.
2.3. Có 80% trở lên số CĐCS trong các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và 40% trở lên số CĐCS ở khu vực ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt tiêu chuẩn “Công đoàn cơ sở vững mạnh”.
2.4. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn thuộc phạm vi quản lý.
2.5. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các quy chế nội bộ của tổ chức công đoàn và quy chế phối hợp với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.
2.6. Xây dựng và triển khai thực hiện tốt chương trình hoạt động của ủy ban kiểm tra công đoàn.
2.7. Hoàn thành kế hoạch thu và nộp tài chính lên công đoàn cấp trên.
2.8. Có xây dựng kế hoạch thu tài chính công đoàn và đạt kế hoạch thu từ 70% trở lên của các đơn vị chưa có công đoàn cơ sở.
2.9. Có 85% trở lên công đoàn cơ sở có báo cáo dự toán, quyết toán tài chính công đoàn.
2.10. Không có đơn vị sai phạm trong sử dụng và quản lý tài chính công đoàn.
2.11. Triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước do tổ chức công đoàn phát động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
2.12. Tổ chức tư vấn pháp luật cho người lao động về các chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, khi được người lao động ở đó yêu cầu.
2.13. Tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người lao động.
2.14. Triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
3. Nhóm tiêu chí 3: Công tác tham gia quản lý, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách đối với người lao động.
3.1. Có quy chế phối hợp và giám sát việc thực hiện quy chế phối hợp hoạt động giữa công đoàn KCN với cơ quan quản lý nhà nước đồng cấp.
3.2. Có 100% doanh nghiệp Nhà nước, 65% trở lên số doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có TƯLĐTT.
3.3. Có 95% trở lên số doanh nghiệp nhà nước và 50% trở lên số công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn tổ chức hội nghị người lao động.
3.4. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước đồng cấp, liên đoàn lao động cấp huyện tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động đối với các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý.
3.5. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước đồng cấp triển khai tới người lao động các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các hoạt động xã hội do cơ quan quản lý nhà nước đồng cấp, hoặc các tổ chức khác phát động.
4. Các tiêu chí cộng điểm
4.1. Có đề tài, đề án, báo cáo kinh nghiệm được nghiệm thu hoặc được công nhận về đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo CĐCS.
4.2. Hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch về phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.
4.3. Triển khai thực hiện có hiệu quả quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ở nơi chưa thành lập tổ chức CĐCS khi được người lao động ở đó yêu cầu.
4.4. Tự tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn đối với cán bộ công đoàn từ cơ sở trở lên.
4.5. Hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch thu tài chính công đoàn.
4.6. Có 100% đơn vị, doanh nghiệp tổ chức hội nghị cán bộ, công chức hoặc hội nghị người lao động đúng thời gian theo kế hoạch.
4.7. Có 100% doanh nghiệp ký TƯLĐTT, trong đó có trên 50% TƯLĐTT đạt yêu cầu về chất lượng theo tiêu chí đánh giá chất lượng TƯLĐTT của Tổng Liên đoàn.
4.8. Tự tổ chức được hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
III. ĐỐI VỚI CÔNG ĐOÀN NGÀNH ĐỊA PHƯƠNG
1. Nhóm tiêu chí 1: Hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở hoạt động
1.1. Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS trong các doanh nghiệp xây dựng, thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT (đối với những ngành không có đối tượng phải ký TƯLĐTT thì không chấm điểm tiêu chí này).
1.2. Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS phối hợp tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; tổ chức hội nghị cán bộ, công chức hoặc hội nghị người lao động; tham gia xây dựng và giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
1.3. Thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ở những đơn vị, doanh nghiệp thuộc ngành địa phương chưa thành lập CĐCS, khi người lao động ở đó yêu cầu, theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
1.4. Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS trong các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động.
1.5. Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của công đoàn cấp trên và của CĐCS.
1.6. Hướng dẫn CĐCS phát triển đoàn viên, quản lý đoàn viên và xây dựng CĐCS vững mạnh.
1.7. Chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS thực hiện tốt công tác thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo quy định.
2. Nhóm tiêu chí 2: Thực hiện chương trình, kế hoạch công tác
2.1. Xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch công tác tháng, quý, năm có sự tham gia của các CĐCS trực thuộc.
2.2. Xây dựng và triển khai thực hiện hoàn thành 100% kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS.
2.3. Có 80% trở lên số CĐCS trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và 40% trở lên số CĐCS ở khu vực ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt tiêu chuẩn “Công đoàn cơ sở vững mạnh”.
2.4. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn thuộc phạm vi quản lý.
2.5. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các quy chế nội bộ của tổ chức công đoàn và quy chế phối hợp với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.
2.6. Xây dựng và triển khai thực hiện tốt chương trình hoạt động của ủy ban kiểm tra công đoàn.
2.7. Hoàn thành kế hoạch thu và nộp tài chính lên công đoàn cấp trên.
2.8. Có xây dựng kế hoạch thu tài chính công đoàn và đạt kế hoạch thu từ 70% trở lên của các đơn vị chưa có công đoàn cơ sở.
2.9. Có 85% trở lên công đoàn cơ sở trực thuộc có báo cáo dự toán, quyết toán tài chính công đoàn.
2.10. Không có đơn vị sai phạm trong sử dụng và quản lý tài chính công đoàn.
2.11. Triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước do tổ chức công đoàn phát động trong cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
2.12. Tổ chức tư vấn pháp luật cho người lao động về các chế độ, chính sách pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi được người lao động ở đó yêu cầu.
2 13. Tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người lao động.
2.14. Triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
3. Nhóm tiêu chí 3: Công tác tham gia quản lý, phối hợp thanh tra kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách đối với người lao động thuộc ngành.
3.1. Có quy chế phối hợp và giám sát việc thực hiện quy chế phối hợp hoạt động giữa công đoàn ngành địa phương với cơ quan chuyên môn đồng cấp.
3.2. Có 100% doanh nghiệp nhà nước, 65% trở lên số doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có TƯLĐTT.
3.3. Có 95% trở lên số doanh nghiệp nhà nước và 50% trở lên số công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn tổ chức hội nghị người lao động.
3.4. Phối hợp với liên đoàn lao động cấp huyện tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động đối với các doanh nghiệp thuộc ngành địa phương.
3.5. Phối hợp với cơ quan chuyên môn đồng cấp triển khai tới người lao động các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các hoạt động xã hội do cơ quan chuyên môn, hoặc các tổ chức khác phát động.
4. Các tiêu chí cộng điểm
4.1. Có đề tài, đề án, báo cáo kinh nghiệm được nghiệm thu hoặc được công nhận về đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo CĐCS.
4.2. Hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch về phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.
4.3. Đại diện thương lượng và ký kết TƯLĐTT cấp ngành địa phương với những điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
4.4. Triển khai thực hiện có hiệu quả quyền đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích, hợp pháp, chính đáng của người lao động ở nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở khi được người lao động ở đó yêu cầu.
4.5. Tự tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn đối với cán bộ công đoàn từ cơ sở trở lên.
4.6. Hoàn thành vượt kế hoạch thu tài chính, đoàn phí công đoàn.
4.7. Có 100% đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức hoặc hội nghị người lao động đúng thời gian theo kế hoạch.
4.8. Có 100% doanh nghiệp ký TƯLĐTT, trong đó có trên 50% TƯLĐTT đạt yêu cầu về chất lượng theo tiêu chí đánh giá chất lượng TƯLĐTT của Tổng Liên đoàn.
4.9. Tự tổ chức được hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
IV. ĐỐI VỚI CÔNG ĐOÀN TỔNG CÔNG TY
1. Nhóm tiêu chí 1: Hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở hoạt động
1.1. Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS trong các doanh nghiệp, đơn vị xây dựng, thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT.
1.2. Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS phối hợp tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; tổ chức hội nghị người lao động; tham gia xây dựng và giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
1.3. Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS trong các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động.
1.4. Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của công đoàn cấp trên và của CĐCS.
1.5. Hướng dẫn, hỗ trợ người lao động gia nhập, thành lập CĐCS và xây dựng CĐCS vững mạnh; thực hiện tốt công tác quản lý đoàn viên.
1.6. Chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS thực hiện tốt công tác thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo quy định.
2. Nhóm tiêu chí 2: Thực hiện chương trình, kế hoạch công tác
2.1. Xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch công tác tháng, quý, năm có sự tham gia của các CĐCS trực thuộc.
2.2. Xây dựng và triển khai thực hiện hoàn thành 100% kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS.
2.3. Có 80% trở lên số CĐCS các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước; 40% trở lên số CĐCS khu vực ngoài nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài đạt tiêu chuẩn “Công đoàn cơ sở vững mạnh”.
2.4. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn đang trực tiếp quản lý.
2.5. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các quy chế nội bộ của tổ chức công đoàn và quy chế phối hợp với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cùng cấp, nơi có CĐCS trực thuộc.
2.6. Xây dựng và triển khai thực hiện tốt chương trình hoạt động của ủy ban kiểm tra công đoàn.
2.7. Hoàn thành kế hoạch thu và nộp tài chính lên công đoàn cấp trên.
2.8. Có 90% trở lên công đoàn cơ sở có báo cáo dự toán, quyết toán tài chính công đoàn.
2.9. Không có đơn vị sai phạm trong sử dụng và quản lý tài chính công đoàn.
2.10. Triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua do tổ chức công đoàn phát động trong đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
2.11. Tổ chức tư vấn pháp luật cho người lao động về các chế độ chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi được người lao động ở đó yêu cầu.
2.12. Tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người lao động.
3. Nhóm tiêu chí 3: Công tác tham gia quản lý, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách đối với người lao động.
3.1. Có quy chế phối hợp và giám sát việc thực hiện quy chế phối hợp hoạt động giữa công đoàn tổng công ty với chuyên môn đồng cấp.
3.2. Có 100% doanh nghiệp Nhà nước, 65% trở lên số doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có TƯLĐTT.
3.3. Có 95% trở lên số doanh nghiệp nhà nước và 50% trở lên số công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn tổ chức hội nghị người lao động.
3.4. Phối hợp với chuyên môn đồng cấp tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động đối với các doanh nghiệp thuộc tổng công ty.
3.5. Phối hợp với chuyên môn đồng cấp triển khai tới người lao động các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các hoạt động xã hội do chuyên môn đồng cấp, hoặc các tổ chức khác phát động.
4. Các tiêu chí cộng điểm
4.1. Có đề tài, đề án, báo cáo kinh nghiệm được nghiệm thu hoặc được công nhận về đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo CĐCS.
4.2. Hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch về phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.
4.3. Tự tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn đối với cán bộ công đoàn từ cơ sở trở lên.
4.4. Hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch thu tài chính, đoàn phí công đoàn.
4.5. Có 100% doanh nghiệp ký TƯLĐTT, trong đó có trên 50% TƯLĐTT đạt yêu cầu về chất lượng theo tiêu chí đánh giá chất lượng TƯLĐTT của Tổng Liên đoàn.
4.6. Tự tổ chức được hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
V. ĐỐI VỚI CÔNG ĐOÀN CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG VÀ CÁC CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CƠ SỞ ĐẶC THÙ KHÁC
1. Nhóm tiêu chí 1: Hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở hoạt động
1.1. Hướng dẫn, hỗ trợ các CĐCS trực thuộc tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc hội nghị người lao động.
1.2. Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của công đoàn cấp trên và của công đoàn cơ sở.
1.3. Hướng dẫn CĐCS phát triển đoàn viên, quản lý đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh và tập hợp ý kiến của người lao động.
1.4. Chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS thực hiện tốt công tác thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo quy định.
2. Nhóm tiêu chí 2: Thực hiện chương trình, kế hoạch công tác
2.1. Xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch công tác tháng, quý, năm có sự tham gia của các CĐCS trực thuộc.
2.2. Thực hiện tốt công tác quản lý đoàn viên, CĐCS, cán bộ công đoàn thuộc phạm vi quản lý.
2.3. Có kế hoạch và triển khai thực hiện tốt kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn đang trực tiếp quản lý.
2.4. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các quy chế nội bộ của tổ chức công đoàn.
2.5. Xây dựng và triển khai thực hiện tốt chương trình hoạt động của ủy ban kiểm tra công đoàn.
2.6. Có 95% trở lên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đoàn viên công đoàn và 80% trở lên số CĐCS đạt tiêu chuẩn “Công đoàn cơ sở vững mạnh”.
2.7. Hoàn thành kế hoạch thu và nộp tài chính lên công đoàn cấp trên.
2.8. Có 90% trở lên công đoàn cơ sở có báo cáo dự toán, quyết toán tài chính công đoàn.
2.9. Không có đơn vị sai phạm trong sử dụng và quản lý tài chính công đoàn.
2.10. Triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước do tổ chức công đoàn phát động trong cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
2.11. Tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người lao động.
3. Nhóm tiêu chí 3: Công tác tham gia quản lý, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách đối với người lao động.
3.1. Có quy chế phối hợp và giám sát việc thực hiện quy chế phối hợp hoạt động giữa công đoàn với cơ quan chuyên môn đồng cấp.
3.2. Có 100% cơ quan, đơn vị có quy chế chi tiêu nội bộ và tổ chức hội nghị cán bộ, công chức hoặc hội nghị người lao động.
3.3. Phối hợp với cơ quan chuyên môn đồng cấp triển khai tới người lao động các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các hoạt động xã hội do cơ quan chuyên môn hoặc các tổ chức khác phát động.
4. Các tiêu chí cộng điểm
4.1. Có đề tài, đề án được nghiệm thu về đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo CĐCS, về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động.
4.2. Tự tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn đối với cán bộ công đoàn từ cơ sở trở lên.
4.3. Hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch thu tài chính công đoàn.
VI. ĐỐI VỚI CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC HUYỆN
1. Nhóm tiêu chí 1: Hướng dẫn, hỗ trợ Công đoàn cơ sở hoạt động
1.1. Hướng dẫn, hỗ trợ các công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; hội nghị người lao động và đối thoại tại nơi làm việc đối với các trường ngoài công lập.
1.2. Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của công đoàn cấp trên và của CĐCS.
1.3. Hướng dẫn CĐCS phát triển, quản lý đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh và tập hợp ý kiến của người lao động.
2. Nhóm tiêu chí 2: Thực hiện chương trình, kế hoạch công tác
2.1. Xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch công tác tháng, quý, năm có sự tham gia của các CĐCS trực thuộc.
2.2. Thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên, quản lý đoàn viên, CĐCS, cán bộ công đoàn thuộc phạm vi quản lý.
2.3. Có kế hoạch và triển khai thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn đang trực tiếp quản lý.
2.4. Có 95% trở lên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đoàn viên công đoàn và 80% trở lên số CĐCS đạt tiêu chuẩn “Công đoàn cơ sở vững mạnh”.
2.5. Triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước do tổ chức công đoàn phát động trong cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
2.6. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các quy chế nội bộ của tổ chức công đoàn.
2.7. Xây dựng và triển khai thực hiện tốt chương trình hoạt động của ủy ban kiểm tra công đoàn.
2.8. Tổ chức tư vấn pháp luật cho cán bộ, viên chức và người lao động về các chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi được yêu cầu.
2.9. Tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
2.10. Triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
3. Nhóm tiêu chí 3: Công tác tham gia quản lý, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách đối với người lao động.
3.1. Có quy chế phối hợp và giám sát việc thực hiện quy chế phối hợp hoạt động giữa công đoàn giáo dục huyện với cơ quan chuyên môn đồng cấp.
3.2. Có 95% trở lên CĐCS đơn vị sự nghiệp nhà nước, 40% trở lên CĐCS đơn vị sự nghiệp ngoài nhà nước tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; hội nghị người lao động.
3.3. Phối hợp với cơ quan chuyên môn đồng cấp triển khai trong cán bộ công chức, viên chức các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các hoạt động xã hội do cơ quan chuyên môn, hoặc các tổ chức khác phát động.
4. Nhóm các tiêu chí cộng điểm
4.1. Có đề tài, đề án được nghiệm thu về đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo CĐCS, về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn.
4.2. Tự tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn đối với cán bộ công đoàn từ cơ sở trở lên.
4.3. Có 100% đơn vị tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; hội nghị người lao động.
4.4. Tự tổ chức được hoạt động tư vấn pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
VII. ĐỐI VỚI NGHIỆP ĐOÀN TOÀN QUỐC THEO NGHỀ
1. Nhóm tiêu chí 1: Hướng dẫn, hỗ trợ nghiệp đoàn cơ sở hoạt động
1.1. Hướng dẫn, hỗ trợ nghiệp đoàn cơ sở trong xây dựng quy chế, chương trình, kế hoạch hoạt động.
1.2. Hướng dẫn, hỗ trợ nghiệp đoàn cơ sở, cung cấp thông tin, tài liệu về chính sách, pháp luật có liên quan đến ngành nghề cho đoàn viên nghiệp đoàn.
1.3. Tư vấn, trợ giúp pháp lý đối với các nghiệp đoàn cơ sở khi được yêu cầu.
1.4. Hướng dẫn, tư vấn đối với các nghiệp đoàn cơ sở cùng địa bàn liên kết hoạt động.
2. Nhóm tiêu chí 2: Thực hiện chương trình, kế hoạch công tác
2.1. Triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết và chủ trương công tác của công đoàn ngành Trung ương, của Tổng Liên đoàn có liên quan đến nghiệp đoàn.
2.2. Xây dựng kế hoạch công tác với các biện pháp thực hiện và phối hợp thực hiện cụ thể.
2.3. Tham mưu, phối hợp với liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, liên đoàn lao động cấp huyện phát triển đoàn viên, thành lập, giải thể, sáp nhập và chỉ đạo hoạt động của nghiệp đoàn cơ sở.
2.4. Phối hợp với công đoàn cấp trên, nơi có nghiệp đoàn cơ sở xây dựng và thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cán bộ nghiệp đoàn cơ sở.
2.5. Xây dựng và triển khai thực hiện tốt chương trình hoạt động của ủy ban kiểm tra nghiệp đoàn.
2.6. Xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt động của BCH nghiệp đoàn với công đoàn cấp trên, nơi có nghiệp đoàn cơ sở.
2.7. Tập hợp nguyện vọng, kiến nghị của nghiệp đoàn cơ sở để đề xuất kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2.8. Tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với đoàn viên nghiệp đoàn.
3. Nhóm tiêu chí 3: Tham gia với cơ quan có thẩm quyền thực hiện quyền đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên nghiệp đoàn toàn quốc.
3.1. Tham gia với các bộ, ngành ở Trung ương và chính quyền các địa phương xây dựng chính sách phát triển ngành nghề, các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên nghiệp đoàn; tham gia xây dựng các chế độ, chính sách có liên quan đến người lao động và tổ chức của nghiệp đoàn.
3.2. Phối hợp với các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, liên đoàn lao động cấp huyện, nơi có nghiệp đoàn tham gia với chính quyền đồng cấp kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động của nghiệp đoàn.
3.3. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền chính sách pháp luật của Nhà nước; đại diện phát ngôn ý chí, nguyện vọng của đoàn viên nghiệp đoàn khi bị xâm hại.
3.4. Tham mưu với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công đoàn cấp trên tăng cường hợp tác quốc tế về ngành nghề theo quy định của Tổng Liên đoàn, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế về vật chất và tinh thần đối với nghiệp đoàn.
4. Nhóm tiêu chí cộng điểm
4.1. Có quy chế phối hợp hoạt động đối với công đoàn cấp trên những nơi có nghiệp đoàn cơ sở.
4.2. Có đề xuất, kiến nghị liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên nghiệp đoàn với các cơ quan nhà nước, công đoàn cấp trên được chấp thuận giải quyết.
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CƠ SỞ
Sử dụng thang điểm 100 điểm, trong đó các tiêu chí đánh giá, xếp loại tối đa 90 điểm các tiêu chí cộng điểm sử dụng cho việc xem xét khen thưởng, tối đa 10 điểm, cụ thể như sau:
1. Nhóm tiêu chí 1 : khung điểm tối đa 30 điểm
2. Nhóm tiêu chí 2 : khung điểm tối đa 40 điểm
3. Nhóm tiêu chí 3 : khung điểm tối đa 20 điểm
4. Nhóm tiêu chí cộng điểm: khung điểm tối đa 10 điểm.
Chất lượng hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được xếp 4 loại như sau:
1. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tốt:
Là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có tổng số điểm từ 80 điểm trở lên.
Những công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có tổng số điểm từ 91 điểm trở lên thuộc đối tượng xét khen thưởng.
2. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khá: Có tổng số điểm từ 65 điểm đến dưới 80 điểm.
3. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trung bình: Có tổng số điểm từ 50 điểm đến dưới 65 điểm.
4. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở yếu: Có tổng số điểm dưới 50 điểm.
III. Xây dựng bảng chấm điểm và cách tính điểm
1. Căn cứ vào bộ tiêu chí đánh giá xếp loại của hướng dẫn này, các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương xây dựng bảng chấm điểm để làm căn cứ chấm điểm, đánh giá, xếp loại.
2. Việc xác định thang điểm cho từng tiêu chí theo nguyên tắc hoàn thành 100% yêu cầu của tiêu chí đánh giá thì đạt điểm tối đa. Căn cứ vào mức độ hoàn thành yêu cầu của tiêu chí chấm điểm để xác định số điểm tương ứng. Ví dụ: mức độ hoàn thành yêu cầu của tiêu chí đánh giá đạt 80% thì lấy 80% nhân với điểm tối đa để xác định số điểm đạt được của tiêu chí đó.
3. Xác định điểm cộng: Trên cơ sở các tiêu chí điểm cộng quy định tại hướng dẫn này, tùy theo mức độ quan trọng của tiêu chí cộng điểm để xác định số điểm cộng. Khung điểm tối đa cho nhóm điểm cộng là 10 điểm.
IV. Trình tự đánh giá, xếp loại
1. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở căn cứ bảng chấm điểm của LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, công đoàn ngành Trung ương và tương đương tự đánh giá, chấm điểm, xếp loại và lập hồ sơ (trong đó có bảng tự chấm điểm, đánh giá, xếp loại) gửi về công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý xem xét và quyết định.
2. Ban thường vụ công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý thẩm định, xem xét đánh giá, xếp loại công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có sự tham gia của các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được xét và ra quyết định đánh giá, xếp loại.
3. Ban thường vụ liên đoàn lao động huyện thẩm định, xem xét đánh giá xếp loại công đoàn giáo dục huyện.
Giao Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn chủ trì phối hợp với các ban có liên quan của Tổng Liên đoàn:
1. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện Hướng dẫn này.
2. Tổng hợp tình hình đánh giá, xếp loại công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hàng năm báo cáo Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
3. Tham mưu, đề xuất với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn sơ kết, tổng kết việc đánh giá, xếp loại và xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nếu phát sinh những vấn đề bất cập.
II. ĐỐI VỚI LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH, THÀNH PHỐ, CÔNG ĐOÀN NGÀNH TRUNG ƯƠNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG.
1. Căn cứ nội dung tiêu chuẩn xây dựng công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; triển khai thực hiện việc xây dựng bảng chấm điểm chi tiết cho các loại hình công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; có thể bổ sung một số tiêu chí đặc thù khác của địa phương, đơn vị nhưng không được bớt đi những nội dung theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn vào tiêu chí chấm điểm đánh giá chất lượng hoạt động công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
2. Xây dựng trình tự đánh giá, hướng dẫn cách đánh giá và cho điểm đối với từng nội dung, tiêu chí và đối tượng đánh giá, xếp loại.
3. Hàng năm chủ động triển khai, hướng dẫn các cấp công đoàn tự chấm điểm, đánh giá, xếp loại đối với tất cả công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
4. Thực hiện việc kiểm tra, phúc tra, trực tiếp đánh giá, chấm điểm, xếp loại đối với các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
5. Tổng hợp kết quả tự đánh giá của các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; kiểm tra, thẩm định kết quả và công bố kết quả đánh giá theo tiêu chí xếp loại đánh giá.
6. Hỗ trợ, bảo đảm những điều kiện cần thiết để các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phấn đấu nâng cao hiệu quả hoạt động.
7. Tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại hiệu quả hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hàng năm gửi về Tổng Liên đoàn (qua Ban Tổ chức) trước ngày 31/01 của năm sau.
III. ĐỐI VỚI CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CƠ SỞ
1. Thực hiện việc tự đánh giá, xếp loại, đảm bảo tính khách quan, chính xác trong đánh giá, xếp loại.
2. Thực hiện việc tự đánh giá, xếp loại từ ngày 15/12 năm trước đến trước ngày 10/01 năm sau. Lập hồ sơ đánh giá, xếp loại gửi về công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định trước ngày 15/01 năm sau.
3. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại của công đoàn cấp trên để điều chỉnh chương trình, kế hoạch công tác trong trường hợp cần thiết.
Hướng dẫn này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 và được phổ biến đến tất cả các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
|
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |