Hướng dẫn 174/HD-BYT về thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ngành Y tế năm 2018 do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 174/HD-BYT
Ngày ban hành 27/02/2018
Ngày có hiệu lực 27/02/2018
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Viết Tiến
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 174/HD-BYT

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2018

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NGÀNH Y TẾ NĂM 2018

Phát huy truyền thống và kết quả của các phong trào thi đua yêu nước trong những năm qua, ngành Y tế kêu gọi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ra sức phấn đấu, nỗ lực nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu trọng tâm, chiến lưc giai đoạn 2016-2020, đặc biệt năm 2018 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW và Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân và dân số trong tình hình mới, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2018).

Trên cơ sở nội dung phát động thi đua giai đoạn 2016-2020 của Thủ tướng Chính phủ tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 23/01/2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2018), Bộ Y tế tổ chức triển khai, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong toàn ngành Y tế với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Đẩy mạnh các phong trào thi đua, tạo động lực mạnh mẽ, nỗ lực phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế năm 2018.

b) Nâng cao nhận thức về chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức; ý thức trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương; trình độ, năng lực chuyên môn, khơi dậy sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành Y tế.

c) Phát hiện, bồi dưỡng, tng kết và nhân rộng các mô hình mới, cách làm hay, các điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt trên các lĩnh vực công tác, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong phong trào thi đua yêu nước của ngành y tế; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua.

d) Nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, kịp thời biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất, tiêu biểu, xuất sắc trong các phong trào thi đua. Đặc biệt người lao động trực tiếp, là điển hình xuất sắc trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

2. Yêu cầu

a) Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu tập thể, đơn vị phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua; thường xuyên, nghiêm túc tổ chức kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua;

b) Nội dung, tiêu chí và phương thức tổ chức các phong trào thi đua phải phong phú, hấp dẫn, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, đồng thời phải gắn với lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn và phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị tạo động lực và sức mạnh tổng hợp trong tổ chức thực hiện; cần đi vào thực chất, hiệu quả, tránh hình thức nhm tạo không khí thi đua sôi nổi, cổ vũ các tập thể, cá nhân phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Coi trọng việc phát hiện, xây dựng nhân tố mới và biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong lao động, sáng tạo, học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong thực thi nhiệm vụ dưới nhiều hình thức.

c) Phong trào thi đua phải được phát động và triển khai thực hiện sâu rộng, kết hợp chặt chẽ giữa các phong trào thi đua thường xuyên hằng năm với các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề do Bộ Y tế, cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị phát động, gắn với Chương trình hành động của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW và Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và dân số trong tình hình mới trọng tâm là tăng cường y tế cơ sở hướng tới bao phủ, chăm sóc sức khỏe toàn dân.

d) Gắn kết chặt chẽ kết quả thực hiện phong trào thi đua với công tác khen thưởng; đồng thời gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trong công tác bình xét thi đua, khen thưởng hằng năm cho tập thể và cá nhân là người đứng đầu cơ quan, đơn vị; bảo đảm khen thưởng khách quan, chính xác, công khai, công bằng và kịp thời; quan tâm khen thưởng hợp lý đối với công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và người trực tiếp lao động, đặc biệt đội ngũ cán bộ y tế ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số.

II. CHỦ ĐỀ, NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ

Bám sát nhiệm vụ chính trị được giao năm 2018, phát huy truyền thống 63 năm xây dựng và phát triển, hưởng ứng 70 năm ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, toàn ngành Y tế ra sức thi đua, quyết tâm phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ với các phong trào thi đua, nhiệm vụ, giải pháp ch yếu sau:

1. Chủ đề: Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, lề lối làm việc; tăng cường trách nhiệm; nâng cao hiệu quả công việc; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

2. Nội dung và nhiệm vụ

2.1. Triển khai hiệu quả, thiết thực phong trào thi đua gắn với 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế:

2.1.1. Triển khai thực hiện các Nghị quyết của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành TƯ khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, về công tác dân số trong tình hình mới. Xây dựng Chương trình sức khỏe Việt Nam trên cơ sở tổng hợp, kết nối các chương trình, đề án về nâng cao sức khỏe và tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030.

2.1.2. Thực hiện Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới theo Quyết định 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ: triển khai mô hình điểm tại 26 trạm y tế xã; mở rộng mô hình bác sỹ gia đình, quản lý sức khỏe đến từng người dân; đẩy mạnh quản lý các bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm, chăm sóc dài hạn tại trạm y tế xã.

2.1.3. Hoàn thành các Đề án, văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng trong Chương trình công tác của Chính phủ năm 2018; các Thông tư trong Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2018 của Bộ Y tế. Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; cải cách thủ tục hành chính; tiết kiệm, chống lãng phí.

2.1.4. Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế: Các địa phương đẩy nhanh việc thực hiện mô hình trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, trung tâm y tế huyện đa chức năng và quản lý trạm y tế; Xây dựng đề án thành lập cơ quan kiểm soát (CDC) và cơ quan kiểm soát dược phẩm, thực phẩm, thiết bị y tế (FDA) trung ương và vùng trên cơ sở sáp nhập các đơn vị cùng thực hiện nhiệm vụ trên.

2.1.5. Tăng cường hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục nâng cao sức khỏe, y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh. Bảo đảm vắc xin và duy trì tỷ lệ tiêm chủng m rộng trên 95%. Đẩy mạnh phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp, bệnh tật học đường. Thực hiện nghiêm các quy định về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em và các đối tượng theo luật định. Tăng cường quản lý môi trường y tế; kiểm soát tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở mức dưới 0,3%, giảm số người nhiễm mới HIV.

2.1.6. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm quá tải, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh: phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh; tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, thực hiện nghĩa vụ luân phiên; ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục trong khám, chữa bệnh; ban hành các quy trình chuyên môn; đổi mới phong cách phục vụ, nâng cao y đức. Thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm đối với các phòng xét nghiệm thuộc bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 và tương đương. Xây dựng hệ thống báo cáo sự cố y khoa toàn quốc, ban hành hướng dẫn, khuyến cáo an toàn người bệnh quốc gia. Thực hiện việc đa dạng hóa các loại hình khám, chữa bệnh, kết hợp giữa y tế phổ cập và y tế chuyên sâu, giữa y học cổ truyền với y học hiện đại.

2.1.7. Tiếp tục thực hiện các giải pháp duy trì mức sinh thấp hợp lý, kiểm soát mất cân bng giới tính khi sinh; mở rộng sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; bảo đảm hậu cần đầy đủ và có chất lượng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Tăng khả năng tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản có chất lượng, triển khai các giải pháp nhằm hạn chế tai biến sản khoa, giảm tử vong bà mẹ và trẻ em.

2.1.8. Phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ y tế, xây dựng các văn bản pháp luật về đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo nguồn nhân lực y tế theo hướng hội nhập quốc tế. Tăng cường giám sát đào tạo nhân lực y tế, tập trung vào công tác đào tạo liên thông, liên kết, đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa ch sử dụng, công tác tuyển sinh, đảm bảo bảo chất lượng đào tạo. Tiếp tục xây dựng chương trình, chuẩn năng lực cơ bản các ngành thuộc nhóm ngành khoa học sức khỏe. Triển khai thí điểm đào tạo chuyên khoa cấp I cho bác sỹ ngay sau khi tốt nghiệp.

[...]