UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH
SỞ XÂY DỰNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 06/HD-SXD
|
Bình Định, ngày 10 tháng 05 năm 2016
|
HƯỚNG DẪN
VIỆC CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Ngày 26 tháng 02 năm 2016 UBND tỉnh
Bình Định ban hành Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ban hành Quy định về cấp Giấy
phép xây dựng trên địa bàn tỉnh. Quy định này có hiệu lực từ ngày 08 tháng 3
năm 2016 và thay thế Quyết định số 07/2013/QĐ-UBND
ngày 22 tháng 4 năm 2013 của UBND tỉnh về
việc phân cấp, ủy quyền cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà
nước về cấp giấy phép xây dựng, quản lý kiến trúc đô thị đồng bộ, hiệu quả và tạo
điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các hộ dân có nhu cầu xây dựng. Sở Xây
dựng Bình Định hướng dẫn việc cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định
như sau:
Phần I
YÊU CẦU CHUNG
I. Phạm vi và đối
tượng áp dụng:
1. Phạm vi áp dụng: Văn bản này hướng
dẫn các nội dung liên quan đến công tác cấp giấy phép xây dựng; đối tượng, quy
mô và thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn;
thẩm quyền và sự phối hợp, trách nhiệm của
các cơ quan có liên quan đến công tác cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh.
3. Giải thích từ ngữ:
- Dự án đầu tư xây dựng được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt: Là dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng
cấp Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
quyết định đầu tư.
- Di tích lịch sử - văn hóa: Là công trình xây dựng, công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, văn
hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp quốc
gia hoặc cấp quốc gia đặc biệt theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
- Công trình tôn giáo: Bao gồm chùa,
nhà thờ, thánh đường, thánh thất, tượng thờ, trụ sở; cơ sở đào tạo và công
trình sử dụng vào mục đích thờ cúng khác của các tổ chức tôn giáo được Nhà nước
công nhận.
- Công trình tín ngưỡng: Bao gồm các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ thuộc
quản lý của đại diện cộng đồng dân cư.
- Tượng đài: Là các tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật.
- Công trình trạm BTS1: là công trình xây dựng bao gồm nhà trạm và cột ăng ten thu, phát sóng
thông tin di động được xây dựng trên mặt đất.
- Công trình trạm BTS2: Là cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động và thiết bị phụ trợ được
lắp đặt trên các công trình đã được xây dựng.
- Nhà ở riêng lẻ: Là công trình được xây dựng trong khuôn
viên đất ở, thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp
luật.
- Số
tầng nhà: Số tầng của ngôi nhà bao gồm toàn bộ các tầng
trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng áp mái, mái tum) và tầng nửa hầm.
- Chiều cao công trình: Chiều cao công trình tính từ cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch
được duyệt tới điểm cao nhất của công trình, kể cả mái tum hoặc mái dốc. Đối với
công trình, nhà ở riêng lẻ dọc
- Tầng hầm: Tầng mà quá một nửa chiều cao của nó nằm dưới cốt mặt đất đặt công
trình theo quy hoạch được duyệt.
- Tầng nửa hầm: Tầng mà một nửa chiều cao của nó nằm trên hoặc
ngang cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
- Tầng áp mái: Tầng nằm bên trong không gian của mái dốc mà toàn bộ hoặc một phần mặt
đứng của nó được tạo bởi bề mặt mái nghiêng hoặc mái gấp,
trong đó tường đứng (nếu có) không cao quá mặt sàn 1,5m.
- Mái tum: Phòng trên nóc nhà mái bằng, dùng để che cầu
thang lên sân thượng.
II. Giấy phép xây
dựng:
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định. Trừ các công trình được miễn giấy
phép xây dựng được quy định theo khoản 2 Điều 89 Luật Xây
dựng ngày 18/6/2014.
2. Phân loại Giấy phép xây dựng:
a) Giấy phép xây dựng mới.
b) Giấy phép sửa chữa; cải tạo.
c) Giấy phép di dời công trình.
3. Công trình cấp đặc biệt và cấp I
(Theo Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016) được cấp giấy phép xây dựng theo
giai đoạn khi đã có hồ sơ thiết kế xây dựng được thẩm định
theo quy định tại Điều 57, Điều 58 của Luật Xây dựng ngày 18/6/2014.
4. Đối với dự án đầu tư xây dựng gồm
nhiều công trình, giấy phép xây dựng được cấp cho một, một số hoặc tất cả các công trình thuộc dự án khi phân
hạ tầng kỹ thuật thuộc khu vực xây dựng công trình đã được triển khai theo quy
hoạch xây dựng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng: Thực hiện theo Điều 3 của Quyết định số
19/2016/QĐ-UBND ngày 26/02/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy định về cấp Giấy
phép xây dựng trên địa bàn tỉnh.
III. Nội dung Giấy phép xây dựng:
1. Tên công trình thuộc dự án.
2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.
3. Địa điểm, vị trí xây dựng công
trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo
tuyến.
4. Loại, cấp công trình xây dựng.
5. Cốt xây dựng công trình (là cốt nền
xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ là 0,2m; Trường hợp cốt nền xây dựng
> 0,2m đề nghị xây dựng bậc tam cấp phải lùi vào trong
và trùng với chỉ giới xây dựng, đồng thời chiều cao tầng 1 phải tuân thủ theo
chiều cao tầng 1 của dãy phố đã được quy định).
6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
7. Mật độ xây dựng.
8. Hệ số sử dụng đất.
9. Đối với công trình dân dụng, công
trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung nêu trên còn phải có các
nội dung sau:
- Tổng diện tích xây dựng.
- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt).
- Số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng
áp mái, tầng kỹ thuật, tum).
- Chiều cao tối đa toàn công trình
(tính từ cốt nền sân).
10. Thời hạn khởi công công trình
không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.
Phần II
CẤP GIẤY PHÉP
XÂY DỰNG
I. Điều kiện
chung để được cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng và nhà ở
riêng lẻ:
1. Phù hợp với mục đích sử dụng đất
theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
2. Bảo đảm an toàn cho công trình,
công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo
đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di
sản văn hóa,
di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng
cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có
liên quan đến quốc phòng, an ninh.
3. Quản lý chất lượng nhà ở riêng lẻ
thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2015/TT-BXD ngày 30/10/2015 của Bộ
Xây dựng Quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ.
II. Điều kiện riêng để được cấp
giấy phép xây dựng đối với các công trình và nhà ở riêng lẻ:
1. Đối với các công trình trong đô
thị:
a) Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây
dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng
ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết
xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc
thiết kế đô thị riêng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
b) Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật Xây dựng ngày
18/6/2014 và Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh.
c) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép theo quy định tại các
Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật Xây dựng ngày 18/6/2014.
2. Đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị:
a) Phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng
của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng Văn bản.
b) Thiết kế xây dựng công trình đã được
thẩm định, phê duyệt theo quy
định tại Điều 82 của Luật Xây dựng ngày 18/6/2014 và Quyết
định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của
UBND tỉnh.
c) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép
theo quy định tại các Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật Xây dựng ngày
18/6/2014.
3. Đối với nhà ở riêng lẻ:
a) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định
tại Thông tư số 05/2015/TT-BXD ngày 30/10/2015 của Bộ Xây
dựng Quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì
nhà ở riêng lẻ.
b) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng
theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật Xây dựng ngày 18/6/2014.
c) Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố
trong đô thị đã ổn định về quy hoạch sử dụng
đất nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền ban hành.
d) Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông
thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.
4. Quy định lối thoát hiểm và thông thoáng đối với nhà ở liên kế
trong đô thị:
a) Nguyên tắc:
- Các lô đất đối lưng nhau, không gian khu vực tiếp giáp nhau phải:
+ Các lô đất có chiều dài ≥ 18m, khi cấp phép phải quy định chỉ giới xây dựng phía sau nhà cách
ranh giới đất ≥ 2m.
+ Các lô đất có chiều dài ≤ 18m, trong quy hoạch phân lô phải quy định chỉ giới xây dựng phía
sau nhà cách ranh giới đất
≥ 1,5m.
+ Các khoảng lùi nêu trên chỉ làm sân
trống theo hình thức giếng trời.
b) Phạm vi áp dụng:
- Đối với các khu dân cư đô thị hiện
hữu (chưa có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, quy chế quản lý quy hoạch - kiến
trúc, thiết kế đô thị riêng,...) khuyến khích áp dụng nguyên tắc nêu trên để tạo
thông thoáng và thoát hiểm cho công trình khi cần thiết.
- Đối với khu dân cư thực hiện quy hoạch
xây dựng mới: Bắt buộc áp dụng nguyên tắc nêu trên. Khi lập quy chế quản lý quy
hoạch - kiến trúc, lập thiết kế đô thị riêng, đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố chỉ đạo áp dụng
nguyên tắc nêu trên.
- Đối với nhà ở liên kế tại ngã ba,
ngã tư (nhà có 02 mặt tiền): không bắt buộc áp dụng, tuy nhiên khuyến khích áp
dụng nguyên tắc nêu trên.
5. Cấp Giấy phép xây dựng dọc các
tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ:
a) Đối với trường hợp công trình, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn nhưng nằm dọc các tuyến đường Quốc lộ,
Tỉnh lộ:
- Căn cứ tại điểm k khoản 2 Điều 89 của
Luật Xây dựng ngày 18/6/2014 có quy định “Công trình xây dựng ở nông thôn
thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển
đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được
duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa” thì được miễn giấy phép xây
dựng. Do đó đối với công trình, nhà ở
nông thôn dọc các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ thuộc vào trường hợp trên thì được
miễn giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, để tăng cường công tác quản lý quy hoạch kiến
trúc dọc các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ thì Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố cần quy định cụ thể những khu vực cần phải cấp Giấy phép xây
dựng trên các tuyến đường trên (Áp dụng đối với
khu dân cư hiện hữu).
- Đối với các công trình, nhà ở nằm dọc
các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ, không nằm trong quy hoạch đô thị, định hướng
phát triển đô thị. Khi xây dựng mới phải đảm bảo nằm ngoài hành lang an toàn
giao thông và quy định về đường gom dọc đường Quốc lộ để tránh trường hợp phải giải tỏa để mở rộng đường (Áp dụng đối với khu dân
cư mới).
b) Đối với các trường hợp bị thu hồi
đất ở, giải tỏa nhà ở các dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ, Tỉnh lộ qua địa bàn tỉnh:
- Đối với các trường
hợp giải tỏa nhà ở nhưng diện tích nhà còn lại lớn hơn 40m2
nằm trong hành lang an toàn giao thông nếu chưa thực hiện thu hồi và bồi thường,
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố hướng dẫn
người dân thực hiện xây dựng nhà ở theo hướng vận dụng quy mô nhà ở tại điểm a
khoản 3 Điều 4 của Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 26/02/2016 của UBND tỉnh
ban hành Quy định về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh.
- Đối với các trường hợp không bị giải
tỏa nhà ở nhưng bị thu hồi một phần đất ở do giải phóng mặt bằng, diện tích đất
còn lại không thu hồi và chưa thu hồi nằm trong hành lang an toàn giao thông
thì không được cho phép cơi nới, mở rộng, xây dựng mới. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố căn cứ theo quy định tại điểm c, d khoản 3 Điều 4 của Quyết định số
19/2016/QĐ-UBND ngày 26/02/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy định về cấp giấy
phép xây dựng trên địa bàn tỉnh để hướng dẫn người dân thực hiện.
c) Đối với các khu dân quy hoạch xây dựng mới đọc các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ
trên địa bàn tỉnh phải xây dựng đường gom nằm ngoài hành lang đường bộ và thực
hiện đấu nối theo quy định hiện hành.
III. Cấp giấy
phép xây dựng có thời hạn:
1. Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy
phép cấp cho xây dựng
công trình nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch
thực hiện quy hoạch xây dựng.
2. Đối tượng được xét cấp giấy phép xây dựng có thời hạn
là công trình, nhà ở riêng lẻ nằm trong khu vực đã có quy hoạch phân khu, quy
hoạch chi tiết, quy hoạch điểm dân cư nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố, nhưng chưa thực hiện quy hoạch, chưa có phương án giải phóng mặt bằng và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
3. Quy mô cấp giấy phép xây dựng có
thời hạn:
a) Công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn với quy mô tối đa
02 tầng (không kể tầng lửng và mái che cầu thang (nếu có) và chiều cao tối đa không quá 10m; phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại khoản 3 và 4 Điều
91 của Luật Xây dựng ngày 18/6/2014.
b) Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ
thuộc phạm vi bảo vệ của di tích đã được xếp hạng, khu vực đã có quy hoạch phân
khu, quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
và có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của
UBND cấp huyện thì không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn
cho việc xây dựng mới mà phí cấp giấy
phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa mà không làm tăng
quy mô, cấp công trình.
c) Đối với các công trình, nhà ở hiện hữu trong khu vực hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng
kỹ thuật: hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, hàng
không; hành lang bảo vệ đập đê, kè, hành lang cây xanh xung quanh sông, kè, ao,
hành lang an toàn điện và hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm
khác theo quy định của pháp luật mà nhà nước chưa có chủ trương, kế hoạch thực hiện di đời các công trình, nhà ở ra khỏi khu vực nêu trên thì không được cho phép cơi nới, mở rộng,
xây dựng mới và nâng tầng, chỉ được sửa chữa, cải tạo nhưng không làm tăng quy mô
diện tích, cấp công trình.
d) Đối với công trình, nhà ở hiện hữu
nằm trong phạm vi quy hoạch lộ giới của các tuyến đường trong đô thị đã được
phê duyệt và công bố lộ giới nhưng chưa có kế hoạch thực
hiện mở rộng đường thì được phép sửa chữa, cải tạo nhưng
không làm tăng quy mô diện
tích. Nếu hiện trạng là đất trống, không cho phép xây dựng mới công
trình, nhà ở; chỉ cho phép xây dựng lại hàng rào, cổng ngõ.
4. Thời hạn cấp giấy phép xây dựng có thời hạn:
a) Thời hạn cấp giấy phép xây dựng có
thời hạn theo kế hoạch thực hiện quy hoạch nhưng tối đa không quá 05 năm đối với
quy hoạch phân khu, 03 năm đối với quy hoạch chi tiết kể từ
ngày phê duyệt quy hoạch.
Trong trường hợp quy hoạch được điều
chỉnh hoặc không thực hiện quy hoạch thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng
có trách nhiệm hướng dẫn cho nhà đầu tư và các hộ dân xây dựng công trình để cấp
lại giấy phép xây dựng theo quy định.
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây
dựng có trách nhiệm xác định cụ thể thời
gian giấy phép xây dựng có thời hạn quy định.
IV. Điều chỉnh giấy
phép xây dựng:
Trong quá trình xây dựng, trường hợp
có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung
dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:
1. Thay đổi hình thức kiến trúc mặt
ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về
quản lý kiến trúc;
2. Thay đổi một trong các yếu tố về vị
trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố
khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
3. Khi điều
chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh
hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
V. Gia hạn giấy
phép xây dựng:
1. Trước thời điểm giấy phép xây dựng
hết hiệu lực khởi công xây dựng, nếu công trình chưa được khởi công thì chủ đầu
tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia
hạn tối đa 02 lần. Thời gian gia hạn mỗi lần là 12 tháng. Khi hết thời gian gia
hạn giấy phép xây dựng mà chưa khởi công xây dựng thì chủ đầu tư phải nộp hồ sơ
đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.
2. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ
được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn đã hết thời hạn tồn tại ghi trong giấy
phép, nhưng quy hoạch chưa được thực hiện thì chủ sở hữu công trình hoặc người
được giao sử dụng công trình đề nghị cơ quan cấp giấy phép xây dựng xem xét gia
hạn thời gian tồn tại cho đến khi quy hoạch được triển khai thực hiện. Thời hạn
tồn tại công trình được ghi ngay vào giấy phép xây dựng có thời hạn đã được cấp.
VI. Cấp lại giấy
phép xây dựng: Giấy phép xây dựng được cấp lại
trong trường hợp bị rách, nát hoặc bị mất.
VII. Thu hồi, hủy
giấy phép xây dựng:
1. Giấy phép xây dựng bị thu hồi
trong các trường hợp sau:
a) Giấy phép xây dựng được cấp không đúng
quy định của pháp luật;
b) Chủ đầu tư không khắc phục việc
xây dựng sai với giấy phép xây dựng trong thời hạn ghi trong văn bản xử lý vi
phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
2. Sau 10 ngày kể từ ngày có quyết định
thu hồi giấy phép xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp
quy định nêu trên, nếu chủ đầu tư không nộp lại giấy phép xây dựng cho cơ quan
đã cấp giấy phép thì cơ quan cấp giấy phép hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy giấy phép xây dựng và
thông báo cho chủ đầu tư, Ủy ban nhân
dân cấp huyện, xã nơi có công
trình xây dựng. Quyết định hủy giấy phép xây
dựng được đăng trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng.
VIII. Quy trình cấp, cấp lại, điều
chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng: Thực hiện theo quy định tại Điều
102 của Luật Xây dựng số ngày 18/6/2014.
IX. Lệ phí cấp giấy
phép xây dựng:
Thực hiện theo quy định tại Quyết định
số 05/2016/QĐ-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2016 của UBND tỉnh Bình Định về việc sửa
đổi, bổ sung quy định về Lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình
Định.
Mức lệ phí cấp
giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định:
1. Nhà ở riêng lẻ trong đô thị:
70.000 đồng/giấy phép.
2. Nhà ở riêng lẻ tại nông thôn nằm trong khu trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch
sử - văn hóa: 50.000 đồng/giấy phép.
3. Cấp phép xây dựng công trình khác:
120.000 đồng/giấy phép.
4. Trường hợp gia hạn giấy phép xây dựng:
15.000 đồng/giấy phép.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Ban Quản lý
Khu kinh tế: Tổ chức thực hiện việc cấp Giấy phép
xây dựng theo Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày
26/02/2016 của UBND tỉnh và Hướng dẫn này.
II. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
1. Tổ chức thực hiện việc cấp Giấy
phép xây dựng theo Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 26/02/2016 của UBND tỉnh và Hướng dẫn này.
2. Công bố công khai theo quy định các đồ án quy hoạch
đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch lộ giới hẻm trong đô thị và các quy định
quản lý theo các đồ án quy hoạch; lập quy chế quản lý quy chế, kiến trúc đô thị,
thiết kế đô thị riêng (đối với các khu vực,
tuyến phố trong đô thị đã cơ bản ổn định chức năng sử dụng
đất) đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời, cung cấp đầy đủ các đồ án nêu
trên cho Sở Xây dựng và cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép
xây dựng. Rà soát, quy hoạch và tiến hanh công bố thời hạn thực hiện theo đồ
án quy hoạch đường, hẻm có lộ giới dưới 12 mét.
3. Cập nhật trên bản đồ địa chính, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức cắm mốc ngoài thực địa: Lộ giới các tuyến đường; hành lang bảo vệ các chương
trình giao thông (cầu, đường bộ, đường sắt), các công trình hạ tầng kỹ thuật
(đường điện, trạm điện; hệ thống cấp nước, thoát nước); hành lang bảo vệ bờ
sông, kênh, rạch, phạm vi bảo vệ các công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng,
khu di tích lịch sử văn hóa, khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của
pháp luật làm cơ sở để cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo quy định.
4. Chịu trách nhiệm về tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn mình quản lý theo quy định. Chỉ đạo các
phòng ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã và thành phố (Phòng Quản lý đô thị hoặc Kinh tế - Hạ tầng) có trách nhiệm
cung cấp đầy đủ thông tin giấy phép xây dựng
và phối hợp với đội Thanh tra xây dựng trong quản lý trật
tự xây dựng tại địa phương.
5. Ủy
ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quy định các khu vực tại các xã
khi xây dựng phải có giấy phép xây dựng thuộc địa giới hành chính do mình quản
lý để người dân được biết làm cơ sở để cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
III. Ủy ban nhân dân cấp xã: Tiếp nhận văn bản thông báo ngày khởi công
xây dựng công trình, nội dung sửa chữa cải tạo của chủ đầu tư; tổ chức kiểm tra theo dõi việc thực hiện theo giấy phép
xây dựng và quản lý xây dựng đối với các
công trình thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, phát hiện, đình chỉ để
xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về xây dựng theo quy định của
pháp luật.
- Phối hợp với đội Thanh tra xây dựng trong quản lý trật tự xây dựng tại địa phương.
Trên đây là Hướng dẫn của Sở Xây dựng
Bình Định về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trong quá
trình thực hiện nêu các tổ chức và cá
nhân phát hiện các nội dung chưa phù hợp đề nghị có ý kiến về Sở
Xây dựng để kịp thời điều chỉnh văn bản hướng dẫn
này ./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh (báo cáo);
- UBND các huyện, thị xã và thành phố;
- Lãnh đạo Sở;
- Thanh tra Sở;
- Phòng: QLXD, HTKT, QLN
- Lưu: VT, VP, P.QLQHKT.
|
GIÁM ĐỐC
Đào Quý Tiêu
|
PHỤ LỤC
THÀNH PHẦN HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
(Kèm theo Hướng dẫn số: 06/HD-SXD ngày 10/5/2016 của Sở Xây dựng )
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới;
công trình không theo tuyến; công trình theo tuyến; công trình tôn giáo; công
trình tượng đài, tranh hoành tráng; công trình quảng cáo; trường hợp sửa chữa,
cải tạo công trình, trường hợp di dời công trình: Được thực hiện theo quy định
tại Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật Xây dựng số ngày
18/6/2014.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây
dựng đối với công trình tín ngưỡng:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng;
- Bản sao một trong những giấy tờ chứng
minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Bản vẽ thiết kế xây dựng đã được thẩm
định theo quy định tại Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh
Bình Định;
- Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng,
kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây
dựng đối với công trình của các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng;
- Bản sao một trong những giấy tờ chứng
minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Bản vẽ thiết kế xây dựng đất
được thẩm định theo quy định;
- Các tài liệu khác theo quy định của
hiệp định hoặc điều ước quốc tế đã được ký kết với Chính phủ Việt Nam.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
theo giai đoạn:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
- Bản sao một trong những giấy tờ hợp
pháp về đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Bản vẽ thiết kế xây dựng theo quy định,
văn bản thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo từng giai đoạn
(nếu có);
- Bản sao quyết định phê duyệt dự án
đầu tư xây dựng đối với công trình quy định phải lập dự
án.
5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây
dựng cho dự án:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
- Bản sao một trong những giấy tờ chứng
minh quyền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật về đất đai
- Bản sao quyết định phê duyệt dự án,
quyết định đầu tư
- Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của
tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm chủ trì thiết kế xây
dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của
chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
Bản vẽ thiết kế của từng công trình đề nghị cấp giấy phép xây dựng, văn bản thẩm định thiết kế đối
với công trình có yêu cầu do cơ quan chuyên môn về
xây dựng thẩm định.
6. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh
giấy phép xây dựng:
- Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng
- Bản chính giấy phép xây dựng đã được
cấp;
- Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần
điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng;
- Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản
phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn
chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
7. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép
xây dựng:
- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng.
- Bản chính giấy phép xây dựng đã được
cấp.