Hướng dẫn 06-HD/BNCTW năm 2015 về tổ chức rà soát các cuộc thanh tra về kinh tế - xã hội tại địa phương do Ban Nội chính Trung ương ban hành

Số hiệu 06-HD/BNCTW
Ngày ban hành 16/04/2015
Ngày có hiệu lực 16/04/2015
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Ban Nội chính Trung ương
Người ký Phan Đình Trạc
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN NỘI CHÍNH
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 06-HD/BNCTW

Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2015

 

HƯỚNG DẪN

TỔ CHỨC RÀ SOÁT CÁC CUỘC THANH TRA VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG

Căn cứ Khoản 3, Mục IV, Chương trình số 100-CTr-BCĐTW ngày 07-01-2015 về công tác trọng tâm năm 2015 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng “Chỉ đạo các ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy giao cho ban nội chính các tỉnh ủy, thành ủy chủ trì, phối hợp với cơ quan thanh tra và các cơ quan chức năng của tỉnh rà soát tổng thể các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội từ năm 2011 đến năm 2014 để xem xét, chuyển các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng đến cơ quan điều tra để xác minh, điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng “giao Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo kết quả với Ban Chỉ đạo”, Ban Nội chính Trung ương ban hành Hướng dẫn rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội để các địa phương thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Thông qua công tác rà soát các cuộc thanh tra về kinh tế - xã hội từ năm 2011 đến năm 2014 để xem xét, đánh giá tình hình và kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng theo quy định của pháp luật qua công tác thanh tra; những khó khăn, vướng mắc; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; những giải pháp nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý các vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng qua hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội. Đồng thời qua đó, đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đối với công tác thanh tra kinh tế - xã hội và việc thực hiện các kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý sau thanh tra đối với vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng.

2. Xem xét để kiến nghị chuyển các vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng đến cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Công tác rà soát các cuộc thanh tra về kinh tế - xã hội cần được tiến hành tổng thể, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Trong quá trình triển khai thực hiện rà soát phải hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương.

II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP RÀ SOÁT

1. Nghiên cứu kỹ hồ sơ, tài liệu của từng cuộc thanh tra về kinh tế, xã hội tại địa phương, nhất là Báo cáo kết quả thanh tra của Trưởng đoàn thanh tra và Kết luận thanh tra của người ra quyết định thanh tra và ý kiến chỉ đạo, xử lý của người có thẩm quyền đối với kết luận thanh tra, kết luận và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ đối với các cuộc thanh tra về kinh tế - xã hội được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và các bộ, ngành hướng dẫn thực hiện đối với địa phương, từ đó để xác định:

1.1. Những sai phạm cụ thể về kinh tế và trách nhiệm của cá nhân. Trong đó những sai phạm cụ thể của cá nhân có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng? Cá nhân, tổ chức có sai phạm và liên quan?

1.2. Kiến nghị xử lý của Đoàn thanh tra và Thanh tra Chính phủ, kết luận của người ra quyết định thanh tra đối với sai phạm trên, trong đó kiến nghị xử lý sai phạm có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng ra sao?

1.3. Quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền đối với kết luận thanh tra? Trong đó xử lý đối với sai phạm có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng ra sao?

1.4. Kết quả thực hiện các kiến nghị của Đoàn thanh tra và Thanh tra Chính phủ, kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị và quyết định xử lý về thanh tra của cơ quan có thẩm quyền:

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền: việc ban hành các văn bản để thực hiện sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đối với các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý thanh tra về kinh tế - xã hội; việc phân công theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị, kết luận và quyết định xử lý đối với kết luận thanh tra.

- Khắc phục sai phạm về kinh tế;

- Xử lý cán bộ (về đảng, chính quyền và xử lý khác);

- Đã chuyển cơ quan điều tra (vụ/ đối tượng), trong đó:

+ Đã quyết định khởi tố (vụ/ bị can);

+ Chưa khởi tố (vụ/đối tượng);

+ Quyết định không khởi tố (vụ/đối tượng), lý do?

+ Chuyển lại cơ quan thanh tra (vụ/đối tượng), lý do?

+ Quyết định chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra khác điều tra theo thẩm quyền.

+ Việc xử lý của thanh tra khi cơ quan điều tra xử lý các vụ việc mà cơ quan thanh tra đã chuyển cho cơ quan điều tra không đúng thời hạn.

- Chưa chuyển cơ quan điều tra (vụ/ đối tượng), lý do?

1.5. Các vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng và có dấu hiệu tội phạm khác mà Đoàn thanh tra không kiến nghị chuyển cơ quan điều tra và kết luận thanh tra, quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền cũng không yêu cầu chuyển cơ quan điều tra, lý do? Qua rà soát lần này Đoàn rà soát có kiến nghị chuyển cơ quan điều tra hay không chuyển, có kiến nghị thanh tra lại hay không thanh tra lại? Lý do?

1.6. Các vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng và có dấu hiệu tội phạm khác mà Đoàn thanh tra kiến nghị chuyển cơ quan điều tra, nhưng người ra kết luận thanh tra, cơ quan có thẩm quyền xử lý kết quả thanh tra quyết định không chuyển, lý do? Qua rà soát lần này có kiến nghị chuyển cơ quan điều tra hay không chuyển, lý do?

1.7. Các kiến nghị khác của Đoàn rà soát về tiếp tục thực hiện các kiến nghị của Đoàn thanh tra, kết luận thanh tra và quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.

2. Trên cơ sở rà soát như trên, tổng hợp báo cáo các nội dung sau:

[...]