Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam - Campuchia

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 01/06/1998
Ngày có hiệu lực 01/06/1998
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cam pu chia,Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người ký Đào Đình Bình,Sok Mathoeung
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

HIỆP ĐỊNH

VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ HOÀNG GIA CAMPUCHIA

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia (dưới đây gọi tắt là “các Bên ký kết”);

Với mục đích tăng cường quan hệ giữa nhân dân hai nước dựa trên nguyên tắc bình đẳng hai Bên cùng có lợi;

Mong muốn thúc đẩy việc vận chuyển hàng hóa và hành khách (kể cả khách du lịch) bằng đường bộ giữa hai nước;

Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1. Điều khoản chung

1. Hai Bên ký kết đồng ý tiến hành vận chuyển hàng hóa và hành khách (kể cả khách du lịch) qua lại giữa hai nước theo đường bộ qua các cửa khẩu biên giới được hai Bên thỏa thuận.

2. Hai Bên ký kết có quyền và cơ hội ngang nhau trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách (kể cả khách du lịch) song phương giữa hai nước.

3. Những vấn đề liên quan đến vận tải đường bộ giữa hai nước như tổ chức và hình thức vận tải, tuyến đường, giao nhận, kho bãi, phí giao thông và các thứ phí khác sẽ do cơ quan có thẩm quyền của hai Bên ký kết thỏa thuận.

Điều 2. Các định nghĩa

Trong Hiệp định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Các lãnh thổ” bao gồm Việt nam và Camphuchia

2. “Cơ quan có thẩm quyền

Phía Việt Nam là Bộ giao thông vận tải và cơ quan được Bộ Giao thông vận tải ủy quyền

Phía Campuchia là Bộ giao thông công chính và Cơ quan được Bộ Giao thông công chính ủy quyền.

3. “Người tham gia vận tải” là bất kỳ tổ chức nào có tư cách pháp nhân thuộc phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (dưới đây gọi tắt là “Việt Nam”) hoặc lãnh thổ Vương quốc Campuchia (dưới đây gọi tắt là “Campuchia”), được luật pháp và các quy định của nước tương ứng cho phép tham gia chuyên chở hành khách (kể cả khách du lịch) và hàng hóa bằng đường bộ.

4. “Xe chở khách” là phương tiện cơ giới đường bộ.

a. Được đóng hoặc hoán cải để sử dụng trên đường bộ với mục đích chuyên chở hành khách;

b. Có từ mười (10) chỗ ngồi trở lên kể cả người lái;

c. Được đăng ký tại lãnh thổ của một Bên ký kết và do người tham gia vận tải đã được phép chuyên chở hành khách (kể cả khách du lịch) tại lãnh thổ đó.

5. “Taxi” là phương tiện cơ giới đường bộ có đặc điểm:

a. Được đóng để sử dụng trên đường bộ với mục đích chuyên chở hành khách;

b. Có năm (5) chỗ ngồi kể cả người lái và có ký hiệu “Taxi” trên nóc xe;

c. Được đăng ký tại một lãnh thổ của một Bên ký kết.

6. “Xe không kinh doanh vận tải” là phương tiện cơ giới đường bộ có đặc điểm:

a. Được đóng để sử dụng trên đường bộ vơi mục đích chuyên chở hành khách;

b. Có không quá chín (9) chỗ ngồi kể cả người lái;

c. Đã đăng ký tại lãnh thổ của một Bên ký kết;

d. Không sử dụng cho mục đích vận tải thương mại.

[...]