Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam - Ấn Độ

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 07/09/1994
Ngày có hiệu lực 02/02/1995
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà Ấn Độ,Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người ký Hồ Tế,Bhuvesh Chaturvedi
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

HIỆP ĐỊNH

GIỮA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NƯỚC CỘNG HOÀ ẤN ĐỘ VỀ TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN VÀ NGĂN NGỪA VIỆC TRỐN LẬU THUẾ ĐỐI VỚI THUẾ ĐÁNH VÀO THU NHẬP

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước cộng hoà Ấn Độ

Mong muốn ký kết một Hiệp định về việc tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập,

Đã thoả thuận dưới đây:

Điều 1. Phạm vi áp dụng.

Hiệp định này được áp dụng cho các đối tượng là những đối tượng cư trú của một hoặc của cả hai Nước ký kết

Điều 2. Các loại thuế bao gồm trong Hiệp định

1. Hiệp định này áp dụng đối với các loại thuế do một Nước ký kết hoặc các cơ quan chính quyền cơ sở, hoặc chính quyền địa phương của Nước đó, đánh vào thu nhập, bất kể hình thức áp dụng của các loại thuế đó như thế nào.

2. Tất cả các loại thuế thu trên tổng thu nhập, hoặc những phần của thu nhập; bao gồm các khoản thuế đối với lợi tức từ việc chuyển nhượng động sản hoặc bất động sản, thuế đánh trên tổng số tiền lương hoặc tiền công do xí nghiệp trả, đều được coi là các thuế đánh vào thu nhập.

3. Những loại thuế hiện hành được áp dụng trong Hiệp định này là:

a. Tại Việt Nam:

(i) Thuế thu nhập cá nhân;

(ii) Thuế lợi tức; và

(iii) Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài;

(Dưới đây được gọi là “thuế Việt Nam”);

b. Tại ấn Độ:

Thuế thu nhập; bao gồm bất kỳ khoản thuế phụ thu tính trên thuế thu nhập;

(Dưới đây gọi là “thuế ấn Độ “)

4. Hiệp định này cũng sẽ được áp dụng cho các loại thuế có tính chất tương tự hay về căn bản giống như các loại thuế trên được ban hành sau ngày ký kết Hiệp định này để bổ sung, hoặc thay thế các loại thuế hiện hành. Các nhà chức trách có thẩm quyền của các Nước ký kết sẽ thông báo cho nhau những thay đổi quan trọng trong luật thuế của từng Nước.

Điều 3. Các định nghĩa chung.

1. Theo Hiệp định này, trừ trường hợp ngữ cảnh đòi hỏi một sự giải thích khác:

a. Từ “Việt Nam” có nghĩa là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; khi dùng theo nghĩa địa lý, từ đó bao gồm toàn bộ lãnh thổ quốc gia Việt Nam, kể cả lãnh hải Việt Nam, và mọi vùng ở ngoài và đi liền với lãnh hải Việt Nam mà theo luật pháp tại Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế, Việt Nam có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và khối nước ở trên;

b. từ “ấn Độ” có nghĩa là lãnh thổ ấn Độ và bao gồm cả lãnh hải và vùng trời trên vùng lãnh hải, cũng như vùng biển khác mà ấn Độ có các quyền chủ quyền, các quyền khác và các quyền tài phán căn cứ theo luật ấn Độ và phù hợp với luật pháp quốc tế hay Công ước Liên hiệp Quốc về Luật Biển;

c. Thuật ngữ “Nước ký kết” và “Nước ký kết kia” có nghĩa là Việt Nam và ấn Độ tuỳ theo ngữ cảnh đòi hỏi;

d. Thuật ngữ “công ty” để chỉ các tổ chức công ty hoặc bất kỳ một thực thể nào được coi công ty hay tổ chức công ty theo các luật thuế có hiệu lực tại từng Nước ký kết;

e. Thuật ngữ “nhà chức trách có thẩm quyền” có nghĩa:

(i) Trong trường hợp đối với Việt Nam, là Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc người đại diện được uỷ quyền của Bộ trưởng; và

(ii) Trong trường hợp đối với ấn Độ, cơ quan Trung ương tại Bộ Tài chính (Cục thu) hoặc người đại diện được uỷ quyền của các cơ quan trên;

f. Thuật ngữ “xí nghiệp của Nước ký kết” và “xí nghiệp của Nước ký kết kia” có nghĩa là một xí nghiệp được điều hành bởi đối tượng cư trú của một Nước ký kết và một xí nghiệp được điều hành bởi đối tượng cư trú của Nước ký kết kia;

[...]