Đề án 333/ĐA-UBND năm 2022 về phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 333/ĐA-UBND
Ngày ban hành 03/10/2022
Ngày có hiệu lực 03/10/2022
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Trịnh Xuân Trường
Lĩnh vực Bảo hiểm,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 333/ĐA-UBND

Lào Cai, ngày 03 tháng 10 năm 2022

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết

1. Kết quả thực hiện BHYT toàn dân giai đoạn 2018 - 2022 tại tỉnh Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới. Diện tích tự nhiên 6.383,89 km2. Có 25 dân tộc cùng sinh sống. Dân số toàn tỉnh tính đến ngày 31/12/2021 là 769.048 người, trong đó đồng bào dân tộc thiu số chiếm khong 66,2%. Bao gồm 07 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố, với 138 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đng bào dân tộc thiểu số và miền núi (có 66 xã khu vực III, 04 xã khu vực II, 68 xã khu vực I, có 605 thôn đặc biệt khó khăn).

Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong các trụ cột chính của chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh luôn được Tnh y, Hội đng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân ủng hộ tích cực triển khai thực hiện. Do đó đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống và nâng cao chất lượng sức khỏe nhân dân. Sngười tham gia BHYT tăng hàng năm, đạt gần 99% vào năm 2020. Số thu BHYT đạt 692,68 tỷ đồng và nguồn kinh phí tạo lập quỹ khám chữa bệnh BHYT đạt 582,85 tỷ đồng vào năm 2021. Chi khám chữa bệnh từ quỹ BHYT của tỉnh gồm cả đa tuyến đi ngoại tỉnh giai đoạn 2018-2021 thấp nhất năm 2018 là 646 tỷ đồng và cao nhất là năm 2019 đạt 741 tỷ đồng. Quỹ khám chữa bệnh BHYT là một trong các nguồn tài chính y tế chủ yếu. Chính sách BHYT là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, là chế tài chính vng chắc giúp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Giai đoạn 2016-2021, cơ cấu tham gia BHYT đã chuyn dịch theo hướng tích cực, giảm dần sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Năm 2016 số người được ngân sách đóng 100% chiếm 77% dân số, năm 2021 gim còn 53,3%, một bộ phận chuyển sang đối tượng tự đóng một phần và ngân sách hỗ trợ một phần, một bộ phận chuyn sang tự đóng hoàn toàn theo hộ gia đình. Số người tham gia BHYT theo hộ gia đình tăng từ 32.644 người năm 2016, đến 82.098 người năm 2021 (tăng 2,5 lần).

Tuy nhiên, kết quả trên chưa bền vững, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước vẫn chiếm ch yếu. Người dân tộc thiểu số sinh sng vùng khó khăn và người sinh sống vùng đặc biệt khó khăn bị tác động mạnh bởi sự thay đổi khi Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 861) và Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Quyết định số 612/QĐ-UBDT). Từ 1/7/2021, tnh Lào Cai có 65 xã với 552 thôn bản với 130.000 người bị tác động bởi Quyết định số 861/QĐ-TTg, phải chuyển sang tham gia BHYT đối tượng khác hoặc phải tự mua thẻ theo hộ gia đình dẫn đến tỷ lệ bao phủ BHYT năm 2020 là 96,1% sụt giảm còn 85,3% vào năm 2021. Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp, ngành đã quyết liệt chỉ đạo, truyền thông, vận động, số người tham gia theo hộ gia đình tăng mạnh vào cuối năm 2021, nhưng tính đến 31/7/2022 vẫn còn 43.575 người bị tác động chưa có thẻ BHYT vì đời sống kinh tế còn rt nhiều khó khăn. Trong tổng số học sinh bị tác động là 19.546 người, đã vận động tự mua thẻ năm 2022 là 12.419 người, còn 7.127 người có tuổi từ 7-18 tuổi thuộc diện học sinh chưa có thẻ; người cao tuổi từ 60-79 tuổi ở 65 xã nói trên cũng bị tác động, phn lớn chưa có thẻ, bên cạnh đó còn 1.078 người dân tộc thiểu số ít người (Bố Y) chưa có thẻ, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Dự báo các năm tới, nhóm người không được ngân sách hỗ trợ tiếp tục tăng do giảm nghèo, hoàn thành nông thôn mới, xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn. Đặc biệt ở các nhóm yếu thế, nhóm cần chăm sóc sức khỏe gồm: Nhóm học sinh, sinh viên; Nhóm người cao tuổi từ 60-79 tuổi; Nhóm dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù, ít người (như Bố Y) nếu không được hỗ trợ mua thẻ BHYT, sẽ ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe, chất lượng sức khe nhân dân như: Giảm tuổi thọ trung bình của người dân Lào Cai, tăng chi phí y tế cho nhân dân, cho xã hội, thậm chí có thể tái nghèo ở một số gia đình mới thoát nghèo...

2. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

2.1. Khó khăn, hạn chế

- Lào Cai là tỉnh miền núi, địa hình chia ct, mật độ dân cư thưa; nhiều huyện thuộc vùng cao, xã vùng sâu vùng xa, kinh tế - xã hội kém phát triển, dân tộc thiểu số chiếm đa số (66,2%); nhận thức về BHYT của một số người dân còn hạn chế; cơ sở vật chất cho chăm sóc sức khỏe nhân dân đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng chưa thật sự bền vững; thu nhập bình quân hộ còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số còn cao, đặc biệt là các dân tộc có khó khăn đặc thù, ít người.

- Trong hoàn cảnh thu nhập bình quân hộ còn ở mức thấp, tăng trưởng BHYT phụ thuộc nhiu vào sự hỗ trợ của nhà nước. Số lao động có hợp đồng lao động thuộc diện phải tham gia BHXH và BHYT bắt buộc ở nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng còn thấp, đặc biệt là trong các doanh nghiệp mới chỉ có 26.095 lao động hợp đồng đăng ký tham gia. Trong giai đoạn 2020-2021 slao động giảm mạnh do dịch Covid-19. Năm 2019 (năm trước khi có đại dịch Covid-19) có 60.902 người, năm 2021 giảm còn 58.172 người cùng tham gia BHXH và BHYT.

- BHYT cho trẻ mầm non, học sinh sinh viên, là đối tượng có sự hỗ trợ từ ngân sách, tuy nhiên tỷ lệ bao phủ mới đạt 98,95% (năm học 2020-2021). Toàn tỉnh có 612 cơ sở giáo dục từ Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, THCN, Cao đẳng và Đại học. Một số huyện tỷ lệ bao phủ thp như huyện Bát Xát, huyện Bảo Thng và thành phố Lào Cai. Tỷ lệ học sinh sinh viên chưa tham gia BHYT tập trung ở khi giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, Cao đẳng và Đại học còn cao. Kết quả trích và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ mầm non, học sinh sinh viên còn thấp. Cán bộ phụ trách công tác BHYT học sinh tại các trường đu kiêm nhiệm, nm bt chính sách chưa kịp thời, hạn chế trong tuyên truyền, vận động.

- Người tham gia BHYT hộ gia đình tăng qua các năm, tăng mạnh vào cuối năm 2021 nhưng vẫn chưa bù đắp kịp số giảm từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ do số thôn, xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn, xã hoàn thành nông thôn mới.

- Quỹ BHYT là nguồn tài chính y tế chủ yếu, mặc dù giai đoạn 2018-2021 thực hiện chi không vượt dự toán BHXH Việt Nam giao, nhưng cân đối thu chi quỹ BHYT vẫn tiềm ẩn sự mất cân đối và chưa bền vững, phải được BHXH Việt Nam bổ sung trong dự toán hàng năm. Năm 2018, quỹ khám chữa bệnh được trích lập là 566.650 triệu đồng, chi khám chữa bệnh tại tỉnh là 584.355 triệu đồng, tính cả đa tuyến đi ngoại tỉnh tổng chi của tnh là 686.486 triệu đồng, BHXH Việt Nam phải bổ sung trong dự toán so quỹ BHYT được trích lập là 119.836 triệu đồng; năm 2019 bổ sung 118.506 triệu đồng; năm 2020 bổ sung 78.816 triệu đồng; năm 2021 bổ sung 116.385 triệu đồng. Với sự điều chỉnh giá dịch vụ y tế tính đủ các yếu tvào giá viện phí, vn đquan trọng nhất là phải đẩy nhanh độ bao phủ của BHYT đmột mặt cân đi quỹ, mặt khác giảm chi trả các chi phí dịch vụ ngoài BHYT của người bệnh.

2.2. Nguyên nhân

a) Khách quan:

- Chính sách đối với xã, thôn thuộc địa n đặc biệt khó khăn thay đi đột ngột mà không có sự chuyn tiếp, tác động lớn đến mục tiêu bao phủ BHYT đặt ra từ đu nhiệm kỳ (đạt 98% người dân có thẻ BHYT). Theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II xã khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Lào Cai có có 164 xã (gồm cả phường, thị trấn) thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (Quyết định 582/QĐ-TTg), được phân loại gm: 102 xã khu vực III, 37 xã khu vực II và 25 xã khu vực I; có 160 thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực I, khu vực II. Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg và Quyết định số 612/QĐ-UBDT, Lào Cai có 138 xã (gồm cả phường, thị trấn) thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, bao gồm: 66 xã khu vực III, 4 xã khu vực II và 68 xã khu vực I; có 605 thôn đặc biệt khó khăn. Tổng sngười bị tác động là 130.000 người, trên tổng số 343.000 người dân đang có thẻ thuộc hai đối tượng người dân tộc thiểu số sinh sống vùng khó khăn và người Kinh sinh sống vùng đặc biệt khó khăn (giảm khoảng 38% trong tổng số 2 đối tượng). Tác động giảm đến tỷ lệ bao phủ từ 98,6% còn 85,3%.

Theo số liệu của BHXH tỉnh Lào Cai, tính đến 31/7/2022, số người bị ảnh hưng quyết định 861/QĐ-TTg tiếp tục tham gia BHYT là: 87.158 người. Trong đó: tăng theo diện thẻ BHYT hộ gia đình: 21.651 người, nhóm Học sinh sinh viên: 12.419 người, các nhóm khác: 53.088 người. Toàn tỉnh còn 43.575 người bị tác động chưa có thẻ BHYT vì đời sống kinh tế còn rất nhiều khó khăn (trong đó có khong 7.127 ngưi có tuổi từ 7-18 tuổi thuộc diện học sinh).

(Phụ lục số 3: Đánh giá tác động của Quyết định số 861/QĐ-TTg đến số người tham gia BHYT đến tháng 7/2022)

- Văn bản chính sách thay đổi nhanh, gây khó khăn cho việc rà soát lập Danh sách người tham gia BHYT được thụ hưởng. Quyết định số 433/QĐ-UBDT ngày 18/6/2021 chỉ áp dụng 3 tháng, sau đó bị thay thế bởi Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 mở rộng hơn thêm các thôn đặc biệt khó khăn ở 4 xã được duyệt thành khu vực I gồm: huyện Bắc Hà có Cốc Lầu 4 thôn, Nậm Mòn 4 thôn, huyện Bảo Yên có Xuân Thượng 6 thôn và Tân Thượng 7 thôn, tăng thêm khoảng 6.000 người có thẻ BHYT từ ngân sách.

- Văn bản trung ương ban hành chậm, gây khó khăn cho triển khai ở địa phương. Quyết định số 582/QĐ-TTg hết hiệu lực ngày 31/12/2020, đến 16/1/2021 Chính phủ mới có Quyết định số 72/QĐ-TTg cho kéo dài Quyết định 582/QĐ-TTg, trong khi công tác rà soát đối tượng, lập Danh sách người tham gia BHYT diện ngân sách đóng phải bắt đầu từ tháng 12/2020. Quyết định số 612/QĐ-UBDT ban hành chậm tác động đến người dân tộc thiểu số ở 605 thôn đặc biệt khó khăn. Thông tư số 30/2019/TT-BLĐTBXH hướng dẫn lập danh sách và xác nhận đối tượng tham gia BHYT hiệu lực 12/2/2020 chậm so nhu cầu từ 12/2019.

- Một số nội dung chính sách BHYT còn chưa phù hợp thực tiễn, một bộ phận nhân dân chưa đồng tình như: chế độ ngân sách hỗ trợ 30% mức đóng BHYT cho người hộ nông lâm ngư diêm nghiệp với mức sống trung bình thực tế không hiệu quả, do mức hỗ trợ thấp hơn cả chế độ giảm trừ mức đóng theo hộ gia đình nếu người trong hộ từ 5 người trở lên (là số khẩu phổ biến trong các hộ nông thôn). Quy định đxác định đối tượng này tại các Thông tư của Bộ LĐTBXH vẫn rườm rà và khó thực hiện; Luật BHYT quy định mức ngân sách hỗ trợ 30% cho học sinh, sinh viên như với hộ nông lâm ngư diêm nghiệp mức sống trung bình là thp so với chế độ giảm trừ mức đóng theo hộ gia đình, Luật lại không cho phép hộ từ 5 người trở lên mà có từ 3 học sinh, sinh viên trở lên được tham gia theo diện tự đóng và giảm trừ theo hộ gia đình để có lợi về mức đóng.

Nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, chưa quan tâm đến việc mua thẻ BHYT, tâm lý trông chờ ỷ lại hỗ trợ của nhà nước, chỉ mua thẻ BHYT cho người có bệnh nền, khi ốm mới mua thẻ BHYT trong một vài tháng ...

b) Chủ quan

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền một số nơi còn thiếu sâu sát, chưa quyết liệt. Sự tham gia của một số tổ chức cơ sở đng, tổ chức chính trị - xã hội còn hạn chế. Lãnh đạo các xã vùng III, II đang được ngân sách hỗ trợ BHYT, chưa nhận thức đy đủ định hướng sẽ thoát nghèo, thoát khó khăn, nên chưa tích cực truyền thông cho nhân dân hiểu sự hỗ trợ là có thời hạn, sẽ chuyn sang tự đóng BHYT, khi chính sách thay đổi, nhân dân chưa có chuẩn bị tâm lý nên chưa hiu và số đồng thuận chưa cao.

[...]