Kính gửi:
|
- Văn phòng Chương trình Tiêm chủng
mở rộng 4 khu vực
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 63 tỉnh/TP
|
Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế
về việc tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho công nhân, người lao động
tại các khu công nghiệp để chủ động phòng chống dịch. Trên cơ sở các qui định,
hướng dẫn của Bộ Y tế đã ban hành, ý kiến của Cục Y tế dự phòng và Cục Quản lý
môi trường Y tế, Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chương trình Tiêm
chủng mở rộng đã xây dựng và hoàn thiện hướng dẫn một số điểm lưu ý trong quy
trình tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại các khu công nghiệp. (Tài
liệu kèm theo)
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Văn
phòng Chương trình Tiêm chủng Quốc gia đề nghị Văn phòng Chương trình Tiêm
chủng mở rộng 4 khu vực, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 63 tỉnh/TP phổ biến, tập
huấn cho cán bộ y tế về quy trình tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19 tại các khu công nghiệp và đưa vào triển khai để đảm bảo an toàn tiêm
chủng và hiệu quả phòng chống dịch.
Trân trọng cảm ơn.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Bộ trưởng BYT Nguyễn Thanh Long (để b/cáo);
- Thứ trưởng BYT Đỗ Xuân Tuyên (để b/cáo);
- Thứ trưởng BYT Nguyễn Trường Sơn (để b/cáo);
- Cục Y tế dự phòng (để b/cáo);
- Các Viện VSDT/Pasteur (để phối hợp);
- Sở Y tế 63 tỉnh/TP (để phối hợp);
- Lưu HCVT, TCQG.
|
VIỆN TRƯỞNG
Đặng Đức Anh
|
PHỤ
LỤC:
MỘT
SỐ ĐIỂM LƯU Ý TRONG QUY TRÌNH TỔ CHỨC BUỔI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19
TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
(Kèm theo CV số 980/VSDTTƯ-TCQG ngày 18
tháng 6 năm 2021)
1. Lập kế hoạch chuẩn
bị cho buổi tiêm chủng
1.1. Lập danh sách đối tượng tiêm
chủng
- Đối tượng tiêm vắc xin COVID-19 từ
18 đến 65 tuổi.
- Lập danh sách đối tượng là công
nhân, người lao động trong khu công nghiệp theo tổ, phân xưởng/bộ phận sản xuất
của từng công ty, nhà máy, doanh nghiệp.
- Tổ chức tiêm phòng tại các công ty,
nhà máy, doanh nghiệp trong cụm công nghiệp, khu công nghiệp.
- Bổ sung tiêu chí lựa chọn tiêm vắc
xin COVID-19 theo quy định tại mục X, Quyết định 2787/QĐ-BYT
ngày 05/6/2021 về việc ban hành “Hướng dẫn các phương án phòng chống dịch khi
có trường hợp mắc COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp.
Lưu ý: Không yêu
cầu đối tượng tiêm chủng xét nghiệm COVID-19 trước khi tiêm.
1.2. Xác định số điểm tiêm chủng và
nhân lực
- Trong một khu công nghiệp sẽ có
nhiều đơn vị (công ty, doanh nghiệp, nhà máy) số điểm tiêm chủng cần căn cứ vào
số đơn vị của khu công nghiệp, trong thời gian dịch diễn ra trên địa bàn, để
giảm thiểu việc di chuyển giữa các khu, nên tổ chức ít nhất 1 điểm tiêm chủng
cho 1 đơn vị. Để đảm bảo nhân lực y tế nên tổ chức theo hình thức cuốn chiếu lần
lượt cho từng đơn vị trong khu công nghiệp.
- Tại đơn vị, xí nghiệp có dịch đang
phong tỏa, cách ly y tế hoặc ổ dịch đang hoạt động, điểm nóng về dịch tễ thì
tạm thời chưa tổ chức điểm tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại đó cho tới khi dịch
ổn định, đảm bảo bảo an toàn để tránh nguy cơ lây lan thêm trong vùng dịch.
- Không quá 100 đối tượng tiêm
chủng/bàn tiêm chủng/buổi tiêm chủng. Căn cứ số lượng nhân lực y tế và diện
tích để có thể bố trí nhiều bàn tiêm chủng tại mỗi điểm tiêm chủng nhằm
khẩn trương thực hiện tiêm chủng chống dịch.
- Lập kế hoạch cho các đối tượng đến
tiêm theo khung giờ để đảm bảo không tập trung quá đông trong cùng một thời điểm.
Bố trí thời gian tiêm chủng riêng cho từng bộ phận/dây chuyền sản xuất để hạn
chế thấp nhất việc tiếp xúc.
- Thông báo cho công nhân/người lao
động về việc tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19, địa điểm, khung giờ tiêm vắc
xin và yêu cầu khai báo y tế, đăng ký Hồ sơ sức khỏe điện tử và ăn uống đủ
trước khi đi tiêm chủng.
- Phát trước cho đối tượng trong diện
tiêm chủng Phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng, Phiếu khám sàng lọc? để xem và
điền trước các thông tin cá nhân nhằm giảm ùn tắc và mất
thời gian chờ đợi trước buổi tiêm chủng.
- Thông báo cho đối tượng tiêm chủng
nếu đi từ vùng dịch về hoặc có các dấu hiệu như ốm, sốt, ho, đau họng... thì
KHÔNG đến điểm tiêm chủng, chủ động liên hệ với cán bộ y tế để được hướng dẫn
và lấy mẫu xét nghiệm.
- Bố trí đủ nhân lực cho từng khâu
trong quy trình tiêm chủng theo quy định. Có tối thiểu 02 nhân viên chuyên
ngành y, trong đó nhân viên trực tiếp thực hiện khám sàng lọc, tư vấn, theo
dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng, được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng và
tiêm vắc xin COVID-19. Nhân viên trực tiếp thực hiện khám sàng lọc, tư vấn,
theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có trình độ chuyên môn từ y sỹ
trở lên; nhân viên thực hành tiêm chủng có trình độ từ điều dưỡng trung học trở
lên. Phân công cụ thể người hỗ trợ cấp cứu, đội cấp cứu lưu động, phương tiện vận
chuyển bệnh nhân khi cần thiết.
+ Hỗ trợ đón tiếp, đo thân nhiệt, khai
báo y tế, hướng dẫn và sắp xếp đối tượng tại điểm tiêm, ghi chép vào danh sách
đối tượng.
+ Khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm
chủng và xử lý tai biến nặng sau tiêm chủng.
+ Tiêm chủng vắc xin.
+ Theo dõi sau tiêm chủng.
- Tuyên truyền, phổ biến cho người
được tiêm chủng về ưu và nhược điểm của việc tiêm vắc xin;
- Yêu cầu người được tiêm chủng khai
báo y tế trung thực, đeo khẩu trang y tế khi đến khu vực tiêm chủng
2. Chuẩn bị điểm tiêm
chủng
2.1. Bố trí điểm
tiêm chủng
- Tại khu công nghiệp nên lựa chọn địa
điểm phù hợp, đủ diện tích, đảm bảo thông thoáng để bố trí điểm tiêm chủng.
- Sắp xếp các vị trí tiêm chủng theo
quy tắc 1 chiều. Có biển chỉ dẫn cho từng vị trí
Đón tiếp, hướng dẫn khai báo y tế → Khu vực chờ
trước tiêm chủng → Bàn khám sàng lọc và
tư vấn trước tiêm chủng → Bàn tiêm chủng, ghi chép, vào sổ tiêm chủng → Khu vực ở
lại theo dõi sau tiêm chủng
- Yêu cầu tổ chức tiêm và di chuyển
các đối tượng tiêm chủng theo từng nhóm/ phân xưởng/ tổ/ đội.
- Đảm bảo phòng chống COVID-19:
+ Bố trí đủ diện tích ở khu vực chờ
trước tiêm chủng và khu vực ở lại theo dõi sau tiêm chủng để đảm bảo giãn cách
giữa các đối tượng tối
thiểu là 2 mét.
+ Bố trí đảm bảo giãn cách giữa các
khu vực/bàn, giữa người đi tiêm chủng với nhau và với NVYT
+ Đảm bảo thông thoáng: Nếu bố trí
tiêm chủng trong phòng thì phải mở cửa, dùng quạt.
+ Hướng ngồi của NVYT tránh trực diện
với đối tượng tiêm chủng để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2.
+ NVYT đeo khẩu trang y tế, kính chắn
giọt bắn (nếu ở khu không cách ly)
+ NVYT mặc trang bị phòng dịch tiêu
chuẩn (nếu ở khu cách ly)
+ Người đi tiêm bắt buộc đeo khẩu
trang
+ Khử khuẩn điểm tiêm chủng hàng ngày
2.2. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị,
biểu mẫu cho buổi tiêm chủng
Tổ chức tiêm tại lưu động tại các điểm
tiêm trong khu công nghiệp cần được chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị như buổi
tiêm chủng cố định. Cụ thể tại từng vị trí như sau:
- Khu vực đón tiếp:
+ Danh sách đối tượng
+ Nhiệt kế đo thân nhiệt
+ Máy đo huyết áp
+ Bút, giấy
+ Bàn, ghế ngồi cho NVYT
+ Ghế ngồi cho người đi tiêm chủng
+ Các tài liệu truyền thông cho công nhân/ người
lao động (nếu có)
- Khu vực khám sàng lọc:
+ Ống nghe
+ Bút, phiếu khám sàng lọc trước tiêm
chủng, phiếu đồng ý tham gia vắc xin tiêm vắc xin phòng COVID-19
+ Bàn, khăn trải bàn, ghế ngồi cho
CBYT
+ Ghế ngồi cho người đi tiêm chủng
- Khu vực tiêm vắc xin:
+ Bàn, khăn trải bàn
+ Đặt trên bàn bơm kim tiêm, bông,
panh, khay men, bút, giấy xác nhận tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Phích
đựng vắc xin ở vị trí thuận tiện cho thao tác của cán bộ y tế.
+ Hộp chống sốc có đầy đủ cơ số thuốc,
BKT còn hạn sử dụng, dụng cụ cần thiết theo Thông tư 51/2017/TT-BYT ngày
29/12/2017 về Hướng dẫn phòng, chẩn đoán, xử trí phản vệ; đặt ở vị trí dễ lấy
trong trường hợp cần sử dụng.
+ Hộp an toàn, thùng đựng rác theo quy
định phân loại đặt phía dưới bàn
+ Ghế ngồi cho NVYT và ghế ngồi cho
người đi tiêm.
+ Số điện thoại liên hệ trong trường
họp cần hỗ trợ khẩn cấp.
- Lưu ý: chuẩn bị đầy đủ xà
phòng, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang tại điểm tiêm chủng.
Hình 1. Hình
ảnh bàn tiêm chủng
3. Bảo quản vắc xin
- Sử dụng hòm lạnh/ phích vắc xin để
vận chuyển vắc xin đến điếm tiêm chủng, có nhiệt kế vào theo dõi nhiệt độ trong
quá trình vận chuyển, bảo quản văc xin để đảm bảo nhiệt độ bảo quản từ 2°- 8°C.
- Sử dụng phích vắc xin để bảo quản
vắc xin tại bàn tiêm trong buổi tiêm chủng.
4. Các bước thực hiện
tiêm chủng vắc xin COVID-19
Bước 1 - Đón tiếp
- Yêu cầu người đi tiêm chủng đeo khẩu
trang, sát khuẩn tay
- Đo thân nhiệt, kiểm tra khai báo y
tế
- Đối chiếu thông tin cá nhân ghi
trong giấy mời và danh sách đối tượng.
Bước 2 - Tư vấn trước tiêm chủng
- Đối với những người chưa đăng ký
tiêm chủng, hướng dẫn đối tượng tiêm chủng đăng ký tiêm vắc xin COVID-19 trên
ứng dụng Hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR)
- Tư vấn cho đối tượng tiêm chủng, đề
nghị đối tượng tiêm chủng ký vào Phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19.
- NVYT đo huyết áp, mạch, thân nhiệt
và ghi kết quả trên phiếu khám sàng lọc, đưa phiếu cho người đi tiêm.
Bước 3 - Khám sàng lọc trước tiêm
chủng
- Sử dụng Phiếu khám sàng lọc trước
tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và chỉ định tiêm vắc xin hoặc tạm hoãn/chống
chỉ định theo hướng dẫn của Bộ Y tế
- Lưu ý: những đối tượng có
tiền sử dị ứng với các dị nguyên, người có bệnh nền, bệnh mãn tính chưa ổn định
cần được khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
Bước 4 - Tiêm vắc xin phòng
COVID-19
- Tại bàn tiêm chủng chuẩn bị sẵn 01 bơm tiêm có
chứa dung dịch Adrenalin 1mg/1ml để tại bàn tiêm
(rút sẵn 1ml thuốc
Adrenalin 1mg/1ml
vào
bơm tiêm gắn sẵn kim, đậy kín kim tiêm bằng nắp).
- Kiểm tra lọ vắc xin trước khi sử
dụng.
- Sử dụng 1 bơm kim tiêm vô trùng lấy
đúng 0,5ml vắc xin vào bơm kim tiêm
- Lưu ý:
+ KHÔNG lắc lọ vắc xin trước khi sử
dụng. KHÔNG đuổi khí nếu dùng BKT tự khóa
+ Lọ vắc xin đã mở chỉ sử dụng trong
buổi tiêm chủng hoặc trong vòng 6 giờ
+ Không dồn vắc xin từ 2 lọ khác nhau
để tiêm cho 1 đối tượng.
+ Không hút sẵn vắc xin vào bơm kim
tiêm
- Ghi các thông tin (số liều, ngày
tiêm) vào danh sách/phần mềm quản lý đối tượng được tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19. Lưu hồ sơ này để quản lý các mũi tiêm tiếp theo.
- Ghi đầy đủ các thông tin vào Giấy
xác nhận đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 trả lại cho đối tượng tiêm chủng, việc
này có thể được CBYT hoàn tất sau buổi tiêm chủng hoặc những ngày
sau để đảm bảo tiến độ tiêm chủng và tránh ùn tắc, tập
trung đông người.
- Lưu ý: Người đã được tiêm vắc
xin Covid-19 vẫn cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch( thông
điệp 5K)
5. Theo dõi
phản ứng sau tiêm
- Tại vị trí theo dõi sau tiêm chủng,
bố trí ghế ngồi giãn cách cho các đối tượng
- Có phương tiện cấp cứu phòng chống sốc:
Giường, hộp thuốc chống sốc, bình oxy...
- Chuẩn bị sẵn 01 bơm tiêm có chứa
dung dịch Adrenalin 1mg/1ml (rút sẵn 1ml thuốc
Adrenalin 1mg/1ml vào bơm
tiêm gắn sẵn kim, đậy kín kim tiêm bằng nắp).
- Yêu cầu đối tượng tiêm chủng ở lại điểm
tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi sức khỏe
- Thông báo số điện thoại liên hệ khi
có PƯST và cơ sở y tế cần đến nếu có dấu hiệu PƯST nghiêm trọng
- Ghi chép các trường hợp có phản ứng
xuất hiện tại điểm tiêm chủng
Một số việc cần làm ngay nếu có phản
ứng nghiêm trọng sau tiêm:
- Tạm dừng buổi tiêm chủng.
- Xử trí cấp cứu, trường hợp vượt quá
khả năng thì phải chuyển người bị tai biến nặng sau tiêm chủng đến cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh gần nhất. Bố trí xe trực cấp cứu tại điểm tiêm hoặc cụm điểm
tiêm của khu công nghiệp.
- Thống kê đầy đủ thông tin liên quan
đến trường hợp tai biến nặng và báo cáo theo quy định.
6. Kết thúc
buổi tiêm chủng
- Rà soát số mũi tiêm theo danh sách,
đối chiếu với số phiếu khám sàng lọc và số liều vắc xin đã sử dụng.
- Bảo quản những lọ vắc xin chưa mở
trong hộp riêng trong dây chuyền lạnh ở nhiệt độ từ +2 độ C đến + 8 độ C, ưu
tiên sử dụng trước trong buổi tiêm chủng sau.
- Các lọ vắc xin đã mở không được sử
dụng nữa và để trong túi/hộp đựng rác riêng.
- Bỏ bơm tiêm có chứa dung dịch
Adrenalin 1mg/1ml cuối buổi
nếu không sử dụng
- Quản lý chất thải y tế trong tiêm
phòng vắc xin phòng COVID-19 theo qui định tại Văn bản số 102/MT-YT ngày
04/3/2021 của Cục Quản lý Môi trường Y tế
- Các cơ sở tiêm chủng/điểm tiêm chủng
thống kê, báo cáo hàng ngày kết quả tiêm chủng, số đối tượng đã được tiêm và số
vắc xin sử dụng cho tuyến trên trước 16 giờ.
Thông điệp
a. Tiêm chủng để chủ
động phòng chống dịch, thực hiện mục tiêu kép, khôi phục sản xuất đưa cuộc sống
trở lại bình thường.
b. Ngành y tế chuẩn
bị tối đa mọi điều kiện để tiêm chủng đến đâu đảm bảo an toàn đến đó cho người
dân.
c. Mọi người hãy cùng
nhau thực hiện biện pháp 5K + Vắc xin để phòng chống
dịch COVID-19.