Công văn 933/GSQL-TH năm 2015 về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
Số hiệu | 933/GSQL-TH |
Ngày ban hành | 21/08/2015 |
Ngày có hiệu lực | 21/08/2015 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Cục Giám sát quản lý về hải quan |
Người ký | Âu Anh Tuấn |
Lĩnh vực | Thương mại,Xuất nhập khẩu |
TỔNG CỤC HẢI QUAN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 933/GSQL-TH |
Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2015 |
Kính gửi: Cổng Thông tin Điện tử - Bộ Tài chính.
Trả lời công văn số công văn không số ngày 30/7/2015 của Cổng Thông tin điện tử Bộ tài chính về vướng mắc nhãn hàng hóa của Công ty TNHH Denso Việt Nam, Cục Giám sát quản lý về Hải quan có ý kiến như sau:
Liên quan vướng mắc trên, Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa quy định:
1. Tại Khoản 1, Điều 3: “Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ; hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa”
- “Bao bì thương phẩm của hàng hóa" là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa.
Bao bì thương phẩm của hàng hóa gồm hai loại: bao bì trực tiếp và bao bì ngoài.
+ Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa;
+ Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa có bao bì trực tiếp”.
2. Điều 6 quy định về vị trí nhãn hàng hóa: “ Nhãn hàng hóa phải được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc”.
3. Khoản 3 Điều 10 về ghi nhãn phụ: “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này trước khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc”
Theo đó, trong trường hợp nhãn gốc không thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP, chủ hàng hóa nhập khẩu phải chịu trách nhiệm bổ sung nhãn phụ trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Cơ quan hải quan không kiểm soát việc ghi nhãn phụ.
Đề nghị Công ty thực hiện theo đúng các quy định trên. Nếu có vướng mắc về việc ghi nhãn phụ, đề nghị Công ty liên hệ với Bộ Khoa học Công nghệ để được hướng dẫn cụ thể.
Cục Giám sát quản lý về Hải quan trả lời để Quý cơ quan tổng hợp./.
|
KT. CỤC TRƯỞNG |