Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Công văn số 906/TLĐ-BHLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT–TLĐLĐVN về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo TNLĐ

Số hiệu 906/TLĐ-BHLĐ
Ngày ban hành 16/05/2005
Ngày có hiệu lực 16/05/2005
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký Đỗ Minh Nghĩa
Lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán,Lao động - Tiền lương

TỔNG LIÊN ĐOÀN

LAO ĐỘNG VIỆT NAM
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 906/TLĐ-BHLĐ

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2005 

 

V/v hướng dẫn thực hiện Thông tư liên tịch

số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN

về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo TNLĐ

 

Kính gửi:

Các LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

 

Các công đoàn ngành trung ương

 

Các công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn

Ngày 08/3/2005, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn LĐVN đã ban hành Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH - BYT - TLĐLĐVN hướng dẫn việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động. Thông tư liên tịch số 14/2005 thay thế Thông tư số 23/LĐTBXH-TT (18/11/1996) của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ về TNLĐ và Thông tư liên tịch số 03/1998/TTLT/BLĐTBXH - BYT - TLĐLĐVN (26/3/1998) của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn LĐVN  hướng dẫn về khai báo và điều tra tai nạn lao động (TNLĐ).

Để thực hiện tốt Thông tư, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN yêu cầu các LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Các Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn nghiên cứu kỹ Thông tư và phổ biến, hướng dẫn các cấp Công đoàn thuộc phạm vi quản lý thực hiện.

Đối với công tác điều tra,  thống kê và báo cáo định kỳ TNLĐ, Tổng Liên đoàn LĐVN hướng dẫn chi tiết như sau:

1. Công đoàn cơ sở có trách nhiệm phối hợp với người quản lý thực hiện nhiệm vụ sau:

a) Theo Tiết g Điểm 3.1 Khoản 3; Điểm 4.2 và Điểm 4.5 Khoản 4 Mục II Thông tư số 14/2005 người sử dụng lao động của các cơ sở phải có trách nhiệm gửi biên bản điều tra TNLĐ do cơ sở lập và báo cáo định kỳ 6 tháng, một năm tình hình TNLĐ (theo mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2005) về LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc TW tại địa phương nơi cơ sở đóng trụ sở chính.

b) Riêng đối với các đơn vị TW đóng tại địa phương, cùng với trách nhiệm gửi biên bản điều tra TNLĐ do cơ sở lập và báo cáo định kỳ 6 tháng, một năm tình hình TNLĐ cho LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc TW tại địa phương nơi cơ sở đóng trụ sở chính thì công đoàn cơ sở còn có trách nhiệm sao gửi biên bản điều tra TNLĐ do cơ sở lập và báo cáo định kỳ 6 tháng, một năm tình hình TNLĐ về Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc TLĐ.

2. LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc TLĐ có trách nhiệm:

a) Khi có TNLĐ chết người xảy ra, LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc TLĐ phải báo cáo nhanh (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2005) về Tổng Liên đoàn LĐVN (Ban Bảo hộ lao động).

 b) Thông tư số 14/2005 tại Tiết e Điểm 2.5 Khoản 2 Mục II chỉ quy định Đoàn điều tra TNLĐ cấp tỉnh có trách nhiệm gửi biên bản điều tra TNLĐ tới các cơ quan thuộc thành phần đoàn điều tra TNLĐ cấp tỉnh và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Vì vậy ngay sau khi nhận được biên bản điều tra TNLĐ và biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra TNLĐ của đoàn điều tra TNLĐ cấp tỉnh, các LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc TW phải sao gửi về Tổng Liên đoàn LĐVN (Ban Bảo hộ lao động).

c) Thống kê, tổng hợp tình hình TNLĐ của địa phương, của ngành, Tổng công ty và báo cáo định kỳ 6 tháng, một năm tình hình TNLĐ (theo mẫu số 10-a, 10-b ban hành kèm theo Thông tư số 14/2005) gửi về Tổng Liên đoàn LĐVN (Ban Bảo hộ lao động) đầy đủ và đúng thời gian quy định được ghi trong mẫu báo cáo.

d) Thực hiện và hướng dẫn các cấp công đoàn, các cơ sở khi thống kê, báo cáo định kỳ TNLĐ phải theo đúng mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 14/2005 và các hướng dẫn ghi bên dưới các mẫu để thực hiện thống nhất công tác thống kê, báo cáo TNLĐ trong toàn hệ thống công đoàn. Lưu ý một số mục ghi:

- ở các mẫu số 05, 06, 09: Mục loại hình cơ sở ghi theo bảng danh mục các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Công văn số 231 TCTK/PPCĐ ngày 17/4/2002 của Tổng cục thống kê;

- ở các mẫu 05, 06, 08, 09, 10-b: Mục nghề nghiệp ghi theo bảng danh mục nghề nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 114/1998/QĐ-TCTK ngày 29/3/1999 của Tổng cục thống kê (thống nhất ghi cấp 2).

 - Thống kê phân loại TNLĐ và nguyên nhân gây TNLĐ cần lưu ý:

* Về nguyên nhân: trước đây theo quy định tại Thông tư 23/LĐTBXH-TT có phân ra 6 nhóm nguyên nhân. Hiện nay, theo quy định mới của Thông tư số 14/2005 có 12 nhóm nguyên nhân gây TNLĐ (mẫu số 10-a).

* Về loại TNLĐ: trước đây theo quy định tại Thông tư 23/LĐTBXH-TT thống kê theo 16 loại TNLĐ, hiện nay theo quy định mới của Thông tư số 14/2005 loại TNLĐ được phân theo yếu tố gây chấn thương gồm 13 nhóm với tổng cộng 64 loại TNLĐ theo yếu tố gây chấn thương (thống nhất ghi cấp 2).

Tổng Liên đoàn LĐVN gửi kèm theo Công văn này các danh mục sau:

- Danh mục các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp (danh mục loại hình cơ sở) ban hành kèm theo Công văn số 231 TCTK/PPCĐ ngày 17/4/2002 của Tổng cục thống kê.

- Danh mục và mã số yếu tố gây chấn thương.

- Danh mục nghề nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 114/1998/QĐ-TCTK ngày 29/3/1999 của Tổng cục thống kê.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Tổng Liên đoàn LĐVN: Ban Bảo hộ lao động, điện thoại 04.9421612.

 

 

 

T/L ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN

Trưởng Ban Bảo hộ Lao động

(Đã ký)

 

Đỗ Minh Nghĩa

[...]