Công văn số 8908/BTC-TCHQ về việc thực hiện Thông tư số 79/2009/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 8908/BTC-TCHQ
Ngày ban hành 22/06/2009
Ngày có hiệu lực 22/06/2009
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu,Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số: 8908/BTC-TCHQ
V/v thực hiện Thông tư số 79/2009/TT-BTC

Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2009

 

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố

Ngày 20/4/2009, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 79/2009/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Để thống nhất thực hiện, Bộ Tài chính hướng dẫn thêm một số nội dung sau:

1. Về hồ sơ đối với hàng xuất khẩu:

Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 11 hướng dẫn: Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: nộp 01 bản sao (trừ hàng hóa nêu tại Khoản 5, Khoản 7, Khoản 8 Điều 6, Thông tư 79/2009/TT-BTC); hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu ủy thác); nộp 01 bản sao;

Nay hướng dẫn lại như sau: Chỉ yêu cầu nộp bản sao hợp đồng bản chụp có chữ ký, dấu xác nhận của bản thân doanh nghiệp mua bán trong trường hợp lô hàng xuất khẩu có thuế.

2. Về lưu ảnh hàng hóa nhập khẩu:

Tại Khoản 7, Điều 15 hướng dẫn: Việc lưu ảnh của hàng hóa nhập khẩu do Lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định từng trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý hải quan. Ảnh lưu phải ghi số tờ khai hải quan, có chữ ký và đóng dấu số hiệu của công chức Hải quan và chữ ký của chủ hàng vào mặt sau của ảnh, lưu cùng hồ sơ hải quan.

Nay hướng dẫn lại như sau: Việc lưu ảnh của hàng hóa nhập khẩu thực hiện như hướng dẫn tại Khoản 7, Điều 15 nêu trên nhưng không yêu cầu chủ hàng phải ký vào mặt sau của ảnh.

3. Về thủ tục nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định của doanh nghiệp chế xuất (DNCX):

Tại Điểm a1, Khoản 3, Điều 45 hướng dẫn: Đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định miễn thuế tại Điểm b, Khoản 2, Điều 42, Thông tư 79/2009/TT-BTC.

Nay hướng dẫn thực hiện như sau: Trên cơ sở văn bản đề nghị của giám đốc doanh nghiệp, kèm danh Mục hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định (chi tiết mặt hàng, số lượng, chủng loại) làm thủ tục nhập khẩu theo quy định (không yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện các hướng dẫn tại Điều 101, 102 Thông tư 79/2009/TT-BTC).

Để đảm bảo công tác quản lý, DNCX và Chi cục Hải quan quản lý DNCX phải thực hiện báo cáo, kiểm tra, quyết toán việc nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế hướng dẫn tại Điều 103, Thông tư 79/2009/TT-BTC.

4. Về hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho ngoại quan trong khu công nghiệp:

Tại Điểm a, Khoản 1, Điều 55 hướng dẫn: Hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho ngoại quan trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt khác ngoài khu vực cửa khẩu (gọi chung là khu công nghiệp) là hàng hóa để phục vụ hoạt động cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đó và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp chế xuất lân cận.

Hướng dẫn trên được hiểu là: hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp trong khu công nghiệp và của các doanh nghiệp khu công nghiệp, DNCX lân cận ngoài khu công nghiệp chưa có kho ngoại quan (gồm cả doanh nghiệp của khu công nghiệp, DNCX của tỉnh, thành phố liền kế) được gửi hàng hóa vào kho ngoại quan trong khu công nghiệp, để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp này.

5. Về hàng hóa nhập khẩu đóng chung container với hàng hóa được phép chuyển cửa khẩu:

Tại Khoản 3, Điều 57 hướng dẫn: Hàng hóa là thiết bị văn phòng của doanh nghiệp như bàn, ghế, tủ và văn phòng phẩm được đóng chung container với nguyên liệu nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu để làm thủ tục chuyển cửa khẩu.

Hàng hóa là thiết bị văn phòng của doanh nghiệp như bàn, ghế, tủ và văn phòng phẩm được đóng chung container nêu trên được hiểu là tài sản để phục vụ cho hoạt động của chính doanh nghiệp, thủ tục hải quan theo đúng loại hình quy định. Nếu hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện tại địa Điểm ghi trong đơn đề nghị chuyển cửa khẩu.

6. Về hàng nhập khẩu trên vận đơn ghi cảng đích là ICD:

Tại Điểm a, Khoản 5, Điều 57 hướng dẫn: Hàng hóa nhập khẩu có vận đơn ghi cảng đích là cảng nội địa (ICD) không được chuyển cửa khẩu về các địa Điểm làm thủ tục hải quan, địa Điểm kiểm tra thực tế hàng hóa ngoài cửa khẩu. Trừ các ICD thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IV-Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép tại công văn số 7178/VPCP-KTTH ngày 24/10/2008 của Văn phòng Chính phủ.

Nay hướng dẫn thêm: Đối với hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất (DNCX); nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công có vận đơn ghi cảng đích là ICD thì doanh nghiệp được làm thủ tục chuyển cửa khẩu về Chi cục Hải quan quản lý DNCX, Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp đăng ký hợp đồng gia công để làm tiếp thủ tục Hải quan. Đối với hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra thực tế, nếu doanh nghiệp đề nghị được kiểm tra thực tế ngay tại ICD thì Chi cục Hải quan ICD tiến hành kiểm tra thực hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan quản lý DNCX, Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp đăng ký hợp đồng gia công.

7. Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho ngoại quan tại ICD:

Tại Điểm c, Khoản 5, Điều 57 hướng dẫn: Hàng hóa nhập khẩu không thuộc quy định tại Điểm a, b, c, d, đ Khoản 3, Điều 18, Nghị định số 154/2005/NĐ-CP thì không được chuyển cửa khẩu về kho ngoại quan tại ICD.

Nay hướng dẫn lại như sau: Hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan (trừ hàng hóa quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1, Điều 25, Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ) trên vận đơn ghi “hàng hóa gửi kho ngoại quan”, mà kho ngoại quan đó nằm trong khu vực cảng nội địa (ICD) thì được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan ghi trên vận đơn.

8. Đối với hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước có vận đơn không thể hiện là “hàng gửi kho ngoại quan” mà doanh nghiệp có nhu cầu gửi kho ngoại quan thì:

Giao Cục trưởng Hải quan tỉnh, thành phố nơi có kho ngoại quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của chủ hàng, căn cứ nội dung trình bày của chủ hàng, tình hình thực tế và các thông tin có được liên quan đến từng lô hàng nhập khẩu cụ thể để quyết định việc cho phép gửi kho ngoại quan với Điều kiện hàng hóa phải là nguyên liệu, vật tư, linh kiện để phục vụ sản xuất.

9. Đối với hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu niêm phong hải quan hướng dẫn tại Khoản 4, Điều 57:

9.1. Đối với hàng hóa nhập khẩu được chuyển cửa khẩu thuộc diện phải kiểm tra thực tế nhưng không đáp ứng yêu cầu niêm phong hải quan:

[...]