Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Công văn 7796/VPCP-QHĐP năm 2017 về giải quyết kiến nghị của địa phương do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 7796/VPCP-QHĐP
Ngày ban hành 26/07/2017
Ngày có hiệu lực 26/07/2017
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Mai Tiến Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7796/VPCP-QHĐP
V/v giải quyết kiến nghị của các địa phương

Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2017

 

Kính gửi:

- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trưng, Giao thông vận tải, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngoại giao, Lao động
- Thương binh và Xã hội, Y tế, Khoa học và Công nghệ;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Thanh tra Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Về các kiến nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương vào ngày 03 tháng 7 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan ngang bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quốc phòng, Công an, Công Thương, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Xây dựng, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ; căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành nghiên cứu, xem xét, phối hợp với các cơ quan liên quan đxử lý các kiến nghị (kèm theo) và trả lời để địa phương biết; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: CN, NN, KTTH, KGVX, NC, PL, QHQT, TCCV, TH, V.I, TKBT;
- Lưu: VT, QHĐP (3b). Th

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Mai Tiến Dũng

 

TỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỦA ĐỊA PHƯƠNG

TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN CỦA CHÍNH PHỦ VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG NGÀY 03 THÁNG 7 NĂM 2017
(Kèm theo Công văn số 7796/VPCP-QHĐP ngày 26 tháng 7 năm 2017)

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Cơ chế, chính sách:

- Cn rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long để có sự đầu tư đủ và đúng để đồng bằng sông Cửu Long phát triển kịp các vùng khác; Xem xét, phê duyệt chủ trương cho phép xây dựng đề án “Liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Duyên hải cửa sông Cửu Long, gồm 04 tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long” (Trà Vinh, Bến Tre).

- Sớm ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để có cơ sở triển khai thực hiện (Sơn La).

- Ưu tiên thực hiện các dự án do Trung ương quản lý có tính kết nối liên vùng qua địa bàn thành phố, tạo động lực phát triển vùng theo quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải vùng ĐBSCL đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Quan tâm giải quyết các dự án đầu tư ổn định đời sống dân di cư tự do trên địa bàn có dự án; xem xét, ưu tiên hỗ trợ cho các tỉnh ĐBSCL, trong đó có tỉnh Bến Tre giải quyết nhanh tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển đang diễn ra nghiêm trọng như hiện nay và bố trí kinh phí cho tỉnh thực hiện các công trình phòng chống, sạt lở, tái bố trí dân cư vùng có nguy cơ sạt lở cao (Cần Thơ, Lâm Đồng, Bến Tre).

- Nghiên cứu, điều chỉnh thống nhất, tạo điều kiện cho các địa phương thu hút đầu tư của DN nước ngoài trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư và đất đai (có sự mâu thuẫn giữa 02 văn bản: Khoản 4 Điều 25 NĐ số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 và điểm b, Khoản 1, Điều 13 NĐ số 43/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014) đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu vực ven biển (Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô - Thừa Thiên Huế).

- Nghiên cứu kiến nghị trước ngày 25 tháng 7 hàng năm chỉ cần trình HĐND cấp tỉnh thông qua tổng vốn của từng nguồn vốn cho kế hoạch đầu tư công năm sau, chưa cần thiết danh mục chi tiết (Long An).

- Về việc sớm ban hành Quyết định phân bổ kế hoạch trung hạn nguồn vốn nước ngoài giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch vn nước ngoài năm 2017 đđịa phương triển khai dự án đúng tiến độ thực hiện theo cam kết với nhà tài trợ và cơ quan chủ quản (Quảng Nam có 5 dự án: Dự án quản lý thiên tai (WB5), dự án thành phần cải thiện nông nghiệp có tưới tỉnh quảng nam (WB7), dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8), dự án hỗ trợ, xử lý chất thải bệnh viện (WB), dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) do các Bộ, ngành làm chủ quản) (Quảng Nam).

- Về việc ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư hạ tầng, cơ chế hoạt động của khu trung chuyển hàng hóa, khu chế xuất để thúc đẩy trao đi thương mại Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN; chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực của vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, Nam Bộ theo chui giá trị để huy động nguồn lực đầu tư, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền; hỗ trợ công tác xúc tiến và kêu gọi đầu tư các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ phục vụ cho các ngành dệt may, điện tử gia dụng; thu hút các dự án du lịch tâm linh tại Khu du lịch quốc gia (Tây Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai).

- Tăng nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 để các địa phương giảm bớt khó khăn về nguồn vốn, đảm bảo cân đối đủ vốn cho các dự án của địa phương (Lạng Sơn, Quảng Nam, Hải Phòng, Khánh Hoà, Tuyên Quang, Sơn La).

- Đề nghị Trung ương ủy quyền, phân cấp cho các địa phương được điều chỉnh kế hoạch vốn từ ngân sách TW, vốn trái phiếu CP (nằm trong tổng mức đã TW phân bổ) để địa phương chủ động hơn trong công tác điều hành, phân bkế hoạch vốn hàng năm và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách TW (Tiền Giang).

- Sớm hoàn thiện các dự án Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư khắc phục các tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện như Luật Đầu tư công: đề nghị sửa đổi điều khoản quy định việc thẩm định chủ trương đầu tư và thẩm định nguồn vốn trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư từ các nguồn vốn đầu tư công; điều chỉnh lại quy định về thời hạn thanh toán vốn đầu tư công; cho phép thời gian phê duyệt dự án đầu tư (báo cáo kinh tế - kỹ thuật, hồ sơ xây dựng công trình) để tháo gỡ vướng mắc về giải ngân vốn đầu tư; Về nợ đọng xây dựng cơ bản...; Luật Đầu tư: Mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh; xác định cụ thể thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án; bổ sung điều, khoản quy định về việc quản lý dự án đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền; phân cấp cho địa phương liên quan đến các thủ tục hành chính về việc đầu tư dự án; Xây dựng cụ thể quy trình, cách thức, thời gian thực hiện thủ tục thanh lý tài sản sau khi chấm dứt hoạt động đầu tư; Điều chỉnh số lượng, thành phần hồ sơ dự án cho phù hợp; bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp huyện, xã trong Chương V của Luật đầu tư công; Trong quá trình tổ chức thực hiện quy định của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) còn gặp nhiều vướng mắc, khó huy động được nguồn lực ngoài ngân sách; cn sm sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến hình thức đầu tư này để huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó, ngoài quỹ đất, cn bổ sung các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (mỏ đất, cát, mỏ đá), nhà công sản,... làm tài sản thanh toán cho nhà đầu tư (Hà Nam, Nghệ An, Lào Cai, Hưng Yên, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Thanh hóa, Thừa Thiên Huế, Long An, Vĩnh Phúc).

- Điều chỉnh sự không thống nhất giữa Luật Đầu tư với các luật như: Luật Bảo vệ Môi trường, Luật đất đai, Luật Khoáng sản,... về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Bộ sớm đề xuất quy định thống nhất về trình tự thủ tục đầu tư để áp dụng chung trên toàn quốc; quy định cụ thể hơn về thời điểm ký quỹ thực hiện dự án. Đồng thời quy định cụ thể về đối tượng, thời gian được tạm hoãn tiền ký quỹ và các biện pháp xử lý khi không thực hiện tiến độ thực hiện dự án như cam kết (Vĩnh Phúc).

- Đề nghị nghiên cứu, sửa đổi các Luật khác như: Luật Đấu thầu và các nghị định hướng dẫn về nâng hạn mức chỉ định thầu đối với các gói thầu xây lắp, tư vấn; Luật Đầu tư công sửa đổi cho phép cấp tỉnh được tổ chức thẩm định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án nhóm A sử dụng toàn bộ ngân sách địa phương; thẩm quyền cho UBND tỉnh A được tổ chức thẩm định phê duyệt dự án thực hiện trên địa bàn hai tỉnh A-B (sau khi có ý kiến thống nhất của UBND tỉnh B về dự án) (Vĩnh Phúc).

- Xem xét, bổ sung quy định về cơ chế ưu đãi đối với các dự án thuộc ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Phụ lục I, NĐ số 118/2015/NĐ-CP đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (Phú Thọ).

- Về việc kiến nghị cho phép các dự án khởi công mới quy mô nhóm C thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện quy trình phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 161/2016/NĐ-CP của Chính phủ (không phải thông qua các bộ, ngành Trung ương thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đi vốn). Đng thời, cho phép kéo dài thời gian hoàn thiện hồ sơ thủ tục của các dự án khởi công mới trong năm 2017 thuộc chương trình mục tiêu quốc gia đến 30 tháng 9 năm 2017; xem xét sửa đổi lại Nghị định số 136/NĐ-CP ngày 31/12/2015 theo hướng giao cho địa phương tự thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối nguồn vốn đối với dự án đầu tư từ nguồn vốn Chương trình MTQG. (Nghệ An, Hà Giang, Sơn La).

- Đề nghị có hướng dẫn cho địa phương về số liệu 10% dự phòng được tách riêng trong biểu thông báo kế hoạch trung hạn nhưng chưa xác định cụ thể là nguồn vốn được giữ lại tại ngân sách địa phương hay tại ngân sách Trung ương(Đồng Nai); Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép địa phương được bố trí từ vốn dự phòng NSTW (10% chưa phân b) trong kế hoạch trung hạn của Tỉnh, để bổ sung kế hoạch năm 2017 và các năm tiếp theo cho các dự án thuộc chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 (Hà Giang).

- Công tác giao vốn Ngân sách Trung ương muộn (đến nay chưa giao kế hoạch vốn đầu tư trung hạn đt 2; vốn Trái phiếu Chính phủ; vốn hỗ trợ người có công năm 2017...), hoặc kế hoạch vốn giao muộn nhưng yêu cầu giải ngân rất khẩn trương nên các địa phương lại phải đề nghị gia hạn giải ngân (Lào Cai, Hưng Yên, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Hà Giang, Tuyên Quang).

- Tăng nguồn vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững hoặc giảm đối tượng đầu tư (Các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135) (Long An)

- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách tận dụng nguồn lực xã hội hóa trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế (Đồng Tháp).

[...]