Công văn 72073/CT-HTr năm 2015 về thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng “bã hèm” là phế liệu, phế phẩm thu hồi được từ quá trình sản xuất bia được sử dụng lại làm thức ăn chăn nuôi do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu | 72073/CT-HTr |
Ngày ban hành | 10/11/2015 |
Ngày có hiệu lực | 10/11/2015 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Cục thuế thành phố Hà Nội |
Người ký | Mai Sơn |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
TỔNG CỤC THUẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 72073/CT-HTr |
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015 |
Kính gửi: Nhà máy Bia Đông Nam Á
(Địa chỉ:
167 Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
MST:
0100113286
Cục thuế TP Hà Nội nhận được công văn không số ngày 20/10/2015 của Nhà máy Bia Đông Nam Á hỏi về thuế suất thuế GTGT đối với mặt hàng “bã hèm ” là phế liệu, phế phẩm thu hồi được từ quá trình sản xuất bia được sử dụng lại làm thức ăn chăn nuôi, Cục thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau :
- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT quy định :
+Tại khoản 3 Điều 10 quy định thuế suất thuế GTGT 5%:
“ Điều 10. Thuế suất 5%
3. Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác theo quy định của pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi, bao gồm các loại đã qua chế biến hoặc chưa chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm và các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm và vật nuôi ”
+Tại Điều 11 quy định thuế suất thuế GTGT 10%:
“ Điều11. Thuế suất 10%
....Phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra áp dụng mức thuế suất thuế GTGT theo thuế suất của mặt hàng phế liệu, phế phẩm bán ra.... ”
- Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:
+Tại khoản 2 Điều 1 bổ sung khoản 3a vào Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:
“ Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau:
2. Bổ sung khoản 3a vào Điều 4 như sau:
“3a. Phân bón là các loại phân hữu cơ và phân vô cơ như: phân lân, phân đạm (urê), phân NPK, phân đạm hỗn hợp, phân phốt phát, bồ tạt; phân vi sinh và các loại phân bón khác;
Thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm các loại sản phẩm đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm, các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm, thủy sản và vật nuôi khác, các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi (như premix, hoạt chất và chất mang) theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 5/2/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi và khoản 2, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ”
+Tại khoản 7 Điều 1 quy định:
“7. Bãi bỏ khoản 3 và khoản 10 Điều 10.”
+Tại khoản 1 Điều 4 quy định hiệu lực thi hành:
“Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế có hiệu lực thi hành. ”
- Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
- Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
- Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04/09/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 (sau đây gọi là Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT) như sau:
1. Khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam là thức ăn chăn nuôi được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi công nhận đủ điều kiện lưu hành tại Việt Nam sau khi đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận. Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi có trách nhiệm định kỳ hàng tháng tổng hợp, công bố Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để các tổ chức, cá nhân có liên quan truy cập, thực hiện... ”
- Căn cứ khoản 3 Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
“3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng..., tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số..., ký hiệu... Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”