Công văn 701/TCT-TTr năm 2016 về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu 701/TCT-TTr
Ngày ban hành 24/02/2016
Ngày có hiệu lực 24/02/2016
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Thuế
Người ký Phi Vân Tuấn
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 701/TCT-TTr
V/v tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2016

 

Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Năm 2015, tăng trưởng kinh tế nước ta tuy được phục hồi nhưng chưa thực sự bền vững. Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015; Quyết định số 02/QĐ-BTC ngày 05/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ; Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2015-2016; Ngành Thuế đã triển khai đồng bộ và toàn diện công tác thanh tra, kiểm tra, chống các hành vi vi phạm về thuế, trốn thuế, gian lận thuế, vi phạm hoàn thuế, khai thác nguồn thu, chống thất thu NSNN. Theo đó, kết quả thanh tra, kiểm tra đã có những chuyển biến rõ rệt, các hành vi vi phạm về thuế được phát hiện và ngăn chặn kịp thời.

Kết quả, năm 2015, toàn ngành thực hiện thanh tra, kiểm tra được 79.297 doanh nghiệp, bằng 118,26% so với năm 2014. Tổng số tiền thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là: 12.350,83 tỷ đồng, bằng 116,94% so với năm 2014; Giảm khấu trừ: 1.239,1 tỷ đồng, bằng 118,83% so với năm 2014 và giảm lỗ qua thanh tra, kiểm tra là: 23.044,45 tỷ đồng, bằng 116,90% so với năm 2014, số đã nộp NSNN: 9.136,62 tỷ đồng, đạt 73,97% số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra và bằng 118% so với cùng kỳ năm 2014. Kết quả nêu trên đã khẳng định sự nỗ lực và những chuyển biến tích cực trong công tác thanh tra, kiểm tra của toàn ngành thuế. Tuy nhiên, toàn ngành chưa hoàn thành được kế hoạch thanh tra, nhiệm vụ kiểm tra năm 2015 (đạt 97,04% kế hoạch thanh tra, nhiệm vụ kiểm tra).

Năm 2016, với dự báo nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn thách thức, tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp; tốc độ phục hồi kinh tế chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến động khó lường trên thị trường tài chính, tiền tệ, giá dầu thô.... Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016. Theo đó, Tng cục Thuế đã có Quyết định s 76/QĐ-TCT ngày 14/01/2016 về việc giao cho Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp năm 2016, Quyết định số 77/QĐ-TCT ngày 14/1/2016 về việc phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp năm 2016, yêu cu các Cục Thuế phấn đấu thực hiện thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp đạt tối thiểu tỷ lệ 18% số doanh nghiệp đang hoạt động, nhằm tăng cường công tác chống thất thu ngân sách; đồng thời tiếp tục triển khai hiện đại hóa công tác thanh tra, kiểm tra thuế; nâng cao năng lực cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kim tra.

Đ hoàn thành toàn diện mục tiêu nêu trên, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số các giải pháp sau:

1. Tổ chức xây dựng chương trình kế hoạch ngay từ đầu năm, sắp xếp, sớm bổ sung nguồn nhân lực cho công tác thanh tra, kiểm tra; Triển khai giao nhiệm vụ cụ thể đến từng phòng, bộ phận, đoàn, đội; Xây dựng lộ trình triển khai thực hiện, tổ chức triển khai giao việc và kiểm soát công việc của từng phòng, bộ phận thông qua kết quả hàng tháng, quý để làm cơ sở xét thi đua, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm 2016.

2. Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt và triển khai có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; đơn giản hóa thủ tục hành chính theo các quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong công tác thanh tra, kiểm tra.

- Chú trọng công tác chuẩn bị thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, theo đó triển khai phân tích chuyên sâu để lựa chọn các nội dung trọng tâm cần thanh tra, kiểm tra; Yêu cầu người nộp thuế cung cấp các thông tin theo quy định qua hòm thư điện tử (trừ các thông tin, tài liệu mà người nộp thuế đã gửi đến cơ quan thuế)... để đảm bảo rút ngắn thời gian thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, công tác thanh tra, kim tra đạt hiệu quả cao.

- Tiếp tục triển khai các ứng dụng kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT và hồ sơ khai thuế TNDN.

- Trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế kết hp với việc đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ tư vấn pháp luật về thuế cho người nộp thuế, tháo gỡ vưng mc phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách về thuế nói chung và chính sách pháp luật thanh tra, kiểm tra nói riêng.

3. Tăng cường triển khai thanh tra, kiểm tra người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao về thuế:

- Trên cơ sở danh sách doanh nghiệp thuộc kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2016 đã được phê duyệt, tiến hành rà soát, tập trung thanh tra, kiểm tra ngay đối với doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, hoàn thuế; về sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp; về ưu đãi thuế. Lưu ý, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trong việc kiểm tra chặt chẽ các hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Công văn số 10024/BTC-TCT ngày 22/7/2014; Công văn số 10492/BTC-TCT ngày 30/7/2015; Công văn số 13822/BTC-TCT ngày 02/10/2015; Công văn số 18832/BTC-TCT ngày 17/12/2015; Công văn số 4226/TCT-KK ngày 12/10/2015; Sử dụng các thông tin liên quan đến tờ khai Hải quan và các thông tin hải quan khác làm dữ liệu đối chiếu trong công tác giải quyết hồ sơ kiểm tra trước hoàn thuế sau; Thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế và công tác thanh tra, kiểm tra thuế khác theo quy định tại Công văn số 164/TCT-KK ngày 14/1/2016 của Tổng cục Thuế;

- Triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc chấp hành chế độ hóa đơn, chứng từ kế toán và chp hành chính sách thuế đi với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng; Các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực có khả năng có số thu lớn như: Dầu khí; Xăng dầu; Điện lực; Viễn thông và kinh doanh vật tư, thiết bị viễn thông; Công ty kinh doanh bất động sản lớn; Công ty có dự án nhà ở xã hội; Chuyển nhượng vốn, thương hiệu; Chuyển nhượng dự án; Quảng cáo truyn hình; Liên kết đào tạo quốc tế; Bệnh viện; Hàng không; Ngân hàng; Vận tải Taxi; Dược phẩm; Kinh doanh khách sạn, nhà hàng; Công ty xổ số kiến thiết; kinh doanh thương mại điện tử, ... Các tập đoàn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Honda, Yamaha, Toyota,...; Các tập đoàn bán buôn, bán lẻ quốc tế: Pakson, Central Việt Nam (Robbins); Các doanh nghiệp chưa được thanh tra, kiểm tra từ 5 năm trở lên, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn; các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế; Các tập đoàn, tổng công ty có doanh thu và số nộp Ngân sách nhà nước lớn.

- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế.

4. Áp dụng kỹ năng thanh tra, kiểm tra phù hợp với từng đối tượng thanh tra, kiểm tra, đảm bảo đạt hiệu quả cao trong công tác thanh tra, kiểm tra. Theo đó, triển khai các biện pháp thanh tra, kiểm tra đối với một số ngành nghề kinh doanh mới như: Thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng: Thống kê người nộp thuế hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thương mại điện tử; Tổ chức hội thảo bàn về những nội dung giải quyết thách thức trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong nền kinh tế số với các ban ngành có liên quan và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thương mại điện tử nhằm trao đổi về thực trạng việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế trong lĩnh vực này; đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về thuế cho người nộp thuế hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thương mại điện tử...

5. Bộ phận thanh tra giá chuyển nhượng tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về giao dịch liên kết, về tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp giao dịch độc lập thuộc một số ngành, lĩnh vực có giao dịch liên kết, chuyển giá. Theo đó, thực hiện việc phân tích chức năng, phân tích chuỗi giá trị tạo ra từ các chức năng, phân tích giao dịch với các bên liên kết, phân tích chuỗi giá trị tạo ra từ các bên liên kết, phân tích tình hình tài chính xác định các nội dung và khoản mục rủi ro từ hoạt động giao dịch liên kết mà từ đó ban hành quyết định thanh tra tại doanh nghiệp; Đồng thời thực hiện việc phân tích, so sánh với nguồn cơ sở dữ liệu về tỷ suất lợi nhuận đã được xây dựng để tìm các giao dịch độc lập tương đồng đảm bảo đủ độ tin cậy để điều chỉnh việc kê khai, tính thuế TNDN đối với các giao dịch liên kết không tuân theo giá thị trường theo quy định của Thông tư số 66/2010/TT-BTC.

6. Tham mưu cấp ủy và chính quyền cùng cấp chỉ đạo cơ quan Công an và các cơ quan ban ngành triển khai thực hiện quy chế phối hợp để đấu tranh chống các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, tội phạm về thuế. Theo đó:

- Chuyển ngay các hồ sơ thanh tra, kiểm tra người nộp thuế có dấu hiệu trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế từ NSNN khi phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra sang cơ quan công an để xử lý hình sự theo quy định của pháp luật; Đề nghị cơ quan công an xử lý đối với những hồ sơ cơ quan thuế đã chuyển cơ quan công an nhưng quá thời hạn quy định chưa xử lý hoặc đã có kết quả giải quyết nhưng chưa rõ để tiếp tục phi hợp, điều tra xử lý theo quy định;

- Đ nghị cơ quan ban ngành địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế triển khai thực hiện có hiệu quả công tác khai thác nguồn thu, chống thất thu ngân sách trên địa bàn trong các ngành, lĩnh vực có rủi ro cao về thuế.

7. Nâng cao năng lực và bổ sung nguồn lực cho công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra:

- Tổ chức sắp xếp, sớm bổ sung nguồn nhân lực cho công tác thanh tra, kiểm tra ti thiu đạt khoảng 35% tổng số cán bộ công chức của đơn vị.

- Tập trung xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu đào tạo chức năng thanh tra, kiểm tra theo quyết định số 731/QĐ-TCT ngày 16/4/2015 của Tổng cục Thuế. Có biện pháp khuyến khích động viên đối với các thành viên tham gia biên soạn tài liệu nhm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng hệ thống thanh tra, kiểm tra;

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế nâng cao năng lực và kỹ năng cho công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong việc phát hiện phương thức, thủ đoạn, hành vi gian lận mới đảm bảo đáp ứng yêu cu nhiệm vụ được giao. Đặc biệt chú trọng kỹ năng thanh tra, kiểm tra người nộp thuế hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại điện tử và thanh tra giá chuyn nhượng; Triển khai việc sát hạch kiến thức và kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế đối với công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra.

8. Triển khai công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định. Theo đó, triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung, trình tự, thủ tục theo quy định tại quy trình thanh tra thuế ban hành kèm theo Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày 28/7/2015, quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015; Quyết định số 2176/QĐ-TCT ngày 10/11/2015, quan tâm chú trọng công tác nhập dữ liệu vào phần mềm ứng dụng TTR:

- Phân công nhập dữ liệu vào phần mềm ứng dụng TTR đến từng phòng, bộ phận, từng cán bộ và phải có đu mối theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc nhập dữ liệu, đảm bảo việc nhập dữ liệu thanh tra, kiểm tra chính xác, kịp thời để có đủ dữ liệu phục vụ công tác báo cáo thường xuyên, định kỳ, đột xuất, công tác phân tích rủi ro trong thanh tra, kiểm tra.

- Đánh giá xếp loại thi đua, khen thưởng đối với Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo bộ phận thanh tra, kiểm tra; Lãnh đạo đầu mối theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc nhập dữ liệu trong trường hợp nhập dữ liệu thanh tra, kiểm tra thuế vào ứng dụng TTR không chính xác, đầy đủ, kịp thời.

9. Trong quá trình triển khai công tác thanh tra, kiểm tra năm 2016, các Cục Thuế rà soát lại kế hoạch thanh tra, nhiệm vụ kiểm tra để bổ sung, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, nhiệm vụ kiểm tra, đảm bảo thanh tra, kiểm tra đối với đơn vị có rủi ro về thuế theo đúng quy định pháp luật.

10. Tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn nhằm đánh giá toàn diện kết quả và những khó khăn, vướng mắc của công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong năm 2014, 2015; rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế, từ đó đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế, từ đó đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế năm 2016 và các năm tiếp theo; Tổng kết các thủ đoạn gian lận, trốn thuế chiếm đoạn tiền thuế và nhận dạng các hành vi vi phạm của người nộp thuế từ năm 2014, 2015 để phổ biến trong toàn ngành nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế chuẩn bị cho việc triển khai tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra toàn ngành thuế.

[...]
11
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ