Kính
gửi: Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế
Phúc đáp công văn số
462/ATTP-KH ngày 14/3/2014 của Cục An toàn thực phẩm về việc chuẩn bị nội dung
họp Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Cục Quản lý Chất lượng Nông
Lâm sản và Thủy sản đã tổng hợp Báo cáo kết quả công tác quản lý chất lượng,
ATTP nông lâm thủy sản Quý I năm 2014 thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT
(xin xem Báo cáo gửi kèm).
Đề nghị Quý Cục tổng hợp./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/cáo);
- TT. Vũ Văn Tám (để b/cáo);
- Lưu VT, KH.
|
CỤC
TRƯỞNG
Nguyễn Như Tiệp
|
BÁO CÁO
KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG
LÂM THỦY SẢN QUÝ I NĂM 2014
I.
KẾT QUẢ QUÝ I NĂM 2014:
1.
Kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Thông báo ý kiến kết luận số
08/TB-VPCP ngày 08/01/2014 của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
1.1.
Ban hành các văn bản hướng dẫn Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP, theo lĩnh vực
được phân công trong quý I năm 2014
Bộ
NN&PTNT phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công thương ký ban hành Thông tư liên tịch về phối hợp quản lý an toàn thực phẩm. Bộ
cũng đã ban hành 16 Thông tư, 01 Quyết định, 05 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hướng
dẫn thực hiện Luật ATTP và 08 Thông tư, 01 Quyết định hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 (Chi tiết xin xem Phụ lục 1 gửi kèm).
Hiện nay Bộ đang xây
dựng 02 Thông tư còn thiếu trong lĩnh vực được phân công theo Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012, cụ thể
là:
- Thông tư quy định
chi tiết việc ghi nhãn đối với thực phẩm có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm
của sinh vật biến đổi gen;
- Thông tư quy định cụ
thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm
nhỏ lẻ và phương thức quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất ban đầu
nhỏ lẻ thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ NN&PTNT.
1.2.
Tiếp tục triển khai Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày
29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư
nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản. Tập trung kiểm tra các cơ sở, sản xuất
kinh doanh vật tư nông nghiệp và thực phẩm đang bị xếp hạng C, tiến hành kiểm
tra từng lô hàng trước khi đưa ra thị trường; yêu cầu đóng cửa các cơ sở không
khắc phục được những vi phạm
63/63 tỉnh đã lập kế
hoạch triển khai Thông tư 14 trong năm 2014; trong Quý I đã có
21 tỉnh tổ chức kiểm tra đánh giá các cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN, NLTS (An
Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Tháp,
Hà Giang, Long An, Lào Cai, Ninh Thuận, Nghệ An, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng
Bình, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tiền Giang, Thanh Hóa, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc);
còn 42 tỉnh sẽ tiếp tục tổ chức kiểm tra đánh giá trong Quý
II, Quý III theo kế hoạch của từng tỉnh. Qua số liệu kiểm tra cho thấy:
+ Đối với cơ sở sản
xuất kinh doanh nông thủy sản: tỷ lệ các cơ sở SX KD nông thủy sản được kiểm
tra, đánh giá phân loại lần đầu xếp loại A, B là 72,48%; chỉ có 31% cơ
sở nông thủy sản xếp loại C được tái kiểm và tỷ lệ tiếp tục xếp loại C vẫn là 80,77%.
+ Đối với cơ sở sản
xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp: tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc
Thú y, BVTV, phân bón được kiểm tra, đánh giá phân loại lần đầu và định kỳ xếp
loại A, B đạt trên 80%; hầu hết chưa tổ chức kiểm tra định kỳ và tái kiểm tra
các cơ sở xếp loại C (Chi tiết xin xem Phụ lục 2 gửi kèm).
Nhìn chung các địa phương đều chưa tổ chức tái kiểm tra cơ sở
xếp loại C, chưa xử lý dứt điểm các cơ sở bị tái xếp loại C, chưa công khai các
cơ sở xếp loại A, B, C trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy trong
tháng 4/2014, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Quản lý CL NLTS thành lập các đoàn
kiểm tra liên cơ quan để kiểm tra tình hình triển khai Thông tư 14 tại các địa
phương và tìm hiểu nguyên nhân vì sao chưa xử lý được sơ sở loại C (hành lang
pháp lý, khâu tổ chức, khâu chỉ đạo, nguồn lực…), hướng dẫn địa phương xử lý
dứt điểm các cơ sở xếp loại C; báo cáo Bộ trưởng kết quả kiểm tra, đề xuất
hướng xử lý.
1.3.
Tiến hành thanh tra, kiểm tra việc sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật
trong sản xuất, bảo quản nông sản thực phẩm (rau, quả, thủy, hải sản); vệ sinh
an toàn trong giết mổ gia súc, gia cầm, nhất là tại các thành phố lớn và các
vùng sản xuất nông sản thực phẩm
Bộ NN&PTNT đã ban
hành Chỉ thị số 4313/CT-BNN-QLCL ngày 03/12/2013 về việc tăng cường công tác bảo
đảm an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trong dịp tết Dương Lịch và Tết Nguyên
đán Giáp Ngọ 2014; Chỉ thị số 167/CT-BNN-TTr ngày 20/01/2014 về việc tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm
nông lâm thủy sản. Bộ đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, lồng ghép
trong các đợt kiểm tra vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh tại địa phương.
Kết quả triển khai
như sau:
- Thực hiện Chỉ thị của
Bộ trưởng và triển khai Kế hoạch số 19/KH-BCĐTƯVSATTP ngày 05/12/2013 của Ban
Chỉ đạo liên ngành trung ương về VSATTP, Bộ đã chủ trì 03 Đoàn thanh tra, kiểm
tra liên ngành (Đoàn số 2, số 5 và số 6) tại 06 tỉnh/tp (Tp Hồ Chí Minh, Tây
Ninh, Nghệ An, Quảng Trị, Long An , An Giang. Kết quả trong 20 cơ sở được
thanh, kiểm tra có 13 cơ sở vi phạm (chiếm 65%), nội dung vi phạm chủ yếu là:
70% cơ sở vi phạm về ghi nhãn thực phẩm, quảng cáo thực phẩm, 30% cơ sở vi phạm
về điều kiện vệ sinh cơ sở, chất lượng sản phẩm thực phẩm và công bố tiêu chuẩn
sản phẩm; lấy 17 mẫu xét nghiệm hóa lý, vi sinh đều đạt yêu cầu. Đoàn kiểm tra
đã đề nghị Ban chỉ đạo liên ngành các tỉnh/thành phố xử lý các cơ sở vi phạm
theo quy định (theo dõi, giám sát và thẩm tra việc khắc phục sai lỗi tại các cơ
sở vi phạm...). Bộ NN&PTNT đã có báo cáo gửi Ban CĐLNTUVSATTP (CV số
267/BC-QLCL ngày 25/02/2014).
- Kiểm định chất lượng
thuốc bảo vệ thực vật: lấy 474 mẫu thuốc nhập khẩu có 04 mẫu không đạt (chiếm
0,84%); lấy 58 mẫu qua các đợt thanh tra, có 02 mẫu không đạt chất lượng (chiếm
3,4%). Ban hành 578 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
BV&KDTV. Bộ đã có văn bản đôn đốc và trực tiếp làm việc với các địa phương
về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc
BVTV.
- Công tác kiểm dịch,
kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y được tiến hành thường xuyên tại các
chợ, điểm mua bán, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật, cơ sở giết mổ tập
trung của tất cả các tỉnh/thành phố trên cả nước. Cả nước đã tiến hành kiểm tra
đánh giá lần đầu 267 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, kết quả đã có 57 cơ sở xếp
loại C (chiếm 21,3%). Từ đầu năm đến nay Cục Thú y đã kiểm tra và cấp 42 Giấy
chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng tại TP. Hồ Chí
Minh, Ninh Bình, Vĩnh Long, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước.
1.4.
Khẩn trương hướng dẫn việc thực hiện điểm C, khoản 5 Điều 9 Nghị
định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, về vi phạm kiểm dịch động
vật, sản phẩm động vật trên cạn lưu thông trong nước. Trong đó hướng dẫn cụ thể
việc xử lý đối với trường hợp vận chuyển, kinh doanh động vật không có giấy chứng
nhận kiểm dịch, chưa rõ nguồn gốc, để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các lực
lượng chức năng trong thực hiện nhiệm vụ
Theo chỉ đạo của Bộ, Cục
Thú y đang khẩn trương khảo sát tại các địa phương để nắm bắt đầy đủ, chính xác
các vướng mắc, khó khăn cho các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ để xây dựng
văn bản hướng dẫn cụ thể, khả thi.
2.
Một số kết quả hoạt động chính Quý I, 2014
2.1.
Hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật
- Hoàn
thiện Dự thảo 14 Luật Thú y để gửi lấy ý kiến góp ý của các Bộ, ngành liên
quan. Thống
nhất với Bộ Y tế, Bộ Công thương ký ban hành Thông tư liên tịch phối hợp quản lý an toàn thực phẩm.
- Ban hành Thông tư số 02/2014/TT - BNNPTNT ngày 24/1/2014 quy
định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác
nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện dùng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, Thông tư 08/2014/TT -BNNPTNT
ngày 20/3/2014 hướng dẫn thực hiện quyết
định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của TTCP về chính sách hỗ trợ nhằm giảm
tổn thất trong nông nghiệp.
2.2.
Triển khai công tác quản lý chất lượng, ATTP
nông lâm thủy sản
- Bộ NN&PTNT đã
thành lập 03 đoàn kiểm tra liên ngành về VSATTP tại 6 tỉnh/thành phố theo Kế hoạch
số 01/KH-BCĐLNTUVSATTP ngày 12/3/2014 của Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về
vệ sinh an toàn thực phẩm về việc triển khai “Tháng hành động vì chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm” năm 2014 với chủ đề “An toàn thực phẩm thức ăn đường phố”.
- Triển khai Thông tư
14/2001/TT-BNNPTNT và giám sát, thanh, kiểm tra theo kế hoạch (Xin xem mục
1.2, 1.3 nêu trên).
- Kiểm
tra hàng hóa nguồn gốc động thực vật nhập khẩu theo Thông tư 25 và 13:
Kết quả kiểm tra hàng
hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu quý I như sau: Tổng số lô: 9.934 lô với tổng
trọng lượng là: 1.011.655,169 tấn, gồm hơn 60 mặt hàng nhập khẩu trên 35 quốc
gia. Lấy 37 mẫu (rau, củ, quả) kiểm tra, kết quả kiểm nghiệm đều đảm bảo ATTP
(Các hoạt chất phát hiện trên rau, củ, quả dưới ngưỡng cho phép gồm:
Azoxystrobin, Buprofezin, Carbendazim, Cypermethrin, Propagite, Pirimicarb,
Methomyl, Thiophanate M, Tebuconazole, Topsin M, Imidacloprid).
Kết quả kiểm tra hàng
hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu tháng 3 như sau: tổng
khối lượng thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu là 90 lô hàng, tương đương 47
150,6475 tấn; tổng khối lượng động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu là 113 lô hàng,
tương đương 35 705,42934 tấn. Không có lô hàng nào bị tái xuất trong tháng
3/2014.
- Giải
quyết các vụ việc gây mất ATTP trong nước:
Khi có thông tin đăng
tải trên báo chí về thủy sản Hà Nội nhiễm kim loại nặng, Cục QLCL NLS&TS đã
chủ động liên hệ, cùng với Sở NNPTNT Hà Nội và Cục ATTP (Bộ Y tế) tổ chức làm
việc với Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Y Hà Nội. Kết quả làm việc cho thấy,
đây là đề tài nghiên cứu của Bộ Y tế được Đại học Y thực hiện đã lâu (từ năm
2006-2008) với nội dung chính là nghiên cứu mức độ ô nhiễm môi trường nước một
số sông hồ trên địa bàn Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đề tài có thực
hiện lấy 240 mẫu động vật thủy sinh tự nhiên (tôm, cá, cua, nghêu ốc) tại một số
ao, hồ khu vực Văn Điển, sông Tô Lịch, Hồ Tây để phân tích một số chỉ tiêu kim
loại nặng để đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường nước. Kết quả phân tích cho
thấy, có phát hiện dư lượng kim loại nặng trong nhiều mẫu thủy sản tự nhiên
nhưng chỉ một số ít trường hợp phát hiện vượt mức dư lượng tối đa cho phép, có
thể gây mất ATTP khi người sử dụng (5 mẫu cua). Đại diện Chi cục Thủy sản Hà Nội
cho biết, các ao hồ mà nhóm nghiên cứu khảo sát không nằm trong khu vực được
phép nuôi trồng khai thác thủy sản làm thực phẩm theo quy định; các ao hồ này
chỉ phục vụ mục đích du lịch và sinh thái; thủy sản tự nhiên tại các ao hồ này
được người dân khai thác tự phát và không phải là nguồn thủy sản cung cấp
thương mại cho người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời, kết quả kiểm
tra giám sát của Sở NNPTNT Hà Nội thực hiện trong năm 2011-2013 đối với thủy sản
thương phẩm (đang nuôi tại các ao hồ nuôi thủy sản, đang bán tại các chợ) trên
địa bàn cho thấy, trong tổng số 559 mẫu đã lấy phân tích chỉ tiêu kim loại nặng
chỉ phát hiện 7 mẫu (1,2%) có hàm lượng vượt quá giới hạn tối đa cho phép. Như
vậy, thông tin đăng tải báo chí sau khi trích dẫn nội dung nghiên cứu của Đại học
Y Hà Nội là chưa đầy đủ và chính xác, gây hoang mang cho người tiêu dùng.
Sau buổi làm việc, Cục
Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã trao đổi với Cục An toàn thực phẩm
về một số nội dung trả lời trực tuyến trên VTV1 ngày 25/3/2014 (Cục An toàn thực
phẩm được mời trả lời) làm rõ các thông tin về nghiên cứu của Đại học Y mà báo
chí đã đăng tải, cung cấp cụ thể các thông tin về các kết quả kiểm tra giám sát
chính thức ATTP thủy sản của các Cơ quan quản lý tới người tiêu dùng.
- Giải
quyết vướng mắc về rào cản ATTP của các thị trường và hợp tác quốc tế:
Tiếp tục xử lý các lô
hàng thủy sản Việt Nam bị cảnh báo tại thị trường Châu Âu,
Châu Á (Hàn Quốc, Nhật Bản) theo đúng quy định; Gửi
văn bản cho cơ quan thẩm quyền Liên bang Nga (VPSS) để bổ sung thông tin, góp ý
cho báo cáo kết quả thanh tra của VPSS, thông báo kết
quả khắc phục các sai lỗi
và đề xuất sang làm việc với cơ quan thẩm quyền Liên
bang Nga vào nửa đầu
tháng 4/2014. Làm
việc với Ban Tôn giáo chính phủ và Bộ
Công thương về chứng nhận Halal
cho thủy sản xuất khẩu vào UAE.
Rà soát tình hình sử
dụng và quy định của các nước nhập khẩu về mức giới hạn tối đa cho phép (MRL) về
hoạt chất thuốc BVTV đối với gạo, chè, thanh long, hạt tiêu, gạo ...; tổng hợp,
báo cáo đề xuất Bộ một số giải pháp kỹ thuật kiểm soát các dư lượng thuốc BVTV
trên nông sản thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu. Có văn bản gửi cơ quan thẩm quyền
Hoa Kỳ (FDA, EPA) đề nghị điều chỉnh MRL đối với tồn dư một số hoạt chất thuốc
BVTV trên thanh long, chôm chôm Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
2.3.
Tăng cường nguồn lực
- Bộ đã triển khai việc cấp 488 thẻ công
chức thanh tra chuyên ngành cho công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh
tra chuyên ngành theo Nghị định số 07/2012/NĐ-CP
ngày 9/2/2012 và Thông tư số 34/2013/TT-BNNPTNT ngày 24/6/2013. Bộ đã
triển khai kế hoạch đào tạo 04 lớp nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành năm 2014
tại 02 khu vực phía Bắc và Nam (từ tháng 4 – 7/2014).
- Tiếp tục thẩm tra hồ
sơ đăng ký chỉ định phòng kiểm nghiệm chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản. Đến
thời điểm này đã có 88 phòng kiểm nghiệm của ngành nông nghiệp được chỉ định.
II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TIẾP
THEO:
1.
Cơ chế chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
- Tiếp tục hoàn thiện
Dự thảo Luật Thú y theo đúng tiến độ;
- Tiếp tục hoàn thiện,
xây dựng các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn, Thông tư theo kế hoạch được phê duyệt.
- Xây dựng và hoàn
thiện Đề án khung về quy hoạch vùng rau an toàn cho các đô thị lớn và tổ chức
triển khai tại các địa phương, trước hết tại các đô thị lớn như TP. Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng, Hà Nội; Đề án Đảm bảo ATTP trong giết mổ, vận chuyển gia súc gia
cầm.
- Triển khai chương
trình thí điểm việc công khai kết quả xếp loại A, B, C tại cơ sở sản
xuất, kinh doanh và thí điểm cấp giấy chứng nhận sản phẩm được sản xuất, kinh
doanh theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn.
2.
Tổ chức thực hiện cơ chế chính sách
- Triển khai các hoạt
động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về chất lượng, ATTP NLTS và truyền thông
quảng bá sản phẩm an toàn theo kế hoạch được duyệt.
- Triển khai lấy mẫu
giám sát theo kế hoạch được phê duyệt kết hợp với thông tin vi phạm ATTP từ các
nguồn khác nhau làm cơ sở đánh giá nguy cơ, xác định sản phẩm nguy cơ cao, công
đoạn nguy cơ cao, địa bàn nguy cơ cao và tổ chức
thanh tra, điều tra nguyên nhân,
xử lý vi phạm (kể cả thu hồi sản phẩm
không an toàn);
- Về thực hiện Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT: trong tháng 4
thành lập các đoàn kiểm tra liên cơ quan để kiểm tra tình hình triển khai Thông
tư 14 tại các địa phương và tìm hiểu nguyên nhân vì sao chưa xử lý được sơ sở
loại C (hành lang pháp lý, khâu tổ chức, khâu chỉ đạo, nguồn lực…), hướng dẫn
địa phương xử lý dứt điểm các cơ sở xếp loại C; báo cáo Bộ trưởng kết quả kiểm
tra, đề xuất hướng xử lý.
- Thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên
ngành; tổng kết đợt thanh tra diện rộng về chất lượng phân bón, thuốc BVTV và
thức ăn chăn nuôi. Hướng dẫn các địa phương về thực hiện thanh tra chuyên ngành
và xử lý vi phạm hành chính.
- Tiếp tục xử lý các
vướng mắc trong xuất khẩu nông lâm thu ỷ sản vào các thị trường: Liên bang Nga
(Liên minh Hải quan), EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ.
3. Xây dựng lực lượng, tăng
cường năng lực
- Tổ chức các lớp
đào tạo/tập huấn cơ bản và nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ và về thanh
tra chuyên ngành cho các cán bộ làm công tác quản lý, kiểm tra, kiểm nghiệm,
thanh tra chuyên ngành chất lượng ATTP nông lâm thủy sản;
- Tiếp tục đẩy mạnh
chủ trương xã hội hóa hoạt động kiểm nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy; mở
rộng đánh giá, chỉ định phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp chuẩn, hợp
quy kết hợp quản lý chặt chẽ đối với các phòng kiểm nghiệm đã được chỉ định./.
PHỤ LỤC 1:
CÁC VĂN BẢN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÃ BAN
HÀNH THEO THẨM QUYỀN HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ NGHỊ
ĐỊNH 38/2012/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ
TT
|
Nội
dung quy định
|
Tình
hình ban hành văn bản
|
I
|
THEO
LUẬT ATTP
|
|
1
|
Ban
hành Danh mục nhóm thực phẩm và liều lượng được chiếu xạ đối với thực phẩm (Điều
16)
|
Thông
tư số 76/2011/TT-BNNPTNT ngày 3/11/2011 Quy định Danh mục các loại thực phẩm
được phép chiếu xạ và liều lượng hấp thụ tối đa cho phép đối với thực phẩm
thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
2
|
Ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an
toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc lĩnh vực
được phân công quản lý (Điều 22)
|
Đã
ban hành một số Quy chuẩn:
1.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Cơ sở sản xuất nước mắm - Điều kiện bảo đảm an
toàn thực phẩm. QCVN 02 - 16: 2012/BNNPTNT
2.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Cơ sở sản xuất thủy sản khô - Điều kiện bảo đảm
an toàn thực phẩm QCVN 02 - 17: 2012/BNNPTNT
3.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Cơ sở sản xuất sản phẩm thủy sản dạng mắm - Điều
kiện bảo đảm an toàn thực phẩm QCVN 02 - 18: 2012/BNNPTNT
|
3
|
Quy
định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản xuất thực phẩm tươi sống
(Điều 23)
|
-
Đối với sản phẩm động vật trên cạn: Thông tư 60/2010/TT-BNNPTNT quy định điều
kiện vệ sinh thú y đối với giết mổ lợn; Thông tư 61/2010/TT-BNNPTNT quy định điều
kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm.
-
Đối với sản phẩm thực vật: QCVN 01-132:2013/BNNPTNT đối với rau, quả, chè búp
tươi đủ điều kiện đảm bảo ATTP trong quá trình sản xuất, sơ chế.
-
Đối với sản phẩm thủy sản: Được quy định tại các Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia
về điều kiện ATVSTP trong sản xuất thủy sản (TT 47/2009/TT-BNNPTNT)
|
4
|
Quy
định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn đối với kinh doanh thực phẩm tươi
sống (Điều 24)
|
6
|
Quy
định về chỉ định cơ quan kiểm tra thực phẩm nhập khẩu (Điều 38)
|
-
Quyết định số 3254/QĐ-BNNPTNT ngày 27/12/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn về việc chỉ định các cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn
thực phẩm sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
-
Thông tư số 25/2010/TT –BNNPTNT ngày 08/4/2010 Hướng dẫn việc kiểm tra vệ
sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu.
-
Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2011 Hướng dẫn việc kiểm tra an toàn
thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu;
|
7
|
Quy
định cụ thể cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm
nhập khẩu; việc áp dụng phương thức kiểm tra nhà nước về an toàn đối với thực
phẩm nhập khẩu (Điều 40)
|
8
|
Quy
định hồ sơ, thủ tục cấp các giấy chứng nhận lưu hành tự do, chứng nhận y tế,
chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ hoặc các giấy chứng nhận khác có liên quan đối
với thực phẩm xuất khẩu (Điều 42)
|
-
Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 hướng dẫn việc quy định Giấy
chứng nhận lưu hành tự do đối với hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách
nhiệm quản lý của Bộ NN và PTNT.
-
Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất
khẩu;
|
9
|
Quy
định cụ thể loại thực phẩm phải đăng ký quảng cáo, thẩm quyền, trình tự, thủ
tục xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (Điều 43)
|
Thông
tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 Quy định về đăng ký và xác nhận nội
dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
|
10
|
Chỉ
định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm (Điều 45).
|
Thông
tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 1/4/2011 Quy định về đánh giá, chỉ định và quản
lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Thông
tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 1/8/2013 quy định điều
kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý
nhà nước.
|
11
|
Quy
định điều kiện đối với cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng, Danh mục cơ sở kiểm
nghiệm kiểm chứng đủ điều kiện hoạt động (Điều 47)
|
Thông
tư số 54/2011/TT-BNNPTNT Yêu cầu năng lực phòng thử nghiệm về chất lượng, an
toàn thực phẩm Nông lâm thủy sản và muối.
Thông
tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 1/8/2013 quy định điều
kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý
nhà nước.
|
12
|
Quy
định cụ thể việc thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn (Điều
55)
|
Thông
tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 Quy định về truy xuất nguồn gốc, thu
hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn
|
13
|
Quy
định cụ thể về hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lý nhà
nước được phân công (Điều 68)
|
-
Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ NN&PTNT quy định
việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN và sản phẩm nông lâm
thủy sản; Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT về sửa đổi, bổ sung một số Điều của
Thông tư số 14/2001/TT-BNNPTNT;
-
Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 9/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy
định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn.
-
Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất
khẩu;
|
II
|
THEO
NGHỊ ĐỊNH 38/2012/NĐ-CP
|
|
1
|
Quy định về trình tự, thủ
tục cấp Giấy Xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực
phẩm (Điều 10)
|
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số
02/2014/TT - BNNPTNT ngày 24 tháng 1 năm 2014 quy định trình tự, thủ tục cấp
và thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện dùng làm thực phẩm,
thức ăn chăn nuôi.
|
2
|
Quy định chi
tiết việc ghi nhãn đối với thực phẩm có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm
của sinh vật biến đổi gen. (Điều 11)
+ Hướng dẫn ghi nhãn thực
phẩm (Điều 18)
|
Nội dung này đề xuất tích
hợp trong Thông tư liên tịch BYT-BCT-BNNPTNT về ghi nhãn thực phẩm.
Hiện Bộ Y tế chủ trì đã hoàn thiện dự thảo, đã lấy ý kiến các Bộ, đang tiếp
thu hoàn thiện dự thảo.
|
3
|
Quy định thẩm quyền cấp,
thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực
được phân công quản lý (Điều 12)
(Điều 35 Luật ATTP)
|
- Thông tư số
14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ NN&PTNT quy định việc kiểm tra,
đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN và sản phẩm nông lâm thủy sản; Thông
tư số 01/2013/TT-BNNPTNT về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số
14/2001/TT-BNNPTNT;
- Thông tư số
59/2012/TT-BNNPTNT ngày 9/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản
lý sản xuất rau, quả và chè an toàn.
- Thông tư số
48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu
|
5
|
Quy định phương thức quản
lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thuộc lĩnh vực
quản lý của Bộ NN&PTNT (Điều 12).
|
Đã có kế hoạch xây dựng,
ban hành trong 2014.
|
6
|
Quy định thẩm quyền kiểm
tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm xuất khẩu (Điều 16).
|
- Thông tư số
63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận
lưu hành tự do đối với hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản
lý của Bộ NN và PTNT.
- Thông tư số
48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu;
- Đang sửa đổi Quyết định
số 15/2006/QĐ-BNN ngày 8/3/2006; Thông tư số 11/2009/TT-BNN ngày 4/3/2009 về
kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y. Dự kiến ban
hành trong Quý 1/2014.
|