Công văn 6636/BYT-BH năm 2021 hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 07/CT-BYT do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 6636/BYT-BH
Ngày ban hành 14/08/2021
Ngày có hiệu lực 14/08/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Trường Sơn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6636/BYT-BH
V/v hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 07/CT-BYT ngày 15/7/2021.

Hà Nội, ngày 14 tháng 08 năm 2021

 

Kính gửi: S Y tế các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Khoản 1 Chỉ thị số 07/CT-BYT ngày 15 tháng 7 năm 2021 về việc kiện toàn tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lao, đáp ứng các điều kiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh (KCB) lao thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT); qua khảo sát, đánh giá thực trạng các mô hình KCB lao trên cả 3 tuyến (tỉnh, huyện, xã) hiện đang triển khai cho thấy một số mô hình KCB lao như sau:

Tuyến tỉnh: Mô hình (1): Đang được thực hiện tại các bệnh viện đã ký và đang thực hiện hợp đồng KCB BHYT, bao gồm: Bệnh viện chuyên khoa lao và bệnh phổi tỉnh hoặc Bệnh viện Phổi tỉnh hoặc Khoa Lao, Khoa Truyền nhiễm thuộc bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, bệnh viện đa khoa khu vực; Mô hình (2): Đang được thực hiện tại các đơn vị chưa ký hợp đồng KCB BHYT, như Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) hoặc Trạm chuyên khoa lao tỉnh.

Tuyến huyện: Mô hình (1): Đang thực hiện ở các cơ sở y tế đã ký và đang thực hiện KCB BHYT, bao gồm: Bệnh viện đa khoa tuyến huyện hoặc Trung tâm Y tế (TTYT) tuyến huyện có chức năng KCB, Mô hình (2): Đang thực hiện tại các đơn vị chưa ký hợp đồng KCB BHYT như TTYT huyện một chức năng.

Tuyến xã: Mô hình (1): Cấp phát thuốc chống lao tại Trạm Y tế tuyến xã đang thực hiện KCB BHYT ban đầu (thông qua hợp đồng do cơ sở KCB tuyến huyện ký); Mô hình (2): Cấp phát thuốc lao tại trạm y tế tuyến xã chưa thực hiện KCB BHYT ban đầu.

Để bảo đảm mục tiêu đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 các cơ sở y tế thống nhất thực hiện công tác KCB trên phạm vi toàn quốc, đáp ứng các điều kiện KCB lao để được quỹ BHYT chi trả, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) khẩn trương triển khai thực hiện một số nội dung sau:

1. Chỉ đạo Phòng chức năng thuộc Sở Y tế hoặc đơn vị chống lao tuyến tỉnh căn cứ mô hình nêu trên để rà soát, báo cáo về mô hình hiện nay trong tổ chức thực hiện KCB lao ở các tuyến trên địa bàn tỉnh. Kết quả khảo sát phải xác định được rõ thực trạng mô hình trên địa bàn thuộc quyền quản lý; lập, gửi báo cáo về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Y tế (qua Chương trình Chống Lao Quốc gia) trước ngày 30 tháng 9 năm 2021.

2. Tổng hợp, trình UBND cấp tỉnh phương án kiện toàn đối với các cơ sở y tế đang thực hiện KCB lao nhưng chưa ký hợp đồng KCB BHYT (mô hình 2 ở các tuyến tỉnh, tuyến huyện, trạm y tế tuyến xã chưa thực hiện KCB BHYT ban đầu như đã nêu trên) và chỉ đạo các đơn vị này hoàn thành kiện toàn tổ chức trước ngày 30 tháng 11 năm 2021, trong đó:

a) Đối với Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (viết tắt là CDC) hoặc trạm chuyên khoa lao tỉnh:

- Trường hợp các đơn vị này đã được cấp phép hoặc đang đề nghị Sở Y tế cấp phép KCB dưới hình thức phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa thì cần thúc đẩy tiến độ phê duyệt, cấp phép, làm cơ sở để ký hợp đồng KCB BHYT với cơ quan BHXH địa phương thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

- Trường hợp các đơn vị này không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về KCB BHYT, đồng thời trên địa bàn không có bệnh viện chuyên khoa lao, Sở Y tế giao, chỉ đạo bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh:

+ Tổ chức thực hiện việc KCB BHYT đối với người mắc bệnh lao tại một trong các Khoa như: Khoa Truyền nhiễm, Khoa Lây, Khoa Bệnh nhiệt đới hoặc thành lập mới khoa điều trị bệnh lao;

+ Phối hợp chặt chẽ với CDC tỉnh hoặc trạm chuyên khoa lao tỉnh đề thực hiện công tác quản lý người bệnh lao trong quá trình điều trị người bệnh và triển khai các hoạt động phòng chống lao trong toàn tỉnh theo quy định, hướng dẫn về công tác phòng, chống bệnh lao.

b) Đối với TTYT huyện chưa có chức năng KCB:

Tùy điều kiện địa phương, Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh để lựa chọn phương án kiện toàn tổ chức cho phù hợp, nhưng phải bảo đảm được điều kiện để ký hợp đồng KCB BHYT theo quy định của pháp luật, theo đó:

- Phương án 1 (tối ưu): sát nhập TTYT tuyến huyện với bệnh viện đa khoa tuyến huyện thành Trung tâm y tế tuyến huyện hai chức năng;

- Phương án 2: Giao cho bệnh viện đa khoa huyện thực hiện công tác KCB lao và cấp phát thuốc lao. Bệnh viện đa khoa tuyến huyện phối hợp chặt chẽ với TTYT huyện, trạm y tế xã trong quản lý điều trị người bệnh lao;

- Phương án 3: thành lập một trong các Khoa trực thuộc TTYT huyện theo quy định tại Thông tư số 07/2021/TT-BYT ngày 27 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TTYT huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu đủ điều kiện.

c) Đối với tuyến xã (cấp phát thuốc điều trị bệnh lao đang được thực hiện tại các trạm y tế chưa thực hiện KCB BHYT ban đầu): Sở Y tế chỉ đạo một trong các đơn vị y tế tuyến huyện nêu tại Khoản 2 công văn này hướng dẫn trạm y tế thực hiện rà soát, hoàn thiện các điều kiện KCB BHYT ban đầu và nâng cao năng lực cho trạm y tế xã trong việc quản lý, cấp phát thuốc và theo dõi người bệnh điều trị lao.

3. Chỉ đạo các cơ sở y tế đang thực hiện KCB lao trên địa bàn tỉnh tập trung rà soát, bổ sung, kiện toàn một số nội dung để đáp ứng điều kiện KCB lao được quỹ BHYT chi trả từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, trong đó:

Để được quỹ BHYT chi trả đối với các chi phí KCB cho người tham gia BHYT bao gồm cả người bệnh nghi ngờ lao và mắc lao, cơ sở y tế KCB lao cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

a) Về hình thức tổ chức (tên gọi) cơ sở KCB:

Cần nghiên cứu, tuân thủ thực hiện theo đúng các quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế (sửa đổi một số điều của Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) và các văn bản có liên quan. Đối với những cơ sở y tế có hình thức tổ chức (tên gọi) chưa đúng với quy định thì phải chỉ đạo khẩn trương tổ chức lại để bảo đảm đúng hình thức tổ chức.

b) Về nhân lực:

Nhân lực tham gia KCB đối với người mắc bệnh lao là người có chứng chỉ hành nghề KCB, bao gồm các chuyên ngành như đa khoa, nội khoa, nội nhi, truyền nhiễm, nội hô hấp... không bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề KCB chuyên ngành, chuyên khoa lao. Tuy nhiên, nhân lực thực hiện KCB lao bắt buộc phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP và các văn bản có liên quan. Do đó, bác sĩ thực hiện KCB lao để được quỹ BHYT chi trả ngoài quy định trên thì cần:

- Được tập huấn và có giấy chứng nhận tập huấn về chẩn đoán và điều trị Lao theo quy định tại Quyết định số 1314/QĐ-BYT ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao (“Tất cả các bác sỹ (công và tư) tham gia điều trị người bệnh lao phải được tập huấn theo hướng dẫn của Chương trình Chống lao Quốc gia”);

- Được người đứng đầu cơ sở KCB có văn bản phân công KCB lao.

c) Về trang thiết bị, cơ sở vật chất:

[...]