Công văn 5949/UBND-KT năm 2020 thực hiện Nghị quyết 161/NQ-CP do thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu | 5949/UBND-KT |
Ngày ban hành | 31/12/2020 |
Ngày có hiệu lực | 31/12/2020 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hà Nội |
Người ký | Hà Minh Hải |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5949/UBND-KT |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020 |
Kính gửi: |
- Các Sở, ngành Thành viên Ban Đổi
mới và Phát triển doanh nghiệp Thành phố; |
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 161/NQ-CP ngày 29/10/2020 của Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ngành, doanh nghiệp nhà nước và Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố tại các văn bản: Chương trình hành động số 243/CTr-UBND ngày 26/11/2019 về thực hiện Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 08/6/2020 về đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật; các Công văn: Số 1916/UBND-KT ngày 22/5/2020 về việc thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tại các doanh nghiệp cổ phần hóa; số 3942/UBND-KT ngày 17/8/2020 về việc triển khai thực hiện thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo Quyết định số 908/QĐ-TTg ngày 29/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ; số 4750/UBND-KT ngày 29/9/2020 về việc thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa; số 5253/UBND-KT ngày 15/11/2020 về việc triển khai thực hiện Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại Thông báo số 306/TB-VPCP ngày 20/8/2020 đối với nội dung về đẩy mạnh công tác hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp; số 5748/UBND-KT ngày 09/12/2020 về việc đẩy mạnh nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố những tháng cuối năm 2020 và kế hoạch triển khai năm 2021. Đồng thời, tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Các doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND Thành phố.
- Chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh; chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống các chỉ số để theo dõi, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh theo các chuẩn mực quản trị hiện đại và thông lệ quốc tế; nghiên cứu, đổi mới, phát triển công nghệ, nâng cao giá trị sản phẩm, dịch vụ đáp ứng các tiêu chí, yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 theo Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách, chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Chủ động hội nhập, vươn ra thị trường quốc tế; lấy thị trường nội địa làm trọng tâm, làm bàn đạp để kết nối với chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; tăng cường liên kết, hỗ trợ giữa các doanh nghiệp nhà nước với các thành phần kinh tế khác theo quy định, tạo ra các chuỗi liên kết, cung ứng trong nước, giảm lệ thuộc vào nước ngoài.
- Chủ động tìm hiểu thông tin, trang bị các điều kiện cần thiết, sẵn sàng tận dụng cơ hội, lợi thế của các hiệp định thương mại tự do (FTA) mới để chuyển hướng, tạo chuỗi giá trị mới, củng cố và mở rộng thị trường, khẳng định thương hiệu Việt Nam trên thế giới.
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh phải vừa đảm bảo tối đa chỉ tiêu đã đề ra, vừa đảm bảo yêu cầu chống dịch Covid-19; xây dựng các giải pháp ứng phó rủi ro, hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực của dịch bệnh theo chỉ đạo của Chính phủ, UBND Thành phố; kiến nghị, đề xuất các giải pháp cụ thể để khôi phục sản xuất, kinh doanh sau khi dịch kết thúc; có phương án hỗ trợ, sắp xếp, bố trí lao động hợp lý, đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định, chăm lo đời sống cho người lao động. Trường hợp bất khả kháng phải cắt giảm tạm thời số lượng lao động, cần có chế độ, chính sách hỗ trợ, trợ cấp phù hợp theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 05/6/2020 của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước; Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
- Tiếp tục phát huy vai trò, đổi mới mô hình tổ chức và phương thức lãnh đạo của tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể trong quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp từ việc định hướng, chỉ đạo quán triệt đầy đủ các chủ trương, Nghị quyết của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước đến việc tổ chức thực hiện, giám sát quá trình cơ cấu lại theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước, công tác chính trị, tư tưởng, công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; quy định rõ trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu tổ chức đảng trong doanh nghiệp khi để xảy ra thua lỗ, tổn thất trong hoạt động và vi phạm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Đối với các doanh nghiệp thuộc Thành phố: Căn cứ kết quả rà soát, báo cáo của các doanh nghiệp (đối với các cơ sở nhà, đất trên địa bàn thành phố Hà Nội) và ý kiến của Bộ Tài chính (đối với các cơ sở nhà, đất nằm trên địa bàn các địa phương khác) để chủ trì, phối hợp các Sở, ngành và đơn vị liên quan đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP để thẩm định, tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với các doanh nghiệp thuộc bộ, ngành Trung ương và địa phương khác có cơ sở nhà, đất trên địa bàn thành phố Hà Nội: Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong việc rà soát, kiểm tra hiện trạng nhà, đất; kịp thời tham mưu UBND Thành phố tham gia ý kiến về phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các doanh nghiệp đảm bảo chất lượng, tiến độ, đúng quy định của pháp luật.
Yêu cầu các Sở, ngành, doanh nghiệp nhà nước và Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC THUỘC
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(kèm theo Công văn số 5949/UBND-KT ngày 31/12/2020 của UBND Thành phố)
STT |
Tên doanh nghiệp |
Tỷ lệ VNN (%) |
|
||
|
||
1 |
TCT Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC |
100,00% |
2 |
TCT Đầu tư phát triển nhà Hà Nội |
100,00% |
3 |
TCT Vận tải Hà Nội |
100,00% |
4 |
TCT Du lịch Hà Nội |
100,00% |
5 |
CT TNHH MTV Môi trường đô thị HN |
100,00% |
6 |
CT TNHH MTV Nước sạch Hà Nội |
100,00% |
7 |
CT TNHH MTV Chiếu sáng và TBĐT |
100,00% |
8 |
CT TNHH MTV Đầu tư PT nông nghiệp Hà Nội |
100,00% |
|
||
II.1 |
DN cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích |
|
1 |
CT TNHH MTV Thoát nước HN |
100,00% |
2 |
CT TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội |
100,00% |
3 |
CT TNHH MTV Công viên Thống Nhất |
100,00% |
4 |
CT TNHH MTV Vườn thú HN |
100,00% |
5 |
CT TNHH MTV Đường sắt Hà Nội |
100,00% |
6 |
CT TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi Hà Nội |
100,00% |
7 |
CT TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi Sông Đáy |
100,00% |
8 |
CT TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi Sông Nhuệ |
100,00% |
9 |
CT TNHH MTV Thủy lợi Sông Tích |
100,00% |
II.2 |
DN hoạt động sản xuất kinh doanh |
|
1 |
CT TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội |
100,00% |
2 |
CT TNHH MTV Nhà xuất bản Hà Nội |
100,00% |
3 |
CT TNHH MTV Xổ số KTTĐ |
100,00% |
4 |
CT TNHH MTV Quản lý và PT nhà HN |
100,00% |
5 |
CT TNNH MTV XNK và Đầu tư phát triển HN |
100,00% |
6 |
CT Ăn uống và dịch vụ du lịch Sóc Sơn |
100,00% |
7 |
CT TNHH MTV Nước sạch Hà Đông |
100,00% |
8 |
CT TNHH MTV XNK, DL và ĐT Hồ Gươm |
100,00% |
|
||
Công ty độc lập cổ phần do UBND Thành phố giữ trên 50% vốn điều lệ |
|
|
1 |
CTCP Bao bì 277 Hà Nội |
65,00% |
2 |
CTCP HANEL |
97,93% |
3 |
CTCP Kinh doanh và Đầu tư Việt Hà |
51,04% |
4 |
CTCP Kim khí Thăng Long |
66,04% |
5 |
CTCP Giầy Thượng Đình |
68,67% |
6 |
CTCP Truyền hình cáp Hà Nội |
70,05% |
7 |
CTCP Điện tử Giảng Võ |
65,21% |
8 |
CTCP Cấp nước Sơn Tây |
95,60% |
9 |
CTCP Cơ điện công trình |
98,89% |
10 |
CTCP Giống gia súc Hà Nội |
65,09% |
11 |
CTCP Địa chính Hà Nội |
54,20% |
12 |
CTCP Công trình giao thông Hà Nội |
73,85% |
13 |
CTCP XNK Haneco |
97,56% |
14 |
CTCP Đồng Xuân |
71,00% |
Công ty độc lập cổ phần do UBND Thành phố giữ dưới 50% vốn điều lệ |
|
|
1 |
CTCP Thống Nhất Hà Nội |
40,00% |
2 |
CTCP Dệt 19/5 Hà Nội |
32,03% |
3 |
CTCP Giầy Thụy Khuê |
35,34% |
4 |
CTCP Mai Động |
30,00% |
5 |
CTCP Cơ điện Trần Phú |
38,84% |
6 |
CTCP Đầu tư khai thác Hồ Tây |
41,74% |
7 |
CTCP Khảo sát đo đạc HCGC Hà Nội |
44,99% |
8 |
CTCP Môi trường đô thị Hà Đông |
25,50% |
9 |
CTCP Sản xuất dịch vụ XNK Từ Liêm |
1,18% |
10 |
CTCP 18-4 Hà Nội |
47,48% |
11 |
CTCP Truyền thông Nghe nhìn Hà Nội |
45,00% |
12 |
CTCP Đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế |
45,00% |
13 |
CTCP Sách Hà Nội |
37,34% |
|
||
1 |
CT TNHH Tập đoàn sản xuất hàng dệt may |
20,00% |
2 |
CT Liên doanh Norfolk Hatexco |
35,10% |