Thứ 3, Ngày 05/11/2024

Chương trình 243/CTr-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 73/NQ-CP triển khai Nghị quyết 60/2018/QH14 về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước do Thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 243/CTr-UBND
Ngày ban hành 26/11/2019
Ngày có hiệu lực 26/11/2019
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Doãn Toản
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHHÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 243/CTr-UBND

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2019

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 73/NQ-CP NGÀY 23/9/2019 CỦA CHÍNH PHỦ TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 60/2018/QH14 NGÀY 15/6/2018 CỦA QUỐC HỘI VỀ TIẾP TỤC HOÀN THIỆN VÀ ĐẨY MẠNH VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP VÀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Căn cứ Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 60/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (gửi bản chụp kèm theo); UBND thành phố Hà Nội ban hành Chương trình hành động để tổ chức triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

Thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và c phn hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp trong thời gian tới nhằm tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Nghị quyết số 60/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội; Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ.

2. Yêu cầu

- Cụ thể hóa đầy đủ các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp theo Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

- Xác định rõ nhiệm vụ của các Sở, ngành và doanh nghiệp; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các Sở, ngành, doanh nghiệp nhà nước và Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong triển khai các nhiệm vụ được giao.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Triển khai các nhiệm vụ và giải pháp được giao tại Chương trình hành động ban hành kèm theo Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; UBND Thành phố giao các Sở, ngành, các doanh nghiệp nhà nước và Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp tập trung triển khai các giải pháp sau:

1. Đối với các doanh nghiệp nhà nước.

- Thực hiện rà soát toàn bộ các cơ sở nhà, đất được giao quản lý, sử dụng; đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ và các quy định của pháp luật hiện hành, gửi Sở Tài chính chủ trì cùng liên ngành thẩm định, trình UBND Thành phố theo quy định.

- Thực hiện quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư; xây dựng phương án tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng chuyên môn hóa, không đầu tư dàn trải, phân tán nguồn lực; chú trọng hiệu quả sử dụng vốn, sức cnh tranh và phát triển bền vững.

- Thực hiện huy động, sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước, nhất là việc vay nợ nước ngoài, các dự án đầu tư trong nước và ra nước ngoài, nguồn vốn mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành và có hiệu quả.

- Công ty mẹ các Tổng công ty, Công ty nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con phải tchức giám sát, kim tra thường xuyên, định kỳ việc chấp hành pháp luật, thực hiện mục tiêu, chiến lược, kế hoạch, nhiệm vụ được giao, đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con, của cán bộ quản lý; kịp thời chấn chỉnh sai phạm. Nắm bắt đầy đủ thông tin về hoạt động của các công ty liên kết, thông qua người đại diện quản lý vốn tham gia vào các quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư, mua sắm tài sản, quản lý tài chính, phân phối thu nhập, công tác cán bộ; trong ký kết và thực hiện các hp đồng với những người có liên quan đến người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Nghiêm túc thực hiện công khai thông tin tài chính, công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.

- Đối với các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa.

+ Chủ động, khẩn trương thực hiện các bước theo quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp như: Lập phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa; đề xuất dự toán chi phí cổ phần hóa; tchức lựa chọn nhà thầu tư vấn; rà soát xử lý tài chính, tài sản, công nợ; phối hp với đơn vị tư vấn lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án lao động, phương án sản xuất kinh doanh sau cổ phn hóa, điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần gửi các sở, ngành thẩm định.

+ Người quản lý doanh nghiệp cổ phn hóa chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố trong trường hp không hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành nhưng không đảm bảo hiệu quả, tiến độ được giao hoặc để xảy ra thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp.

2. Đối với Người đại diện vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp.

- Căn cứ đối tượng quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ để phối hp với doanh nghiệp có vốn nhà nước xây dựng phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định, gửi Sở Tài chính chủ trì cùng liên ngành thẩm định, trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt.

- Thực hiện giám sát, yêu cu các doanh nghiệp nộp cổ tức của Nhà nước được chia về ngân sách nhà nước theo quy định; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; kịp thời báo cáo và đề xuất phương án giải quyết khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý tài chính doanh nghiệp để bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

- Triển khai thực hiện thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo kế hoạch được giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thành phố trong trường hp không hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành nhưng không đảm bảo hiệu quả, tiến độ được giao hoặc để xảy ra thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước khi thực hiện thoái vốn nhà nước.

3. Đối với các Sở, ngành Thành phố.

a) Sở Tài chính:

(1) Về công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp:

[...]