Công văn số 5138/TCHQ-GSQL về việc xây dựng địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung do Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu | 5138/TCHQ-GSQL |
Ngày ban hành | 07/09/2007 |
Ngày có hiệu lực | 07/09/2007 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Người ký | Nguyễn Ngọc Túc |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5138/TCHQ-GSQL |
Hà Nội, ngày 07 tháng 09 năm 2007. |
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố
Từ khi thực hiện Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính đến nay, đã có 10 địa Điểm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu tập trung được thành lập; các địa Điểm kiểm tra hàng hóa tập trung này đều do doanh nghiệp đầu tư và khai thác. Nhìn chung các địa Điểm kiểm tra hàng hóa tập trung hoạt động có hiệu quả, hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện kiểm tra thực tế được đưa về các địa Điểm kiểm tra này để kiểm tra, hạn chế tình trạng kiểm tra thực tế hàng hóa phân tán, manh mún tại cửu khẩu, gây khó khăn cho việc kiểm tra, giám sát hải quan. Điển hình là địa Điểm kiểm tra tập trung nằm trong ICD Biên Hòa thuộc quản lý của Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai, đây là mô hình bãi kiểm tra hàng hóa tập trung đầu tiên trong toàn ngành hoạt động tương đối có hiệu quả.
Tuy nhiên, đa số tại các cửa khẩu, khu vực có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn chưa có địa Điểm kiểm tra hàng hóa tập trung (chủ yếu là cửa khẩu đường bộ, đường biển và ngoài cửa khẩu). Việc kiểm tra thực tế hàng hóa còn diễn ra lộn xộn, mặt bằng nơi kiểm tra thực tế hàng hóa chật hẹp, không cố định, không tập trung tại một địa điểm; nơi kiểm tra thực tế hàng hóa không có nhà có mái che, thiếu trang thiết bị, công cụ kiểm tra, giám sát hải quan; hiệu quả kiểm tra kém, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ về việc xây dựng địa Điểm kiểm tra hàng hóa tập trung đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố rà soát, báo cáo nhu cầu thành lập địa Điểm kiểm tra hàng hóa tập trung thuộc địa bàn quản lý theo một số nội dung sau:
1. Đánh giá xu hướng phát triển hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn; dự kiến nhu cầu khối lượng hàng hóa cần phải kiểm tra thực tế tại đơn vị từ nay đến năm 2010 và các năm tiếp theo.
Từ đó xác định rõ sự cần thiết phải xây dựng địa Điểm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu tập trung tại địa bàn quản lý; nêu cụ thể cần thiết xây dựng bao nhiêu địa Điểm kiểm tra hàng hóa tập trung, do Tổng cục Hải quan đầu tư hay do doanh nghiệp đầu tư và tại đơn vị Hải quan nào? Cần đầu tư xây dựng vào Khoảng thời gian nào?
2. Định hướng vị trí và Điều kiện xây dựng địa Điểm kiểm tra hàng hóa tập trung giai đoạn 2007 – 2010:
Yêu cầu các đơn vị nghiên cứu kỹ qui định tại Điểm II, Mục 4, Phần B Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính, trong đó lưu ý:
- Diện tích xây dựng địa Điểm kiểm tra hàng hóa tập trung Khoảng từ 5000m2 trở lên, tùy Điều kiện thực tế ở từng nơi.
- Địa Điểm kiểm tra hàng hóa tập trung phải thuận tiện về giao thông, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa bằng container, xe tải (cần nghiên cứu, tham khảo Quyết định số 206/2004/QĐ-TTg ngày 10/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 qua trang Web: www.mt.gov.vn).
- Một Cục hải quan có thể có 01 hoặc một số địa Điểm kiểm tra hàng hóa tập trung.
- Địa Điểm kiểm tra hàng hóa tập trung gắn liền với trụ sở Chi cục Hải quan quản lý là tốt nhất và do Cục Hải quan chủ trì đầu tư. Trường hợp không thể gắn liền trụ sở Chi cục thì địa Điểm này cách Chi cục Hải quan quản lý không quá 20km và do doanh nghiệp có chức năng kinh doanh kho, bãi làm chủ đầu tư.
- Xác định rõ nhu cầu trang bị phương tiện kiểm tra, giám sát, hàng hóa như camera; máy soi container, soi kiện hàng; cân ô tô, cân kiện hàng, công cụ để kiểm tra thực tế hàng hóa; thiết bị phục vụ việc lấy mẫu hàng hóa…
- Có dự toán kinh phí để xây dựng địa Điểm kiểm tra tập trung và dự toán kinh phí để trang bị các thiết bị phục vụ kiểm tra, giám sát hàng hóa.
- Kiến nghị với UBND tỉnh, thành phố đề nghị cấp đất cho cơ quan Hải quan xây dựng địa Điểm kiểm tra tập trung (đối với những đơn vị Hải quan đã xác định được nhu cầu xây dựng địa Điểm kiểm tra tập trung); hoặc tỉnh giao cho một doanh nghiệp có chức năng kinh doanh kho, bãi đảm nhận việc đầu tư xây dựng địa Điểm kiểm tra hàng hóa tập trung.
3. Tổ chức thực hiện:
3.1. Đơn vị tổ chức khảo sát, xác định nhu cầu xây dựng địa Điểm kiểm tra hàng hóa tập trung; có văn bản báo cáo lãnh đạo Tổng cục Hải quan (qua Vụ GSQL), chậm nhất là 15/10/2007 phải có kết quả báo cáo.
3.2. Vụ Giám sát quản lý kiểm tra, đánh giá thực trạng, nhu cầu thành lập địa Điểm kiểm tra hàng hóa tập trung của các đơn vị; trình lãnh đạo Tổng cục duyệt chủ trương và hướng dẫn các đơn vị thực hiện.
3.3. Sau khi có ý kiến của Tổng cục Hải quan, đơn vị (hoặc doanh nghiệp) lập dự án đầu tư xây dựng địa Điểm theo qui định về đầu tư xây dựng cơ bản gửi Tổng cục (qua Vụ Kế hoạch Tài chính)
3.4. Khi xây dựng xong địa điểm, đơn vị hoàn tất hồ sơ trình Tổng cục (qua Vụ GSQL) ra quyết định công nhận địa Điểm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu tập trung theo qui định tại Thông tư số 112/2005/TT-BTC dẫn trên.
3.5. Giao Vụ Giám sát quản lý, Vụ Kế hoạch Tài chính, Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, ban Cải cách hiện đại hóa hải quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao giúp lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chủ trương trên./.
Nơi nhận: |
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG |