Công văn 5024/VKSTC-V14 năm 2018 về giải đáp vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết vụ án hình sự trong ngành kiểm sát nhân dân do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 5024/VKSTC-V14
Ngày ban hành 19/11/2018
Ngày có hiệu lực 19/11/2018
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký Hoàng Thị Quỳnh Chi
Lĩnh vực Thủ tục Tố tụng

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5024/VKSTC-V14
V/v giải đáp vướng mắc liên quan đến quy định của BLTTHS và nghiệp vụ THQCT, kiểm sát việc giải quyết VAHS trong ngành KSND

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2018

 

Kính gửi:

- Viện trưởng VKS quân sự trung ương;
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao: Vụ 1, Vụ 2, Vụ 3, Vụ 4, Vụ 5, Vụ 6, Vụ 7, Vụ 8, Vụ 12, Vụ 13, Cục 1, Văn phòng, Thanh tra, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Viện trưởng các VKSND cấp cao 1, 2, 3;
- Viện trưởng VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Trong quá trình triển khai thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015, thực hiện công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết vụ án hình sự, VKSND các cấp đã tổng hợp các khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ luật này, đề nghị VKSND tối cao hướng dẫn, giải đáp. Để thống nhất nhận thức các quy định của BLTTHS năm 2015 trong ngành Kiểm sát nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, VKSND tối cao hướng dẫn, giải đáp một số vấn đề vướng mắc cơ bản, được nhiều VKS cấp dưới quan tâm, cụ thể như sau:

1. Thế nào là “xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng” quy định tại điểm o khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015?

Trả lời:

Điểm o khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015 quy định “Vi phạm nghiêm trọng thủ tục ttụng là việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành ttụng trong quá trình khởi t, điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hp pháp của người tham gia ttụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.”

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 về việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng là làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyn và lợi ích chính đáng của người tham gia tố tụng, có thể gây ra cho họ thiệt hại về vật cht, tinh thần.

Ví dụ 1: trong vụ án có bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình hoặc bị can, bị cáo có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa, người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi nhưng Cơ quan điều tra không chỉ định người bào chữa cho họ.

Ví dụ 2: trong vụ án có người bị hại nhưng Cơ quan điều tra không xác định tư cách bị hại để đưa họ vào tham gia tố tụng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của họ.

2. Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định số 70/2000/NĐ-CP ngày 21/11/2000 của Chính phủ thì Cơ quan cảnh sát điều tra Công an cấp huyện không có thẩm quyền yêu cầu Ngân hàng cung cấp thông tin, tài khoản của khách hàng, dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết vụ án; đề nghị có hướng dẫn.

Trả lời:

Nghị định số 70/2000/NĐ-CP đã được thay thế bằng Nghị định số 117/2018/NĐ-CP ngày 11/9/2018 của Chính phủ về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nghị định số 117/2018/NĐ-CP đã quy định cụ thể những người có thẩm quyền ký văn bản yêu cầu Ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng, bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy định của BLTTHS năm 2015, trong đó quy định rõ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, điều tra viên các cơ quan điều tra trong hệ thống cơ quan điều tra; cấp trưởng, cấp phó các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền ký văn bản yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng (khoản 5 Điều 10)

Căn cứ quy định nêu trên, khi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an cấp huyện yêu cầu thì Ngân hàng có trách nhiệm cung cấp thông tin khách hàng.

3. Quy định về thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tại khoản 2 Điều 6 và khoản 2 Điều 237 BLTTHS năm 2015 không thống nhất với nhau. Vậy thực hiện theo quy định nào?

Trả lời:

Khoản 2 Điều 6 BLTTHS năm 2015 quy định: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, kiến nghị, cơ quan, tổ chức hữu quan phải trả lời bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu kiến nghị của các cơ quan có thm quyn tiến hành ttụng. Các yêu cầu, kiến nghị này để các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các bin pháp khắc phục và phòng ngừa nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Đây là quy định chung, áp dụng cho các yêu cầu, kiến nghị của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ở các giai đoạn tố tụng.

Khoản 2 Điều 237 BLTTHS năm 2015 quy định: “Trong thời hạn 10 ngày ktừ ngày nhận được yêu cầu, kiến nghị quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị cho Viện kim sát”. Các yêu cầu, kiến nghị này để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật; cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật. Đây là quy định riêng, chỉ áp dụng khi VKS thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị trong giai đoạn truy tố.

Như vậy, yêu cầu, kiến nghị quy định khoản 2 Điều 6 và khoản 2 Điều 237 có nội dung khác nhau nên quy định về thời hạn trả lời yêu cầu, kiến nghị cũng khác nhau. Hơn nữa, do thời hạn giải quyết vụ án trong giai đoạn truy tố ngắn hơn các giai đoạn khác nên BLTTHS quy định thời hạn này ngắn hơn, chỉ là 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, kiến nghị.

4. Người có thẩm quyền thuộc Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn nào?

Trả lời:

Theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì người có thẩm quyền thuộc Bộ đội Biên phòng chỉ có thẩm quyền áp dụng mt số biện pháp ngăn chặn sau đây:

(1) Bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã (Điều 111, Điều 112 BLTTHS năm 2015)

(Lưu ý: Đối với các biện pháp ngăn chặn này thì bất kỳ người nào cũng đều có quyền thực hiện).

(2) Ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp quyết định tạm giữ (khoản 2 Điều 110, khoản 2 Điều 117 BLTTHS năm 2015)

Đi với các biện pháp ngăn chặn này thì người có thẩm quyền thuộc Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền áp dụng gm: Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương; Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chng ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chng ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng.

(3) Ra lệnh cm đi khỏi nơi cư trú (khoản 3 Điều 123 BLTTHS năm 2015)

Đối với biện pháp ngăn chặn này thì chỉ có Đồn trưởng Đồn biên phòng mới có thẩm quyền áp dụng.

5. Trong trường hợp nào thì Kiểm sát viên thực hiện quyền triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 42 BLTTHS năm 2015?

Trả lời:

[...]