Công văn 4823/LĐTBXH-TCDN năm 2016 về rà soát, sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 4823/LĐTBXH-TCDN
Ngày ban hành 30/11/2016
Ngày có hiệu lực 30/11/2016
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Huỳnh Văn Tí
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4823/LĐTBXH-TCDN
V/v rà soát, sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2016

 

Kính gửi: ........................................................

Thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp và Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 03/9/2016 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2016, để có cơ sở xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Quý bộ, ngành và địa phương:

1. Báo cáo thực trạng mạng lưới cơ s giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý (không bao gồm các trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm).

2. Dự kiến rà soát, sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

(Hướng dn xây dng báo cáo và các biểu mẫu số liệu kèm theo công văn này).

Báo cáo gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Qua Tổng cục Dạy nghề, số 37B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) trước ngày 31/12/2016 (đồng thời gửi theo địa chỉ email: quyhoachgdnn@gmail.com) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Xin trân trọng cảm ơn./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, TCDN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Huỳnh Văn Tí

 

HƯỚNG DẪN

XÂY DỰNG BÁO CÁO THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC NGH NGHIỆP
(Kèm theo Công văn s 4823/LĐTBXH-TCDN ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

1. Mục đích

Nhằm xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

2. Phạm vi và đối tưng

Các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp gồm: trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định (Không bao gồm các trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm) thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương.

3. Yêu cầu

a) Báo cáo đánh giá thực trạng các cơ sở hoạt động giáo dục ngh nghiệp (Nội dung báo cáo cần ngắn gọn, rõ ràng; tập trung vào khó khăn, vướng mắc và định hướng).

b) Rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng:

- Bám sát các quy định tại Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục ngh nghiệp.

- Lấy hiệu quả đào tạo làm cơ sở chính; giảm bớt đầu mối; sáp nhập hoặc giải thể các cơ sở hoạt động không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp; hợp nhất các cơ sở để nâng cấp hoặc giảm đầu mối các sở giáo dục nghề nghiệp trên cùng địa bàn.

- Chỉ thành lập mới cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khi các cơ sở này cam kết thực hiện tự chủ về chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức khác, công dân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập cơ s giáo dục nghề nghiệp và tham gia hoạt động đào tạo nghề nghiệp.

- Đẩy mạnh thực hiện tự chủ đối với các cơ s giáo dục nghề nghiệp công lập theo quy định của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ đối vi các đơn vị sự nghiệp công lập và các n bn khác có liên quan.

c) Cung cấp đầy đủ số liệu về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo các biểu mẫu kèm theo công văn này (Các biểu mẫu được đăng tại trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Dạy ngh tại địa chỉ: www.tcdn.gov.vn).

4. Nguyên tắc

a) Bảo đảm sự hoạt động có hiệu quả của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

b) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nhân lực của ngành, địa phương, khả năng đầu tư của Nhà nước và khả năng huy động nguồn lực của xã hội.

[...]