BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 466/QLCL-KH
V/v
báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2011- 2015 và phương hướng, nhiệm vụ
5 năm 2016 - 2020
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 3 năm 2014
|
Kính gửi: Bộ NN&PTNT (Vụ
Kế hoạch)
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng tại công văn
số 1076/BNN-KH ngày 03/3/2014 về việc báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm
2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020, Cục Quản lý CL NLTS báo
cáo như sau:
I. Kiểm điểm việc thực hiện các nhiệm vụ và mục
tiêu của Kế hoạch 5 năm
1. Đánh giá các kết quả đạt được:
- Từ năm 2011 đến nay Cục đã tham mưu trình
Bộ ban hành 18 Thông tư, 03 văn bản hợp nhất, 16 Chỉ thị và Quyết định cá biệt
về lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản và muối;
cơ bản đã hoàn thiện đầy đủ hành lang pháp lý để có thể triển khai thực hiện
nhiệm vụ quản lý chất lượng, ATTP theo phân công của Quốc hội, Chính phủ.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách,
pháp luật cho người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng và cán bộ quản lý về
ATTP NLTS đã được thực hiện với nhiều hình thức phong phú và phù hợp với từng
đối tượng, từng địa phương như: tổ chức hội nghị/lớp phổ biến, phối hợp với đài
truyền hình Việt Nam sản xuất và phát sóng các chương trình tuyên truyền về đảm
bảo ATVSTP NLTS. Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt
Nam, Đoàn Thanh niên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tài
liệu tuyên truyền về ATTP và phổ biến đến mạng lưới hội viên tại các địa
phương.
- Tiếp tục duy trì và triển khai tốt các chương
trình giám sát quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm thuỷ sản.Việc triển khai
các Chương trình này được Cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu “khắt khe” như
EU, Hoa Kỳ, Canada,.. định kỳ sang kiểm tra và công nhận để Việt Nam tiếp tục
được xuất khẩu vào các thị trường chủ lực này.
- Chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với địa phương
tích cực triển khai Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT và tổ chức 04 đoàn kiểm tra
liên cơ quan về việc thực hiện Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT tại 10 tỉnh/thành
phố. Thực hiện 100% kế hoạch thanh, kiểm tra hàng năm do Bộ phê duyệt; đã tổ
chức/tham gia 18 đoàn thanh, kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Cục đã trình Bộ ban hành Quyết định số
3073/QĐ-BNN-QLCL ngày 27/12/2013 phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển mô
hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc”
và đang tổ chức triển khai xây dựng mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn
tại 10 tỉnh phía Bắc (10 chuỗi), 05 tỉnh miền Trung (5 chuỗi) và 07 tỉnh phía
Nam (08 chuỗi).
- Chỉ đạo, phối hợp với Sở NN&PTNT Hà Nội
tổ chức khảo sát, xác minh nguồn gốc xuất xứ và lấy các mẫu sản phẩm thủy sản
được bày bán tại các chợ đầu mối, chợ bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội, điều
tra, xác minh phản ánh trên báo chí về các sự cố về ATTP như: “đường dây sản
xuất trà bẩn” tại Lâm Đồng, sử dụng hoá chất độc hại làm chín chuối tại Hà Nội,
giăm bông bẩn, sườn bỏ cay....và đã kịp thời cung cấp thông tin chính xác phản
hồi cho báo chí cũng như cảnh báo đến người tiêu dùng về các sản phẩm đã thẩm
tra.
- Giải quyết tốt các rào cản kỹ thuật của các
thị trường nhập khẩu, xử lý các lô hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bị cảnh
báo tại các thị trường và cập nhật, phổ biến các quy định mới của các thị
trường nhập khẩu; hàng năm tổ chức đón và làm việc với các đoàn thanh tra của cơ
quan thẩm quyền các nước sang thanh tra, khảo sát và trao đổi hợp tác với cơ
quan thẩm quyền Việt Nam về ATTP nông sản và thủy sản. Tiếp tục triển khai thực
hiện tốt Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT, 25/2010/TT-BNNPTNT: hàng năm đều tổ chức
đoàn khảo sát, kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo VSATTP tại các nước nhập
khẩu, kịp thời phát hiện, yêu cầu các nước xuất khẩu cải thiện điều kiện vệ
sinh trong sản xuất và áp dụng kiểm tra tăng ATTP đối với loại thực phẩm bị
phát hiện vi phạm khi nhập khẩu vào Việt Nam.
- Kiện toàn và nâng cao năng lực cơ quan quản
lý, củng cố và phát triển lực lượng kiểm soát về chất lượng và ATTP nông, lâm,
thủy sản và muối từ Trung ương đến các địa phương: Cục đã tham mưu trình Bộ ban
hành các văn bản phân công nhiệm vụ quản lý chất lượng VTNN, ATTP giữa các đơn
vị thuộc Bộ, rà soát, sửa đổi vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý Chất
lượng NLTS; tham gia góp ý sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND
cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về nông nghiệp
và phát triển nông thôn; trình Bộ thành lập Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và
Tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản trực thuộc Cục và hướng dẫn thành lập các
đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục QLCL NLS&TS thực hiện dịch vụ công về
tư vấn, kiểm nghiệm, chứng nhận quá trình và sản phẩm nông lâm thủy sản. Ở địa
phương đã có 61/63 tỉnh/thành phố thành lập và đưa Chi cục Quản lý Chất lượng
Nông lâm sản và Thủy sản vào hoạt động, 02 địa phương còn lại (Hà Tĩnh, Tp HCM)
thành lập Phòng QLCL nông lâm sản thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Từ năm 2011 đến nay Cục đã và đang tổ chức
thi công xây dựng công trình Trung tâm vùng 1, 2, 4, 6, Cơ quan Nam Bộ và chuẩn
bị đầu tư xây dựng Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Tư vấn chất lượng nông
lâm thuỷ sản. Các công trình được hoàn thiện sẽ tạo điều kiện làm việc thuận
lợi cho cán bộ công chức Cục, góp phần phục vụ tốt nhu cầu của người dân và
doanh nghiệp. Hàng năm Cục đều tăng cường năng lực kiểm nghiệm cho các PKN
thuộc Cục như: bổ sung trang thiết bị kiểm nghiệm, mở rộng năng lực phân tích,
tham gia thử nghiệm thành thạo quốc tế và nội bộ. Cục phối hợp với các Cục
chuyên ngành tiếp tục đánh giá và chỉ định các phòng thử nghiệm, tổ chức chứng
nhận hợp quy; tính đến nay đã có 85 phòng thử nghiệm trong và ngoài ngành được
chỉ định là phòng thử nghiệm chất lượng VTNN, ATTP.
2. Hạn chế, yếu kém:
- Việc trình ban hành một số văn bản
QPPL còn chậm so với kế hoạch đề ra và chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng
cơ chế, chính sách tạo đông lực khuyến khích người sản xuất, tiêu dùng, và cả
xã hội tham gia vào công tác quản lý chất lượng VTNN, an toàn thực phẩm nông
lâm thủy sản;
- Công tác phổ biến, tuyên truyền,
giáo dục chính sách, pháp luật đã thay đổi, đã có nhiều hình thức tuyên truyền
phong phú nhưng vẫn dàn trải, chưa tập trung, chưa thực sự chủ động và chưa có
tổng kết, đánh giá tác động đến các nhóm đối tượng được tuyên truyền.
- Việc triển khai Thông tư
14/2011/TT-BNNPTNT và Chỉ thị 1159/CT-BNN-QLCL ở các cấp địa phương không đều,
chưa thống nhất; trình độ, kinh nghiệm giữa các tỉnh còn khác nhau. Các mẫu
biểu đã ban hành chưa hoàn toàn đáp ứng nhu cầu thực tế cần kiểm soát. Việc
công khai các cơ sở loại C và tái kiểm tra cơ sở loại C hầu như chưa thực hiện;
- Công tác thanh tra chuyên ngành tuy
đã thực hiện nhưng chưa bài bản, chưa phân biệt đối tượng, nội dung của thanh
tra chuyên ngành với hoạt động giám sát, kiểm tra theo Thông tư 14; việc xử
phạt hành chính còn chưa triệt để và với mức phạt chưa đủ sức răn đe;
- Bộ máy tổ chức và cán
bộ làm công tác ATVSTP tại các địa phương chưa đồng bộ, thiếu. Cơ sở vật chất
phục vụ cho quản lý chưa đảm bảo yêu cầu; kinh phí kiểm tra, giám sát chất
lượng, ATTP còn rất thiếu thốn;
- Đa số cơ sở sản
xuất kinh doanh tại địa phương còn nhỏ lẻ, nhiều địa phương chậm thực hiện qui
hoạch các vùng chăn nuôi, trồng trọt an toàn theo chỉ đạo của Chính phủ nên
việc đáp ứng các điều kiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn của nhà nước hết sức khó
khăn.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
3 KHÂU ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC:
1. Nâng cao năng
lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý ngành; trong đó tập trung cải cách thể chế, cải
cách bộ máy, hiện đại hóa nền hành chính; nâng cao năng lực cạnh tranh và hội
nhập quốc tế của ngành ;
Hoàn thiện hệ thống
văn bản pháp luật về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông, lâm,
thủy sản và muối, đảm bảo phù hợp với các chuẩn mực, cam kết quốc tế: Từ năm 2011
đến nay Cục đã tham mưu trình Bộ ban hành 17 Thông tư, 03 văn bản hợp nhất, 18
Chỉ thị và Quyết định cá biệt về lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm đối với
nông, lâm, thủy sản và muối; cơ bản đã hoàn thiện đầy đủ hành lang pháp lý để
có thể triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng, ATTP theo phân công
của Quốc hội, Chính phủ.
Kiện toàn và nâng cao
năng lực cơ quan quản lý, củng cố và phát triển lực lượng kiểm soát về chất
lượng và ATTP nông, lâm, thủy sản và muối từ Trung ương đến các địa phương: Cục
đã tham mưu trình Bộ ban hành các văn bản phân công nhiệm vụ quản lý chất lượng
VTNN, ATTP giữa các đơn vị thuộc Bộ, rà soát, sửa đổi vị trí, chức năng,
nhiệm vụ của Cục Quản lý Chất lượng NLTS; tham gia góp ý sửa đổi, bổ sung Thông
tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNV-BNN về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp
huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về nông nghiệp và phát triển
nông thôn; trình Bộ thành lập Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Tư vấn
chất lượng nông lâm thủy sản trực thuộc Cục và hướng dẫn thành lập
các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục QLCL NLS&TS thực hiện
dịch vụ công về tư vấn, kiểm nghiệm, chứng nhận quá trình và sản phẩm nông lâm
thủy sản.
Ở
địa phương đã
có 61/63 tỉnh/thành phố thành lập và đưa Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm
sản và Thủy sản vào hoạt động, 02 địa phương còn lại (Hà Tĩnh, Tp HCM) thành
lập Phòng QLCL nông lâm sản thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT.
2. Tạo bước đột
phá trong đào tạo nhân lực. Nâng cao cả kiến thức, kỹ năng sản xuất kinh doanh
nông lâm ngư nghiệp và phi nông nghiệp cho lao động nông thôn;
Cục luôn chú trọng thực hiện tốt công
tác phát triển nguồn nhân lực và chính sách cán bộ. Đã tổ chức đào
tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho 356 lượt cán bộ nhân viên thuộc hệ thống
Cục; 1.677 lượt cho đội ngũ cán bộ địa phương làm công tác quản lý chất lượng,
ATTP nông lâm thủy sản và 2.277 lượt cán bộ của các cơ sở SXKD nông lâm thủy
sản. Xây dựng và triển khai Dự án tăng cường đào tạo bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ nông lâm thủy sản và muối giai đoạn 2011-2015.
3. Phát triển hạ tầng
nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất và cải thiện đời sống
nông dân.
Từ năm 2011 đến nay Cục đã và đang tổ
chức thi công xây dựng công trình Trung tâm vùng 1, 2, 4, 6, Cơ quan Nam Bộ và
chuẩn bị đầu tư xây dựng Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Tư vấn chất lượng
nông lâm thuỷ sản. Các công trình được hoàn thiện sẽ tạo điều kiện làm việc
thuận lợi cho cán bộ công chức Cục, góp phần phục vụ tốt nhu cầu của người dân
và doanh nghiệp. Hàng năm Cục đều tăng cường năng lực kiểm nghiệm cho các
PKN thuộc Cục như: bổ sung trang thiết bị kiểm nghiệm, mở rộng năng lực phân
tích, tham gia thử nghiệm thành thạo quốc tế và nội bộ. Cục phối hợp với các
Cục chuyên ngành tiếp tục đánh giá và chỉ định các phòng thử nghiệm, tổ chức
chứng nhận hợp quy; tính đến nay đã có 85 phòng thử nghiệm trong và ngoài ngành
được chỉ định là phòng thử nghiệm chất lượng VTNN, ATTP.
III. Kết quả thực
hiện tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng ngành, lĩnh vực
Cục Quản lý CL NLTS
đã có báo cáo tình hình triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gửi
Vụ Kế hoạch tại công văn số 286/QLCL-KH ngày 28/2/2014 (Xin xem văn bản gửi
kèm)
IV. Phương hướng,
nhiệm vụ, giải pháp phát triển 5 năm 2016-2020
1. Mục tiêu và chỉ
tiêu phát triển
Mục tiêu 1: Kiện
toàn hệ thống tổ chức cơ quan quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, hệ thống
thanh tra chuyên ngành từ Trung ương đến địa phương; Phân công, phân cấp quản
lý chất lượng, an toàn thực phẩm đảm bảo thực hiện đúng, đủ nhiệm vụ được giao
* Chỉ số cần đạt:
+ Phân công giữa các đơn vị thuộc Bộ
và phân cấp giữa trung ương và địa phương về quản lý chất lượng, ATTP được sửa
đổi, điều chỉnh đảm bảo thực hiện đầy đủ, hiệu lực và nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước chuyên ngành chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản.
+ Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Cục, các Chi cục Quản lý Chất lượng NLS&TS được sửa đổi, điều
chỉnh nhằm triển khai hiệu lực, hiệu quả các nhiệm vụ được phân công.
+ 100% các Chi cục Quản lý Chất lượng
NLS&TS thành lập phòng thanh tra chuyên ngành, có đủ lực lượng để triển
khai đầy đủ các nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về chất lượng, ATTP nông lâm
thủy sản.
Mục tiêu 2: Tăng cường năng lực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông
lâm thủy sản trong ngành đủ sức triển khai đầy đủ các nhiệm vụ được phân công
theo Nghị định số 38/2012/NĐ-CP
* Chỉ số cần đạt:
+ 100% các cơ quan đơn vị thuộc Cục và
Chi cục Quản lý Chất lượng NLS&TS được bố trí đủ biên chế cán bộ chuyên
trách theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt;
+ 100% cán bộ trong hệ thống Cục được
đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ để triển khai nhiệm vụ được giao.
+ 100% cán bộ chuyên trách tuyến tỉnh,
huyện được đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng, an toàn
thực phẩm nông lâm thủy sản.
+ 100% các cơ quan, đơn vị trực thuộc
Cục và trên 90% các Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản
tỉnh/thành phố được đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hóa
công sở và đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Mục tiêu 3: Duy trì
hiệu quả Chương trình giám sát an toàn vệ sinh các sản phẩm nông lâm thủy sản;
truy xuất, xử lý các trường hợp mất ATVSTP
* Chỉ số cần đạt:
- Giám sát ATTP thủy sản đối với 100% vùng
thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ tập trung; 100% vùng nuôi thủy sản thương phẩm
tập trung có sản lượng trao đổi hàng hóa lớn; 100% sản phẩm thủy sản sau thu
hoạch có nguy cơ cao.
- Giám sát ATTP đối với 100% vùng sản xuất,
kinh doanh tập trung thực phẩm động vật, thực vật có nguy cơ cao và sản lượng
trao đổi hàng hóa lớn.
- Giảm tỷ lệ mẫu nông lâm thủy sản không đạt
yêu cầu về ATTP trong tổng số mẫu được giám sát về chất lượng, ATTP xuống 3%;
Mục tiêu 4: Tổ chức triển khai
trên diện rộng và thực chất Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT, Thông tư
01/2013/TT-BNNPTNT và Đề án Xây dựng và phát triển chuỗi cung cấp
thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn nhằm tạo chuyển biến rõ
nét về đảm bảo ATTP, tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ trong nước và xuất khẩu
nông lâm thủy sản
* Chỉ số cần đạt:
-
100% vùng trồng rau, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, 70% vùng trồng quả, chè
tập trung có sản lượng trao đổi hàng hóa lớn; 80% cơ sở giết mổ gia súc, gia
cầm tập trung; 80% cơ sở sơ chế, chế biến nông lâm thủy sản thực phẩm được kiểm
tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP.
- Giảm tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh
doanh nông lâm thủy sản xếp loại C xuống 10%; tổ chức tái kiểm tra 100%
các cơ sở xếp loại C theo quy định. 100% các địa phương triển khai đầy đủ hoạt
động thống kê, kiểm tra đánh giá phân loại điều kiện bảo đảm ATTP.
- Mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc trung
ương có ít nhất 50% sản lượng nông lâm thủy sản chủ lực, có mức độ rủi ro cao,
đang có nhiều bức xúc về an toàn thực phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm
theo chuỗi.
2. Phương hướng nhiệm
vụ và giải pháp
2.1. Hoàn
thiện, phổ biến, tuyên truyền giáo dục cơ chế chính sách, pháp luật quản lý
chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản
- Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công thương
sớm trình ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Luật ATTP và Nghị
định 38/2012/NĐ-CP; rà soát, tham mưu đề xuất ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ
phát triển thực phẩm an toàn.
- Rà soát, tập trung nguồn lực xây
dựng trình ban hành đầy đủ các văn bản theo kế hoạch xây dựng văn bản QPPL
hướng dẫn thực hiện Luật ATTP và Nghị định 38/2012/NĐ-CP.
- Rà soát, xác định và tổ chức xây
dựng trình ban hành bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật còn thiếu; sửa
đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã có nhưng chưa phù hợp với thực tiễn
sản xuất.
- Phối hợp với các phương tiện thông
tin đại chúng, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ tuyên truyền, vận động người dân, doanh
nghiệp liên kết sản xuất đảm bảo ATTP nông lâm thuỷ sản theo chuỗi và hướng dẫn
người tiêu dùng chọn mua sản phẩm có nhãn nhận diện được xác nhận an toàn.
- Tiếp tục triển khai các hoạt động
đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nghiệp vụ QLCL, giám sát, kiểm tra điều kiện bảo
đảm ATTP, thanh tra chuyên ngành xử lý vi phạm... cho cán bộ các cơ quan quản
lý chất lượng địa phương.
2.2. Tổ chức thực thi
quản lý chất lượng VTNN, ATTP nông lâm thủy sản
2.2.1. Triển khai các chương
trình giám sát ATTP nông sản, thủy sản
- Tổ chức triển khai các chương trình
giám sát ATTP nông sản, thủy sản theo kế hoạch; xử lý và áp dụng biện
pháp khắc phục kịp thời khi kết quả giám sát phát hiện ô nhiễm vi sinh vật,
hoặc hóa chất vượt mức giới hạn tối đa cho phép.
- Tăng cường hoạt
động giám sát, kiểm tra việc thực hiện của các cơ quan chức năng tại địa
phương;
kịp
thời phát hiện, cảnh báo và xử lý theo các quy định hiện hành.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu để lưu trữ,
quản lý thông tin, số liệu của chương trình giám sát để phục vụ phân tích cảnh
báo nguy cơ ATTP.
2.2.2. Triển khai
thực chất Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT
- Tổ chức tập
huấn thống nhất nghiệp vụ và đôn đốc, kiểm tra các địa phương triển khai đầy đủ
nội hàm của Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT và Thông tư 01/2013/TT-BNNPTNT (thống
kê, kiểm tra phân loại, công khai vi phạm, tái kiểm tra cơ sở loại C và xử lý
vi phạm kể cả đề nghị thu hồi đăng ký kinh doanh); tập trung ưu tiên nhóm sản
phẩm đang gây bức xúc về chất lượng, ATTP là phân bón, thức ăn chăn nuôi/thức
ăn thủy sản, thuốc BVTV, thuốc thú y; cơ sở sản xuất rau ăn lá, cơ sở giết mổ
gia súc gia cầm, cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa.
- Nghiêm túc thực hiện
việc công khai kết quả đánh giá, xếp loại; tổ chức tái kiểm tra cơ sở xếp loại
C và xử lý kiên quyết theo đúng qui định đối với các cơ sở không chịu khắc phục
sai lỗi.
2.2.3. Triển khai Đề án Xây dựng
và phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn
Ưu tiên nguồn lực (kinh phí và nhân
lực) hỗ trợ hoàn thiện các mô hình thí điểm; tổng kết, phổ biến nhân rộng các
mô hình bền vững, hiệu quả; tập trung vào các nội dung sau:
- Xây dựng liên kết chuỗi giữa sản
xuất ban đầu-sơ chế, chế biến- phân phối và hệ thống truy xuất nguồn gốc nông
lâm thủy sản an toàn;
- Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất
kinh doanh nông lâm thủy sản trong chuỗi giá trị áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng tiên tiến (VietGAP-GMP/HACCP);
- Hỗ trợ đánh giá chứng nhận
hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (VietGAP-GMP/HACCP) gắn với xây dựng,
quảng bá nhãn hiệu/thương hiệu sản phẩm nhằm gia tăng giá trị sản phẩm nông lâm
thủy sản, tiếp cận thị trường tiêu thụ và giúp người tiêu dùng nhận diện được
sản phẩm được chứng nhận an toàn và cơ quan chức năng truy xuất, xử lý vi phạm
khi có sự cố ATTP.
- Tổ chức đánh giá sơ kết, tổng kết
rút kinh nghiệm phổ biến nhân rộng.
2.2.4. Triển khai kiểm tra liên
ngành, thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch. Chú trọng giải quyết các sự cố
ATTP trên địa bàn
- Chủ động tổ chức kiểm tra liên
ngành theo kế hoạch. Gắn kết kiểm tra theo Thông tư
14/2011/TT-BNNPTNT với công tác thanh tra chuyên ngành nhằm kịp
thời phát hiện, xử lý nghiêm khắc các vi phạm về ATTP.
- Chủ động phát hiện và tổ chức xác
minh, điều tra nguyên nhân khi nhận được thông tin phản ánh sự cố mất ATTP; kịp
thời báo cáo để được hướng dẫn xử lý và triển khai các biện pháp khắc phục (kể
cả thu hồi sản phẩm không an toàn).
- Phối hợp cung cấp kịp thời các thông
tin minh bạch, chính xác về kết quả điều tra, khắc phục sự cố cho người tiêu
dùng, tránh để người dân thiếu thông tin dẫn đến hiểu lầm, hoang mang.
2.2.5. Chủ động, kịp
thời giải quyết rào cản kỹ thuật, tiếp cận thị trường xuất khẩu
- Thường xuyên theo dõi,
xử lý các lô hàng nông lâm thủy sản Việt Nam bị cảnh báo tại các thị trường
(Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Châu Âu, Nga, Trung Quốc…) theo quy định; nhanh chóng
thông báo cho Doanh nghiệp khi có cảnh báo; phối hợp, hướng dẫn Doanh nghiệp điều
tra nguyên nhân và khắc phục sự cố mất ATTP.
- Làm việc với cơ quan thẩm quyền các
nước Trung Quốc, Liên bang Nga, Ucraina đàm phán, hợp tác trong kiểm soát chất
lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông lâm
thủy sản sang các nước này.
- Phối hợp với cơ quan chức năng thị
trường nhập khẩu giải quyết rào cản kỹ thuật, tạo điều kiện cho sản phẩm của
Việt nam mở rộng thị trường.
2.2.6. Tăng cường
kiểm soát chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản nhập khẩu
- Tiếp tục thực hiện đầy đủ việc kiểm
soát chất lượng, ATTP nông sản nhập khẩu theo quy định tại Thông tư
25/2010/TT-BNNPTNT và Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
- Kiểm soát chặt chẽ các lô hàng nông
sản nhập khẩu (kiểm
tra kỹ về nguồn gốc xuất xứ, lấy mẫu kiểm tra tăng cường khi có dấu hiệu nghi
ngờ ...) để đảm bảo các lô hàng nhập khẩu đảm bảo an toàn. Các trường hợp phát
hiện lô hàng không đảm bảo an toàn, không đạt tiêu chuẩn theo quy định thì áp
dụng các biện pháp xử lý phù hợp (tái xuất, tiêu huỷ), đồng thời thông báo đến
cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu yêu cầu điều tra nguyên nhân và áp dụng các
biện pháp khắc phục nhằm tránh tái diễn.
- Phối hợp với các lực lượng chức năng
duy trì triển khai Đề án kiểm soát ngăn chặn gia súc gia cầm nhập lậu tại cửa
khẩu biên giới và vận chuyển, tiêu thụ tại Việt Nam; xử lý nghiêm các trường
hợp phát hiện vi phạm hoặc tái vi phạm, đồng thời công bố trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
2.3. Xây dựng lực
lượng, tăng cường năng lực
- Tham gia góp ý đề xuất sửa đổi bổ
sung Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV về chức năng nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy của Sở Nông nghiệp&PTNT và Thông tư liên tịch số
31/2009/TTLT-BNNPTNT-BNV về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Chi cục Quản
lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản;
- Rà soát, đề xuất sửa đổi, điều chỉnh
phân công giữa các Tổng cục, Cục thuộc Bộ và phân cấp giữa trung ương và địa
phương để triển khai hiệu lực, hiệu quả các nhiệm vụ được giao theo các nguyên
tắc chỉ đạo tại công văn số 6248/TB-BNN-VP ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Nông
nghiệp và PTNT.
- Tiếp tục xây
dựng trình Bộ phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện Dự án “Tăng cường
đào tạo chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản giai
đoạn 2016-2020”; Tổ
chức đào tạo/tập huấn cơ bản và nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ
trong Ngành làm công tác quản lý, kiểm tra, kiểm nghiệm, thanh tra chuyên ngành
chất lượng ATTP nông lâm thủy sản;
- Theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ các Chi
cục Quản
lý Chất lượng NLS&TS trong việc xây dựng, phê duyệt đề án vị trí việc
làm. Xây dựng trình phê duyệt đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công
chức;
Đề án vị trí việc làm các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục.
- Triển khai các hoạt động tăng cường
năng lực kiểm nghiệm các Trung tâm vùng: tổ chức mua sắm bổ sung từ nguồn kinh
phí của Cục và tận dụng tối đa các nguồn kinh phí hỗ trợ từ các dự án để đầu tư
tăng cường năng lực các phòng kiểm nghiệm cho các Trung tâm vùng từ dự án của
JICA, Dự án QSEAP.
- Tổ chức xây dựng và hướng dẫn các
đơn vị trong hệ thống triển khai thống nhất quy định nội bộ, phương pháp chuẩn,
phương pháp phân tích mới; tổ chức mở rộng phạm vi áp dụng và đăng ký công nhận
ISO/IEC 17025 cho các phương pháp phân tích trên tất cả các nền mẫu thực phẩm
nông lâm thủy sản đối với hầu hết các chỉ tiêu chính.
- Hỗ trợ các Chi Cục QLCL NLTS trong
việc định hướng đầu tư và xây dựng các dự án đầu tư phòng kiểm nghiệm của Chi
cục đáp ứng yêu cầu quản lý tại địa phương.
- Phối hợp Dự án đào tạo tổ chức các
khóa đào tạo về nghiệp vụ kiểm nghiệm, phối hợp Dự án JICA tổ chức các khóa đào
tạo về phương pháp phân tích thuốc BVTV, thuốc thú y, kim loại nặng cho các cán
bộ phòng kiểm nghiệm thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản, Cục Thú y
và Cục Bảo vệ thực vật.
- Duy trì xã hội hóa hoạt động đánh
giá và chỉ định phòng thử nghiệm theo Thông tư liên tịch số
20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 1/8/2013 theo đăng ký của đơn vị./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Các Phó Cục trưởng (để biết);
-
Lưu VT, KH.
|
CỤC TRƯỞNG
Nguyễn
Như Tiệp
|
PHỤ LỤC 1:
DANH MỤC CÁC
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH CỤC ĐÃ TRÌNH BỘ BAN HÀNH TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013
STT
|
Trích yếu
|
Nội dung
|
I
|
Thông tư
|
|
1.
|
03/2011/TT-BNNPTNT
|
Thông tư quy định về truy xuất nguồn gốc và
thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực
thủy sản
|
2.
|
13/2011/TT-BNNPTNT
|
Thông tư hướng dẫn việc kiểm tra an toàn
thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu
|
3.
|
14/2011/TT-BNNPTNT
|
Thông tư quy định việc kiểm tra, đánh giá
cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản
|
4.
|
16/2011/TT-BNNPTNT
|
Quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý
phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (được giao xây
dựng cho lĩnh vực quản lý của Cục và chuyển Vụ KHCN, tham gia cùng Vụ KHCN
hoàn thiện Thông tư chung).
|
5.
|
23/2011/TT-BNNPTNT
|
Thông tư sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số
quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng thủy sản
theo Nghị Quyết số 57/NQ-CP ngày 15/10/2010
|
6.
|
44/2011/TT-BNNPTNT
|
Thông tư bổ sung danh mục sản phẩm, hàng
hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ NN&PTNT
|
7.
|
53/2011/TT-BNNPTNT
|
Thông tư sửa đổi,
bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở
sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản
|
8.
|
54/2011/TT-BNNPTNT
|
Yêu cầu năng lực phòng thử nghiệm về chất
lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối (được giao chủ trì xây
dựng và chuyển Vụ KHCN để thống nhất trình ban hành cùng Thông tư 16)
|
9.
|
55/2011/TT-BNNPTNT
|
Thông tư quy định
kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản
|
10.
|
74/2011/TT-BNNPTNT
|
Thông tư quy định
về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý nông lâm sản thực phẩm không đảm bảo
an toàn.
|
11.
|
75/2011/TT-BNNPTNT
|
Thông tư quy định
về đăng ký và xác nhận quảng cáo thực phẩm nông lâm thủy sản
|
12.
|
76/2011/TT-BNNPTNT
|
Thông tư ban hành
danh mục nhóm thực phẩm và liều lượng được chiếu xạ đối với thực phẩm
|
13.
|
02/2012/TT-BNNPTNT
ngày 09/01/2012
|
Thông
tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện bảo đảm an toàn thực
phẩm đối với cơ sở sản xuất nước mắm, sản phẩm thủy sản dạng mắm và thủy sản
khô dùng làm thực phẩm
|
14.
|
61/2012/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2012
|
Quy định giám sát an toàn thực phẩm thủy
sản sau thu hoạch
|
15.
|
01/2013/TT-BNNPTNT
ngày 04/1/2013
|
Thông
tư sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011
quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp
và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm
theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư
số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011
|
16.
|
02/2013/TT-BNNPTNT ngày 05/1/2013
|
Thông tư quy định phân tích nguy cơ và quản lý an toàn thực
phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và muối
|
17.
|
05/2013/TT-BNNPTNT ngày 21/1/2013
|
Thông tư số sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2011 hướng dẫn việc kiểm tra an toàn
thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu
|
18.
|
48/2013/TT-BNNPTNT
ngày 12/11/2013
|
thay
thế Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận chất lượng,
an toàn thực phẩm thủy sản
|
19.
|
01/VBHN-BNNPTNT
ngày 19/12/2013
|
Ban hành Danh mục
sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
|
20.
|
02/VBHN-BNNPTNT
ngày 19/12/201
|
Hướng dẫn việc kiểm
tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập
khẩu
|
21.
|
03/VBHN-BNNPTNT
ngày 19/12/2013
|
hướng dẫn việc kiểm
tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu
|
II
|
Chỉ thị và
Quyết định
|
|
1.
|
Chỉ thị số
1159/CT-BNN-QLCL ngày 27/04/2011
|
Chỉ thị triển khai,
đánh giá điều kiện đảm bảo CL, ATTP các CSSX kinh doanh VTNN và sản phẩm NLTS
|
2.
|
Chỉ
thị số 3713/CT-BNN-QLCL ngày 15/12/2011
|
Chỉ
thị về việc tăng cường kiểm soát ATTP nông lâm thủy sản phục vụ tiêu dùng dịp
Tết Dương Lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012
|
3.
|
Quyết định số
177/QĐ-BNN-QLCL ngày 28/1/2011
|
Về việc ban hành
quy trình kiểm tra nhanh tạp chất trong tôm nguyên liệu
|
4.
|
Quyết định số
414/QĐ-BNN-QLCL ngày 9/3/2011
|
Ban hành kế hoạch
triển khai phân tích nguy cơ về ATTP đối với các sản phẩm thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của Bộ NN&PTNT
|
5.
|
Quyết định số
1280/QĐ-BNN-QLCL ngày 13/6/2011, số 2008/QĐ-BNN-QLCL ngày 29/8/2011
|
Phê duyệt nội dung
và kinh phí Dự án bảo đảm VSATTP trong sản xuất nông, lâm, thủy sản
|
6.
|
Quyết định số
2646/QĐ-BNN-QLCL ngày 30/10/2011
|
Ban hành một số
biện pháp kiểm soát tăng cường trong kiểm tra, chứng nhận CL, ATTP thủy
sản xuất khẩu
|
7.
|
Quyết định số
2568/QĐ-BNN-QLCL ngày 28/10/2011
|
Về việc áp dụng
biện pháp tăng cường kiểm soát tạp chất đối với các lô hàng tôm sú nguyên
con, tôm sú còn vỏ bỏ đầu trước khi xuất khẩu
|
8.
|
Quyết định số
2654/QĐ-BNN-QLCL ngày 30/10/2011.
|
Ban hành biện pháp
kiểm tra tăng cường về CL, ATTP lô hàng thủy sản xuất khẩu vào
Canada và Nhật Bản
|
9.
|
Quyết định
số 2864/QĐ-BNN-QLCL ngày 24/11/2011
|
Quy định chỉ tiêu kiểm tra về chất lượng, an
toàn thực phẩm đối với lô hàng thủy sản xuất khẩu (
|
10.
|
912/QĐ-BNN-QLCL ngày 25/4/2012
|
Quyết định bãi bỏ Thông tư 09/2010/TT-BNNPTNT ngày
26/2/2010 của Bộ NNPTNT về việc ban hành các yêu cầu đảm bảo chất lượng, ATTP
trong chế biến sản phẩm cá tra, basa XK
|
11.
|
895/QĐ-BNN-QLCL ngày 24/4/2012
|
Quyết định của Bộ NN&PTNT về việc bãi
bỏ Quyết định số 2568/QĐ-BNN-QLCL ngày 28/10/2011 của Bộ NN&PTNT
|
12.
|
1381/QĐ-BNN-QLCL ngày 12/6/2012
|
Quyết định về việc điều chỉnh một số biện
pháp kiểm tra về dư lượng hóa chất, kháng sinh đối với lô hàng thủy sản xuất
khẩu vào Canada và Nhật Bản
|
13.
|
1165/QĐ-BNN-TCCB ngày 21/5/2012
|
Phê duyệt Dự án “Tăng cường đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối giai đoạn
2011-2015”
|
14.
|
1443/QĐ-BNN-QLCL ngày 19/6/2012
|
ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định số
38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP.
|
15.
|
4350/CT-BNNN-QLCL ngày 21/12/2012
|
Về việc tăng cường kiểm soát an toàn thực
phẩm nông lâm thủy sản phục vụ tiêu dùng dịp Tết Dương Lịch và Tết Nguyên đán
Quý Tỵ 2013
|
16.
|
4313/CT-BNN-QLCL
ngày 03/12/2013
|
Tăng
cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trong dịp Tết
Dương Lịch và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ
|
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|