Công văn 4606/TCHQ-GSQL năm 2014 về thủ tục hải quan đối với khí hóa lỏng cho doanh nghiệp chế xuất do Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu 4606/TCHQ-GSQL
Ngày ban hành 26/04/2014
Ngày có hiệu lực 26/04/2014
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Vũ Ngọc Anh
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 4606/TCHQ-GSQL
V/v thủ tục hải quan đối với khí hóa lỏng cho doanh nghiệp chế xuất

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2014

 

Kính gửi:

- Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai;
- Công ty TNHH Sojitz Việt Nam.
(Khu Công nghiệp Long Đ
c - Đồng Nai)

Trả lời công văn số 0571/HQĐNa-GSQL ngày 28/03/2014 Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai và công văn s04-HQ2014 ngày 15/04/2014 của công ty TNHH Sojitz Việt Nam về việc nêu tại trích yếu, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1) Về việc xác định lượng khí nhập khẩu:

Để đảm bo công tác quản lý, giám sát của cơ quan Hải quan thì doanh nghiệp xuất khẩu phải lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng khí để xác định tổng lượng khí xut khẩu và doanh nghip nhập khẩu phải lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng khí để xác định tổng lượng khí nhập khẩu.

1.1. Về vị trí lắp đặt đồng hồ xác định lượng khí xuất khẩu, nhập khẩu quy định như sau:

- Đối với doanh nghiệp xuất khẩu khí: Đồng hồ đo lượng khí xuất khẩu lắp đặt tại điểm đầu của đường ống dẫn cung cấp khí (điểm nổi trên mặt đất trước khi đường ống dẫn ngầm dưới đất).

- Đối với doanh nghiệp nhập khẩu khí: Đồng hồ đo lượng khí nhập khẩu lắp đặt tại điểm bắt đu của đường ống dẫn khí (điểm nổi trên mặt đất trước khi đường ống dẫn cung cấp vào nhà máy).

- Đối với trường hợp lắp đặt các đường ng song song (đường nhánh) có hoặc không lắp đồng hồ đo lượng khí qua đường nhánh thì phải đảm bo khí chỉ được cấp qua một đường nhánh. Các đường nhánh còn lại phải được khóa van và được niêm phong hi quan.

1.2. Thanh khoản lượng khí trên tờ khai xuất khẩu theo đường ống:

Doanh nghiệp xuất khẩu khí thực hiện việc thanh khoản lượng khí xuất khu và lượng khí nhập khẩu căn cứ:

- Định mức dung sai áp suất nén khí (bao gồm tỷ lệ tiêu hao thất thoát khí trên đường ống) do doanh nghiệp xuất khẩu khí xây dựng;

- Định mức dung sai đồng hồ (là sự sai lệch về độ chính xác ca đồng hồ bên doanh nghiệp xuất khẩu khí và đồng hồ doanh nghiệp nhập khẩu khí);

- Định mức dung sai do độ dài đường ống và các sai số liên quan đến cấu trúc đường ống do doanh nghiệp xuất khẩu khí xây dựng;

- Tờ khai xuất khẩu;

- Tờ khai nhập khẩu;

- Trường hp lượng khí xuất khu chưa phù hợp tổng lượng khí nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập khẩu trên cùng một đường ống, cho phép doanh nghiệp xuất khẩu khí được khai bổ sung theo quy định của pháp luật;

- Biên bản xác nhận chỉ s đồng hồ của doanh nghiệp xuất khẩu khí và các doanh nghiệp nhập khẩu khí.

2) Về nguyên tắc giám sát, quản lý:

2.1. Tổng lượng khí thể hiện trên đồng hồ bên cung cấp (bên bán) bằng bên nhập (bên mua, kể cả doanh nghiệp nội địa) cộng với lượng khí hao hụt và lượng khí tồn đọng trên đường ống, doanh nghiệp xuất khẩu hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có phát hiện có gian lận;

2.2. Đồng hồ đo lưu lượng khí phải được cơ quan tiêu chuẩn đo lường nhà nước kiểm tra, xác nhận, niêm phong và được kiểm tra định kỳ theo quy định của pháp luật. Hải quan chỉ yêu cầu giám định trong trường hợp có cơ sở nghi vn hoặc hàng hóa được hệ thống quản lý rủi ro phân luồng đỏ. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra thực tế, quyết định thời điểm, số lần xác nhận chỉ số đồng hồ trong thời gian nhất định để kiểm tra giám định và thông báo cho các doanh nghiệp liên quan. Kết quả giám định là căn cứ để ghi kết quả kiểm tra. Thương nhân giám định độc lập do cơ quan Hải quan và doanh nghiệp thống nhất chỉ định. Trường hợp không thống nhất được thì cơ quan Hải quan sẽ chỉ định thương nhân giám định độc lập.

2.3. Việc giám sát đối với lượng khí qua khu vực giám sát hải quan thực hiện theo quy định, ngoài ra bổ sung thêm nội dung:

a) Căn cứ kết quả giám định của thương nhân giám định độc lập trong trường hp có nghi vn hoặc hàng hóa được hệ thống quản lý rủi ro phân luồng đỏ;

b) Căn cứ chỉ số đồng hồ đo lưu lượng khí của doanh nghiệp nhập khẩu khí và định mức dung sai áp suất nén khí, (bao gồm tỷ lệ tiêu hao thất thoát khí trên đường ống do doanh nghiệp xuất khí xây dựng và đăng ký với Chi cục Hải quan) để xác nhận;

c) Đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế, nếu phát hiện lô hàng có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra thực tế lô hàng;

d) Đối với lô hàng kiểm tra thực tế thì công chức hải quan thực hiện xác nhận trên tờ khai theo căn cứ sau:

- Kiểm tra xác định chỉ s đng hồ đo lưu lượng khí của doanh nghiệp nhập khẩu khí;

- Yêu cầu bên xuất khẩu khí cung cấp bảng kê chi tiết xác định số lượng cung cấp khí đốt hàng ngày (Biên bản xác nhận chỉ s đồng hồ của doanh nghiệp xuất khẩu k và các doanh nghiệp nhập khẩu khí);

- Trong trường hợp cần thiết, Chi cục trưởng Chi cục Hi quan yêu cầu Doanh nghiệp xuất khẩu khí cung cấp các chứng từ liên quan đến nguồn hàng để xuất khẩu để chứng minh: "tổng lượng khí thể hiện trên đồng hồ bên cung cấp (bên bán) bằng bên nhập (bên mua, kể cả doanh nghiệp nội địa) cộng với lượng khí hao hụt và lượng khí tồn đọng trên đường ống";

[...]