Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Công văn 4424/BKHĐT-ĐTNN năm 2018 về bảo đảm an ninh, an toàn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Số hiệu 4424/BKHĐT-ĐTNN
Ngày ban hành 28/06/2018
Ngày có hiệu lực 28/06/2018
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Người ký Nguyễn Chí Dũng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Đầu tư

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4424/BKHĐT-ĐTNN
V/v bảo đảm an ninh, an toàn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2018

 

Kính gửi: Đ/c Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

Trong thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin xuyên tạc, chưa đúng về Dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt nhằm kích động, kêu gọi người dân, người lao động tham gia biểu tình, diễu hành phn đi Luật này tại một số địa phương. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương một số nội dung sau:

1. Tập trung phổ biến, tuyên truyền và giải thích cho cán bộ, nhân dân, doanh nghiệp và người lao động tại địa phương hiểu đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về Dự án luật nêu trên (tham khảo Báo cáo phục vụ tiếp xúc ctri gửi kèm theo).

2. Chỉ đạo các cơ quan hữu quan theo dõi sát hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; cử cán bộ xuống gặp các chủ doanh nghiệp và người lao động để tuyên truyền, vận động doanh nghiệp yên tâm đầu tư kinh doanh. Chính phủ Việt Nam cam kết luôn đồng hành, bảo đảm an ninh, an toàn đối với tài sản và mọi hoạt động đầu tư, kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam.

3. Tổ chức triển khai các biện pháp hữu hiệu và kịp thời để thực hiện các cam kết nêu trên, nhằm ổn định sản xuất và an toàn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Quý Ủy ban tập trung nguồn lực, quan tâm chỉ đạo các vấn đề trên không để ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam nói chung và của tỉnh nói riêng. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh các vấn đề mới, phức tạp, đề nghị Quý y ban thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý.

Trân trọng cám ơn sự hợp tác của Quý Ủy ban./.

 


Nơi nhận:
- Như trên (gửi kèm theo Báo cáo);
-
Thủ tướng Chính phủ;
- PTT Thường trực Trương Hòa Bình (để b/c);
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Văn phòng Chính phủ;
- SKH&ĐT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- BQL các KCN, KCX, KKT, KCNC tại các tỉnh, TP trc thuộc TW;
- Vụ QLKKT;
- Lưu: VT, Cc ĐTNN.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Chí Dũng

 

BÁO CÁO

VỀ CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ DỰ ÁN LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT
(Tài liệu phục vụ tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV)

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Việc nghiên cứu, xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để tạo cực tăng trưởng, thử nghiệm đổi mới về kinh tế, quản lý, tư pháp là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đã được xác định trong văn kiện nhiều kỳ Đại hội, các nghị quyết của Ban Chp hành Trung ương, các kết luận của Bộ Chính trị và đã được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 và nhiều đạo luật liên quan, mới đây nhất là Luật Quốc phòng.

Văn kiện Đại hội Đảng

(1) Văn kiện được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X thông qua đã nêu rõ: “Phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp, khu chế xut”.

(2) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 được Đại hội XI thông qua năm 2011 yêu cầu: ... lựa chọn một số địa bàn có lợi thế vượt trội, nhất là ở ven biển đxây dựng một số khu kinh tế làm đầu tàu phát triển….

(3) Nghị quyết Đại hội XII nêu rõ: “Xây dựng một số đặc khu kinh tế để tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm thchế phát triển vùng có tính đột phá”; “Lựa chọn một số khu có lợi thế đặc biệt đxây dựng đặc khu kinh tế với thchế có tính đột phá, có khả năng cạnh tranh quốc tế”.

Nghị quyết của Trung ương

(1) Nghị quyết số 04-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa VIII (tháng 12/1997) xác định: “Nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do ở nhng địa bàn ven bin có đủ điều kiện”.

(2) Kết luận số 74-KL/TW ngày 17/10/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI ghi rõ Sớm xây dựng, phê duyệt, trin khai thực hiện một số đề án thành lập khu hành chính - kinh tế đặc biệt".

(3) Nghị quyết số 05-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII (tháng 11/2016) yêu cầu: “Sớm triển khai xây dựng một số khu hành chính - kinh tế đặc biệt”.

(4) Nghị quyết số 11-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII (tháng 6/2017) nêu rõ: “Xây dựng một số đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt với thchế vượt trội để tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy thuộc hệ thng chính trị.

Thông báo, Kết luận của Bộ Chính trị

- Bộ Chính trị đã có nhiều thông báo, kết luận để chỉ đạo triển khai thực hiện chủ trương của Đảng về nghiên cứu, thành lập các đơn vị hành chính - kinh tế đc biệt, trong đó, tại Thông báo Kết luận số 21-TB/TW ngày 22/3/2017, Bộ Chính trị Đồng ý cho thành lập ba đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: Vân Đồn (tnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quc (tỉnh Kiên Giang).

- Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị về các nội dung quan trọng của dự án Luật đBộ Chính trị xem xét, có ý kiến chỉ đạo cụ thể.

Hiến pháp và Luật

[...]