Công văn 4077/BNN-TCTL năm 2013 cung cấp số liệu thiên tai do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 4077/BNN-TCTL |
Ngày ban hành | 13/11/2013 |
Ngày có hiệu lực | 13/11/2013 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Cao Đức Phát |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường,Văn hóa - Xã hội |
BỘ NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4077/BNN-TCTL |
Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2013 |
Kính gửi: Văn phòng Chính phủ
Phúc đáp văn bản số 9478/VPCP-TKBT ngày 11/11/2013 của Văn phòng Chính phủ về việc cập nhật số liệu thống kê phục vụ báo cáo giải trình, trả lời chất vấn của Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp những số liệu về thiên tai như sau:
1. Tình hình thiên tai tính đến đầu tháng 11 năm 2013
Từ đầu năm đến nay, thiên tai ở nước ta diễn biến phức tạp và bất thường. Bão xuất hiện sớm và nhiều hơn so với trung bình nhiều năm. Ngay từ đầu năm đã xuất hiện bão số 1 và trong tháng 2 tiếp tục có ATNĐ trên biển Đông đã gây ra các đợt mưa trái mùa làm thiệt hại về sản xuất đối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tính đến đầu tháng 11/2013 đã có 14 cơn bão và 4 ATNĐ hoạt động trên biển Đông, trong đó có 11 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta (bão số 1, số 2, số 3, số 5, số 6, số 8, số 10, số 11, số 12, số 13 và số 14). Đáng lưu ý nhất là các cơn bão mạnh liên tiếp số 10 và số 11 đổ bộ vào các tỉnh miền Trung vào tháng 10 gây mưa, lũ đặc biệt lớn làm thiệt hại nặng nề về người, tài sản; đặc biệt là siêu bão Haiyan- là cơn bão mạnh nhất trên thế giới đã đổ bộ vào Philippin gây thiệt hại nghiêm trọng về người và hạ tầng, khi vào biển Đông là cơn bão số 14, bão có cường độ mạnh di chuyển nhanh, thay đổi hướng nhiều lần, dịch chuyển từ khu vực giữa biển Đông lên vịnh Bắc Bộ. Theo thống kê, năm 2013 là một trong những năm có số lượng cơn bão hoạt động trên biển Đông và đổ bộ vào nước ta là lớn nhất từ trước đến nay.
Ở Bắc Bộ đã xảy ra nhiều đợt mưa lớn, trong đó các đợt mưa cuối tháng 5, trung tuần tháng 7, đầu tháng 9 đã gây thiệt hại lớn đối với các tỉnh miền núi Bắc Bộ, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là trận lũ quét xảy ra vào đầu tháng 9 tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Lũ lớn cũng đã xuất hiện trên hệ thống sông Thái Bình sau nhiều năm không có lũ. Toàn bộ các hồ chứa ở Bắc Bộ đều đạt và vượt mức nước dâng bình thường, trong đó các hồ chứa lớn như Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Bản Chác, Cấm Sơn, Núi Cốc... và các hồ chứa vừa đã phải nhiều lần thực hiện việc xả lũ.
Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện lũ, một số trạm chính vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên ở mức báo động 2, báo động 3.
Các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác như dông mạnh kèm theo sét và lốc xoáy, mưa đá với mức độ đặc biệt nghiêm trọng, quy mô lớn đã xảy ra ở nhiều nơi, có địa phương đã xảy ra từ 4 đến 6 đợt như Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đăk Lăk, Đồng Tháp,... Đặc biệt nghiêm trọng là trận lốc xoáy kèm theo mưa đá lớn nhất trong hàng chục năm qua đã tàn phá nhiều nhà cửa, gây thiệt hại lớn về sản xuất đối với tỉnh Lào Cai vào cuối tháng 3. Tính từ đầu năm, trên phạm vi cả nước đã xảy ra 207 đợt dông, lốc, sét, mưa đá.
- Triều cường rất lớn đã làm nhiều khu vực thấp trũng của thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh bị ngập sâu, gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất và sinh hoạt của người dân (đỉnh triều tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn ngày 23-10 đạt mức 1,68m, vượt mức báo động III là 0,18m và vượt đỉnh triều lịch sử (1,62m) năm 2012. Đây là đỉnh triều cao nhất trong vòng hơn 60 năm qua).
Một số đợt bão, mưa lũ điển hình:
- Cơn bão số 2
Bão số 2 hình thành từ vùng áp thấp trên khu vực phía Đông quần đảo Hoàng Sa, di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc. Sáng ngày 22/6, cường độ bão tăng lên cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Chiều tối ngày 22/6, sau khi vượt qua đảo Hải Nam - Trung Quốc, bão chuyển hướng đi lên phía Bắc, ven theo bờ biển các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng. Đêm ngày 23/6, bão số 2 đổ bộ vào đất liền thuộc các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, gây ra gió mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10 ở vùng ven biển. Bão số 2 đổ bộ trùng với thời điểm triều cường nên đã gây sạt lở nghiêm trọng tại một số đoạn đê, kè của các tỉnh Nam Định, Thái Bình và Hải Phòng.
- Đợt mưa, lũ đầu tháng 9 tại các tỉnh Bắc Bộ
Từ 30/8 - 5/9, do ảnh hưởng của không khí lạnh, các tỉnh Bắc Bộ đã xảy ra đợt mưa lớn diện rộng. Mưa tập trung vào ngày 30/8 và từ 4-5/9, lượng mưa phổ biến dưới 230mm, một số trạm mưa lớn hơn như: Mường Tè (Lai Châu) 286mm, Nậm Nhùn (Lai Châu) 243mm, Mường Sại (Sơn La) 270mm, Sa Pa (Lào Cai) 240mm, Bắc Quang (Hà Giang) 251mm, Thổ Bình (Tuyên Quang) 252mm, Tam Dương (Vĩnh Phúc) 277mm, Việt Trì (Phú Thọ) 236mm, Võ Nhai (Thái Nguyên) 301mm, Bắc Sơn (Lạng Sơn) 342mm, Móng Cái (Quảng Ninh) 235mm, Tân Yên (Bắc Giang) 266mm, Cửa Cấm (Hải Phòng) 315mm, Hoài Đức (Hà Nội) 235mm, Bến Bình (Hải Dương) 243mm.
Mưa đã gây lũ quét tại một số tỉnh miền núi, lũ trên một số sông: lưu lượng về hồ Sơn La đạt 12.184m3/s (lớn nhất trong năm); đỉnh lũ trên sông Thao tại Yên Bái: 31,68m (dưới BĐIII 0,32m), sông Thương tại Phủ Lạng Thương: 5,72m (trên BĐII 0,42m), sông Cầu tại Đáp Cầu đạt 6,12m (dưới BĐIII 0,18m).
- Cơn bão số 10: là cơn bão được hình thành trên biển Đông, chiều tối 30/9, vùng tâm bão đi vào địa phận Hà Tĩnh - Quảng Bình gây gió cấp 10-11, giật cấp 12-14, ở phía Nam Vịnh Bắc Bộ và vùng biển ngoài khơi Quảng Trị - Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 8-10. Bão gây mưa lớn tại các tỉnh Trung Trung Bộ, trong đó các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam phổ biến 200mm; các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình từ 400 đến 500mm. Các sông từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế đã xuất hiện một đợt lũ, kết hợp với xả lũ của các hồ trong khu vực đã gây ngập sâu nhiều huyện ở Thanh Hóa, Nghệ An.
- Cơn bão số 11: hình thành từ phía Đông miền Trung Philipin, di chuyển ổn định chủ yếu theo hướng Tây, sáng sớm ngày 15/10, tâm bão đổ bộ vào khu vực 2 tỉnh Đà Nẵng - Quảng Nam gây gió cấp 11-12, giật trên cấp 12; các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế và từ Quảng Ngãi đến Bình Định có gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Bão gây mưa lớn tại các tỉnh Trung Trung Bộ, trong đó các tỉnh Nghệ An và từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi phổ biến 300-400mm; các tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình từ 430 đến 530mm. Các sông từ Nghệ An đến Quảng Nam đã xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông ở Nghệ An, từ Quảng Trị đến Quảng Nam và Tây nguyên ở mức báo động 2, báo động 3; riêng các sông ở Quảng Bình, Hà Tĩnh đã xảy ra lũ lớn, cụ thể: sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt: 11,26m trên BĐ3: 0,76m; sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm: 14,62 trên BĐ3: 1,62m; sông Gianh tại Mai Hóa: 7,93m trên BĐ3: 1,43m. Mưa lớn, lũ cao đã làm ngập sâu nhiều huyện ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Cơn bão số 14 (siêu bão Haiyan): Sau khi xuất hiện ở Thái Bình Dương vào ngày 06/11, sáng sớm ngày 8/11, siêu bão Haiyan đã đổ bộ vào miền Trung Philippines, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh trên cấp 17, giật trên cấp 17, di chuyển nhanh theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30-35km. Đến tối ngày 08/10, bão HaiYan vào biển Đông (bão số 14), vị trí tâm bão lúc 22h/08/10 ở vào khoảng 11,9 độ Vĩ Bắc; 120 độ Kinh Đông, sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, cấp 16, giật trên cấp 17, chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 35km.
Chiều ngày 9/11, bão vào giữa biển Đông và đổi hướng di chuyển ra vịnh Bắc Bộ, hướng di chuyển hầu như song song và cách đường bờ biển các tỉnh Trung Bộ khoảng từ 200-300km, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14, giật cấp 15, cấp 16 và bão di chuyển chậm hơn, mỗi giờ đi được 20km.
Đến 02h30' ngày 11/11, bão đổ bộ vào khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng, bão tiếp tục đổi hướng và di chuyển chậm lại theo hướng Bắc tiến sâu vào khu vực phía Nam Trung Quốc, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới và tan dần. Do ảnh hưởng của bão, khu vực Vịnh Bắc Bộ (bao gồm đảo Hòn Ngư, các huyện đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Hải) có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thanh Hóa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Ở các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ từ Ninh Bình đến Quảng Ninh có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão cấp 9-11, giật cấp 12-13; các tỉnh Trung Bộ và phía Đông đồng bằng Bắc Bộ đã có mưa to, lượng mưa phổ biến khoảng 200m và không gây lũ trên các hệ thống sông.
2.1. Năm 2013: Từ đầu năm đến nay đã có 210 người chết và mất tích; 780 người bị thương; 11.584 nhà bị đổ, sập, trôi; 460.772 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái; 121.205 ha diện tích lúa, mạ bị thiệt hại; 157.947 ha hoa màu bị thiệt hại; 82.881 ha cây công nghiệp và cây ăn quả bị thiệt hại; 102.205 ha thủy sản bị mất và 17,593 triệu m3 đất, đá đường giao thông bị sạt lở. Ước tính tổng giá trị thiệt hại về vật chất khoảng 23.071 tỷ đồng (có phụ lục chi tiết kèm theo).
2.2. Năm 2012:
Năm 2012, có 10 cơn bão và 02 ATNĐ hoạt động trên Biển Đông; 11 trận động đất có cường độ từ 3,3 đến 4,7 độ và nhiều đợt dông, lốc xoáy kèm mưa đá.
Thiên tai đã làm 258 người chết và mất tích; 408 người bị thương; 6.292 nhà bị đổ, sập, trôi; 101.756 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái; 408.383 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại; 3.240.069 m3 đất đá bị sạt lở,… Ước tính thiệt hại về vật chất khoảng 16.000 tỷ đồng (Thủ tướng Chính phủ đã có các Quyết định hỗ trợ cho địa phương, Bộ, ngành bị ảnh hưởng bởi thiên tai để cứu đói, khắc phục hậu quả với tổng số tiền là: 1.445,8 tỷ đồng và 6.500 tấn gạo).
Năm 2011, có 7 cơn bão và 7 ATNĐ hoạt động trên Biển Đông; nhiều đợt mưa, lũ lớn tại các tỉnh Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long; có khoảng trên 70 đợt dông, lốc xoáy kèm mưa đá ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Ngoài ra đã xảy ra một số trận động đất ở các tỉnh Cao Bằng, Sơn La.... nhưng với cường độ thấp, không gây thiệt hại.
Thiên tai đã làm 295 người chết và mất tích; 274 người bị thương; 2.170 nhà bị đổ, sập, trôi; 447.694 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái; 350.367 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại; 9.689.559 m3 đất đá bị sạt lở,... Ước tính thiệt hại về vật chất khoảng 12.703 tỷ đồng (Thủ tướng Chính phủ đã có các Quyết định hỗ trợ cho địa phương, Bộ, ngành bị ảnh hưởng bởi thiên tai để cứu đói và khắc phục hậu quả với tổng số tiền là 922 tỷ đồng và 11.600 tấn gạo);
3. Công tác khắc phục hậu quả từ đầu năm đến đầu tháng 11 năm 2013