Công văn 3920/BGDĐT-GDTX năm 2019 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 đối với giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 3920/BGDĐT-GDTX
Ngày ban hành 30/08/2019
Ngày có hiệu lực 30/08/2019
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Hữu Độ
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3920/BGDĐT-GDTX
V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 đối với GDTX

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2019

 

Kính gửi:

- Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố;
- Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu;
- Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng.

Thực hiện Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT ngày 08/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019-2020 của ngành Giáo dục; Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc Ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học đối vi giáo dục mm non, giáo dục ph thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017-2018, Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 đối với giáo dục thường xuyên (GDTX) như sau:

I. NHIỆM VỤ CHUNG

Tập trung đy mạnh các hoạt động hiệu quả của các cơ sở GDTX, ưu tiên kiện toàn hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ), các trung tâm giáo dục ngh nghiệp - GDTX sau sáp nhập; chấn chỉnh các trung tâm ngoại ngữ, tin học (TTNNTH), đào tạo từ xa hoạt động không đúng quy định; rà soát, tiếp tục thực hiện các mục tiêu của Đ án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020 ban hành theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ (Đ án 89); triển khai nhân rộng các mô hình học tập hiệu quả; nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ (XMC); nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với cơ sở GDTX tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài; tăng cường phối hợp, liên kết với các cơ sở giáo dục đại học trong việc hỗ trợ nguồn học liệu mở cho GDTX, thúc đẩy việc học tập suốt đời (HTSĐ) của người lớn.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng và Nhà nước trong thực hiện đổi mới giáo dục và xây dựng xã hội học tập

1.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện hiệu quả Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (XHHT).

1.2. Tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thường xuyên, thiết thực, tạo sự chuyển biến tích cực trong ý thức, thái độ và hành vi của cán bộ, giáo viên, học viên. Chỉ đạo các trung tâm GDTX cấp tỉnh, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - GDTX cấp huyện (sau đây gọi chung là TTGDTX) lồng ghép giáo dục tư tưng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học viên trong các môn học và các hoạt động giáo dục gắn với việc xây dựng môi trường học tập văn minh, an toàn và lành mạnh.

1.3. Đổi mới công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của HTSĐ, xây dựng XHHT; tổ chức thực hiện có hiệu quả Ngày Sách Việt Nam (21/4), Tuần lễ hưởng ứng HTSĐ năm 2019 (từ ngày 01/10/2019 đến ngày 07/10/2019).

1.4. Kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng XHHT ở các cấp; rà soát và đẩy mạnh việc thực hiện các mục tiêu của Đ án 89 và chuẩn bị cho việc đánh giá, tổng kết việc thực hiện Đề án 89 và các đề án thành phần vào năm 2020.

1.5. Đánh giá kết quả triển khai Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 của Bộ GDĐT quy định về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã; tích cực phối hp với Hội Khuyến học t chức đánh giá, công nhận “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” (thôn/bản/ấp/tổ dân phố), “Đơn vị học tập”; tham mưu UBND cấp tỉnh nghiên cứu, lựa chọn và đề xuất các thành phố tham gia “Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO”.

1.6. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình hành động huy động xã hội hóa giáo dục; tăng cường phối hp với các sở, ngành, đoàn thể để triển khai, t chức các hoạt động nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào xây dựng XHHT.

2. Tăng cường thực hiện công tác xóa mù chữ tại các địa phương, chú trọng các vùng đồng bào dân tộc thiểu số

2.1. Tăng cường cán bộ, giáo viên chuyên trách công tác XMC cho các xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, có nhiều đồng bào dân tộc thiu số (DTTS).

2.2. Đẩy mạnh công tác chỉ đạo điều tra, thống kê chính xác số người mù chữ và tái mù chữ, cập nhật thông tin về công tác XMC trên hệ thống thông tin phổ cập giáo dục XMC của Bộ GDĐT đảm bảo đúng quy trình, thời gian quy định. Xây dựng kế hoạch mở lớp XMC đảm bảo tính khả thi, hiệu quả; tích cực vận động người mù chữ tham gia học XMC, vận động người mới biết chữ tham gia học các lp giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (GDTTSKBC) và các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyn giao công nghệ tại TTHTCĐ nhằm củng cố kết quả biết chữ và hạn chế tình trạng tái mù chữ.

2.3. Tham mưu với UBND cấp tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ người dạy và người học XMC từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của địa phương, ưu tiên kinh phí cho công tác điều tra người tái mù chữ trên địa bàn.

2.4. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về đổi mới phương pháp dạy học XMC, về công tác điều tra người mù chữ, tái mù chữ, vận động người đi học XMC, tổ chức lp học và duy trì sĩ số lớp học XMC, GDTTSKBC cho cán bộ, giáo viên trong và ngoài ngành giáo dục, đặc biệt là Bộ đội biên phòng tham gia công tác XMC. Bồi dưỡng tiếng DTTS, văn hóa, phong tục tập quán của các DTTS cho giáo viên và cán bộ làm công tác XMC cho người DTTS.

2.5. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác XMC: tăng cường huy động cán bộ, đoàn viên, hội viên các cơ quan, tổ chức, đoàn th tham gia dạy XMC. Huy động sự hỗ trợ về nhân lực, vật lực và tài lực của các tổ chức (doanh nghiệp, đoàn thể...), cá nhân cho công tác XMC.

3. Đổi mới công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển mạng lưới các cơ sở GDTX

3.1. Đối vi trung tâm GDTX

- Quản lý chặt chẽ, toàn diện hoạt động của TTGDTX; tích cực tham mưu vi UBND tỉnh thực hiện các nội dung tại Công văn số 943/BGDĐT-GDTX của Bộ GDĐT ngày 12/3/20219 về sắp xếp, tổ chức và quản lý hiệu quả TTGDTX; triển khai nghiêm túc nội dung Công văn số 2672/BGDĐT-GDTX ngày 20/6/2019 của Bộ GDĐT về việc tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động tại các TTGDTX; xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ ngay từ đầu năm học và triển khai nghiêm túc kế hoạch nhằm kịp thời chấn chỉnh và xử lý vi phạm, đảm bảo nề nếp, kỷ cương, đúng quy định.

- Tăng cường phối hp với các sở, ban, ngành, tổ chức và cá nhân liên quan tổ chức các lp bồi dưỡng chuyên đề nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phổ biến kiến thức khoa học, kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, giáo dục k năng sống, giáo dục ngoài giờ chính khóa cho học sinh, sinh viên và người lao động.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các hoạt động: giáo dục pháp luật, giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức; giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lưng tiết kiệm và hiệu quả; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu; giáo dục phòng chống ma túy, HIV/AIDS; giáo dục an toàn giao thông; phòng chống bạo lực học đường.

- Tăng cường giao TTGDTX là đầu mối tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, phổ thông và GDTX. Tập trung xây dựng mạng lưới giáo viên cốt cán, huy động giáo viên giỏi từ các trường làm cộng tác viên; đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, đặc biệt là các thiết bị ứng dụng CNTT để tổ chức bồi dưỡng giáo viên đạt hiệu quả.

- Đa dạng hóa các hình thức tư vấn hướng nghiệp: chủ động phối hp với các doanh nghiệp trên địa bàn cung cấp thông tin về dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, cơ hội tìm kiếm việc làm, tổ chức các hoạt động ngày hội tư vấn hướng nghiệp cho người học; chú trọng công tác xây dựng đội ngũ giáo viên, báo cáo viên phụ trách công tác giáo dục hướng nghiệp; bổ sung, cập nhật các nội dung giáo dục hướng nghiệp trong các môn học và hoạt động giáo dục nhằm thực hiện hiệu quả Quyết định 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục ph thông giai đoạn 2018-2025”.

- Khuyến khích các TTGDTX đưa nội dung giáo dục khởi nghiệp vào giảng dạy nhằm giúp thanh niên, học sinh, sinh viên và người lao động nhận thức đúng đắn về khởi nghiệp, khơi dậy tinh thần tự thân lập nghiệp, tự tạo việc làm, tự chủ, sáng tạo trong việc lựa chọn nghề nghiệp; đồng thời cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần có để khởi nghiệp.

3.2. Đối vi trung tâm học tập cộng đồng

- Chỉ đạo phòng GDĐT thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

[...]