Công văn 3786/BKHĐT-TH năm 2015 về khung hướng dẫn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Số hiệu 3786/BKHĐT-TH
Ngày ban hành 15/06/2015
Ngày có hiệu lực 15/06/2015
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Người ký Bùi Quang Vinh
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3786/BKHĐT-TH
V/v khung hướng dẫn KH PTKTXH năm 2016

Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2015

 

Kính gửi:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Hợp tác xã;
- Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

 

Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về xây dng kế hoạch phát triển kinh tế - hội và dự toán ngân ch nhà nước năm 2016, B Kế hoch Đu gửi đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trc thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, tnh phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (dưới đây gọi tắt là các bộ, ngành trung ương và địa phương) Khung hưng dn xây dựng Kế hoạch phát trin kinh tế - xã hội năm 2016.

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ ƯỚC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2015

Căn cứ các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ra các quyết đnh giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước kế hoạch vốn đu tư nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm các chương trình mục tiêu quốc gia), vốn trái phiếu Chính phủ năm 2015[1].

Đồng thời với việc giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015.

Dưới đây là đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, dự báo khả năng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và một số giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện trong 6 tháng cuối năm:

I. VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2015

Trong 6 tháng đầu năm 2015, dưới sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và toàn dân trong việc triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 và Nghị quyết các phiên họp thường kỳ của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm 2015 tiếp tục đà phục hồi, có nhiều chuyển biến và đạt được những kết quả tích cực. Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 6,11%; hầu hết các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế đều có cải thiện. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức thấp. Dư nợ tín dụng tiếp tục tăng với lãi suất ổn định, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động thêm nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh. Giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi và thu hút vốn FDI đạt khá. Công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đà tăng trưởng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiếp tục tăng cao về lượng, cho thấy các tín hiệu tích cực về sự phục hồi sức mua và tổng cầu. Hoạt động phát triển doanh nghiệp có chuyển biến; số doanh nghiệp thành lập mới tăng, trong khi số doanh nghiệp gặp khó khăn, tạm ngừng hoạt động và giải thể đều giảm so với cùng kỳ. An sinh xã hội được bảo đảm; an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững; công tác bảo đảm an toàn giao thông tiếp tục đạt nhiều kết quả khả quan.

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: tốc độ tăng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước giảm so với cùng kỳ; nhập siêu có xu hướng tăng; khách quốc tế đến Việt Nam giảm; tiêu thụ một số mặt hàng nông sản gặp khó khăn. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của doanh nghiệp còn hạn chế. Diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là tình hình khô hạn kéo dài ở miền Trung và Tây Nguyên đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Đời sống nhân dân ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các vùng bị thiên tai, hạn hán còn nhiều khó khăn.

Dưới đây là tình hình cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2015:

1. Về ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát:

a) Về giá cả và kim soát lạm phát

Trong 6 tháng đầu năm, với việc thực hin mạnh mẽ các bin pháp thúc đẩy đầu tư và sản xuất kinh doanh, cùng với việc thực hin và phối hợp chặt chẽ các chính sách tài chính, tiền tệ, lạm phát tiếp tục đưc kim soát mức thp, điều kiện quan trọng để ổn định kinh tế mô, phát triển bền vng nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2015 tăng 0,3-0,4% so vi tháng 5/2015 tăng 0,5-0,6% so với tháng 12/2014. Chỉ số giá tiêu ng bình quân 6 tháng đầu năm tăng khoảng 0,84-0,86% so với cùng k năm trước.

Cùng vi việc kiểm soát lạm phát mc thp, đã từng c điu chnh giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý giá theo chế thị trường, như: đin, xăng du,...

b) Về tin tệ, tín dụng

Tổng phương tiện thanh toán đến 20/5/2015 tăng 3,64% so với tháng 12 năm 2014 (cùng k năm 2014 tăng 4,88%). Tổng số tin gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến 20/5/2015 tăng 2,94% so với cuối năm 2014 (cùng kỳ năm 2014 tăng 3,79%). Tín dụng đối với nn kinh tế tăng 4,26% so với tháng 12 năm 2014 (cùng kỳ năm 2014 tăng 1,11%).

Lãi suất huy động tiền VND có xu hướng giảm nhẹ so vi đầu năm. Lãi suất cho vay bằng VND tiếp tục ổn định. Mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khu, doanh nghiệp nhỏ va, công nghip h trợ, doanh nghip ứng dụng công nghệ cao) mc 6-7%/năm đối với ngn hn, các ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục áp dụng lãi sut cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9-10%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 7-9%/năm đối vi ngn hn; 9,3-10,5%/năm đối với trung dài hạn. Lãi suất cho vay USD phổ biến mức 3-6,7%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngn hạn phổ biến ở mức 3-5,5%/năm, 5,5-6,7%/năm đối với trung và dài hn.

Cân đối cung cầu ngoi tệ đảm bảo. Trong Quý I, cán cân thanh toán tổng thể vẫn đạt thng khoảng trên 2,6 tỷ USD do nguồn kiều hối, vốn đầu tư trực tiếp và giải ngân vốn ODA tiếp tục được duy trì để bù đắp cho phần thâm hụt của cán cân vãng lai (thâm hụt khoảng trên 1,1 tỷ USD).

c) Về thu chi ngân sách nhà nước

Thu ngân sách nhà nưc 6 tháng đầu năm 2015 ưc đạt 454.770 tỷ đồng, bằng 50% dự toán năm trong đó thu nội đa đạt 332.000 t đồng, bằng 52% dự toán, thu dầu t đạt 38.200 t đồng, bng 41% dự toán, thu xuất nhp khu đạt 83.000 tỷ đồng, đt 47,2% dự toán.

Tổng chi ngân sách nhà nước 6 tháng ước đạt 560.000 tỷ đồng, bng 48,8% dự toán.

d) Về đầu tư phát triển

Trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng vốn đầu toàn hội ước thực hin đạt khong 558,3 nghìn tỷ đồng. Trong đó:

- Vốn đu tư phát trin từ ngân sách nhà nước ước đạt 93,2 nghìn tỷ đồng, bng 47,8% kế hoạch năm.

- Vốn trái phiếu Chính phủ ước đạt 26,6 nghìn t đồng, bằng 31,3% kế hoạch năm.

- Vốn tín dụng đu tư phát trin của Nhà nước ước đạt 26,1 nghìn tỷ đồng, bng 43,5% kế hoạch năm.

[...]