Công văn 3703/TCT-CS về chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu 3703/TCT-CS
Ngày ban hành 23/10/2012
Ngày có hiệu lực 23/10/2012
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Thuế
Người ký Cao Anh Tuấn
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3703/TCT-CS
V/v chính sách thuế

Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2012

 

Kính gửi: Cục Thuế Tỉnh Thái Bình.

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 1283/CT-TTr1 ngày 2/7/2012 và công văn số 1999/CT-TTr1 ngày 9/10/2012 của Cục thuế Thái Bình về việc xác định nghĩa vụ thuế trong việc chuyển nhượng vốn. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

- Về thuế TNDN:

+ Tại Điểm 1.1 và Điểm 1.3 Khoản 1 Phần E Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN quy định:

“1. Thu nhập thuộc diện nộp thuế

1.1. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác (bao gồm cả trường hợp bán toàn bộ doanh nghiệp).

1.3. Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán thực hiện kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Phần E Thông tư này”.

+ Tại Điểm 2.1 Khoản 2 Phần E Thông tư số 130/2008/TT-BTC nêu trên quy định:

“2.1. Thu nhập tính thuế:

Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc cơ quan thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường, cơ quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá chuyển nhượng. Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa vào tài liệu điều tra của cơ quan hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác ở cùng thời gian, cùng tổ chức kinh tế hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự”.

- Về thuế GTGT:

+ Tại điểm 8c Mục II phần A Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn các khoản thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT:

“Chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh, chuyển nhượng chứng khoán và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật”.

+ Tại điểm 2.1 mục IV phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC nêu trên hướng dẫn:

“2.1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT; bán cho đối tượng được miễn thuế GTGT; bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ phải sử dụng hóa đơn GTGT. Trên hóa đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ. Trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn thuế GTGT, hóa đơn ghi rõ là hàng hóa không chịu thuế GTGT hoặc hàng hóa bán cho đối tượng được miễn thuế GTGT”.

- Về thuế TNCN:

+ Tại Điểm 4.1 Khoản 4 Mục II Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNCN quy định:

“4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

4.1. Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp trong các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần, các hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, tổ chức kinh tế, tổ chức khác”.

+ Tại Điểm 2.1 Khoản 2 Mục II Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC nêu trên quy định:

“2.1. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập tính thuế và thuế suất

Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật”.

+ Tại Điểm 2.6 Khoản 2 Mục II Phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC nêu trên quy định:

“2.6. Khai thuế đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn

Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn (trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán) có trách nhiệm khai thuế và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế theo quy định”.

[...]